Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình công tác kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN), tình hình thu chi và kết quả hoạt động sự nghiệp phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát các

khoản chi, quản lý tài sản, tổng hợp phân tích đánh giá, các hoạt động của đơn vị. Như vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và những đối tượng bên ngoài có liên quan đến lợi ích của đơn vị. Chính vì thế, theo tác giả tổ chức lập báo cáo kế toán được đầy đủ, kịp thời, theo đúng yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình được đúng đắn, góp phần đem lại hiệu quả cao trong quản lý.

Như vậy theo tác giả tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các nội dung chính sau:

Thứ nhất, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài đơn vị.

Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh số liệu ở mức độ tổng hợp, lập theo định kỳ và cung cấp thông tin không chỉ cho quản lý của đơn vị mà còn cho các đối tượng ở bên ngoài đơn vị có liên quan đến, các báo cáo này thường là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quản lý và ban hành theo các biểu mẫu thống nhất.

Báo cáo tài chính của đơn vị SNCL được lập vào cuối quý, cuối năm và nộp cho cơ quan chủ quản, chậm nhất là 25 ngày (đối với báo cáo tài chính quý) sau khi khi kết thúc quý và sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh lý và quyết toán theo quy định của Pháp luật (đối với báo cáo tài chính năm).

Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các số liệu của báo cáo tài chính.

Ngoài ra các đơn vị SNCL phải thực hiện công khai báo cáo tài chính theo một trong các hình thức sau, phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản, niêm yết, các hình thức khác theo quy định của Pháp luật.

Thứ hai, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị.

Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động nội bộ của đơn vị phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo từng mặt cụ thể theo yêu cầu quản lý của đơn vị trong việc lập dự toán, kiểm tra điều hành và ra quyết định, ngoài ra còn giúp nhà quản lý đánh giá hoạt động tình hình tài chính của đơn vị từ đó có thể đưa ra các giải pháp, các quyết định trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, hiệu quả.

Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình hạch toán kế toán với nhu cầu thông tin về mọi mặt của quản lý. Số liệu trên báo cáo phải trung thực, khách quan và được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán sau khi đã khóa sổ. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trong các đơn vị SNCL có tác dụng phản ánh tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả từng hoạt động sự nghiệp trong kỳ kế toán phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị. Giúp cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét, nắm bắt được tình hình chấp hành ngân sách và xét duyệt chi sự nghiệp của đơn vị trong năm báo cáo.

Để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời thì các báo cáo tài chính của các đơn vị phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn (quý, năm) và đầy đủ các báo cáo đến từng nơi nhận báo cáo đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động chuyên môn của đơn vị).

Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp dưới và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc.

Hiện nay, các đơn vị SNCL đều phải lập báo cáo kế toán theo mẫu biểu đã được quy định của chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 và thông tư số 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tóm lại, việc lập báo cáo kế toán cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Nội dung cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị, nội dung chỉ tiêu trong báo cáo phải rõ ràng, thuận tiện, dễ đọc dễ hiểu.

Các chỉ tiêu, số lượng, giá trị phải nhất quán.

Căn cứ xác định các số liệu phải rõ ràng, thông tin đáng tin cậy. Các báo cáo phải lập đúng thời hạn, mới phát huy được hiệu quả.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải Dương thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh.

b) Điều kiện dân cư lao động.

Dân cư - lao động

Năm 2017, dân số Bắc Ninh là 1.214.000 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 270.987 người, chiếm 35,0% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 853.485 người, chiếm 65,0%. Những năm gần trở về đây, tỉnh Bắc Ninh được trú trọng đầu tư vào phát triển hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các khu công nghiệp được hình thành như khu công nghiệp Quế Võ, Từ Sơn, Yên Phong…thu hút một lượng lớn người lao động từ trên khắp cả nước dẫn đến mật độ dân cư tăng rất nhanh (Trịnh Hữu Hùng, 2018).

3.2.TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH BẮC NINH 3.2.1 Đặc điểm hoạt động 3.2.1 Đặc điểm hoạt động

Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh được thành lập ngày 16 tháng 05 năm 2014 theo Quyết định số 158/QĐ - UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Ninh. Bệnh viện trụ sở tại địa chỉ; đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Tel: 0222.3895.969.

Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập hạng II (hai) trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản và nhi cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các khu vực lân cận, chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến dưới và đạo tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ sản và nhi cho địa phương.

Trải qua quá trình hình thành, phát triển và đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh không ngừng nâng cao về số lượng, tăng cường chuyên môn thông qua các khóa đào tạo các chuyên khoa sâu, tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh, thường xuyên cập nhật, thực hiện hầu hết những kỹ thuật sản nhi khoa tiên tiến, hiện đại.

 Ngoài ra bệnh viện chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến dưới là các trung tâm y tế và trạm xá, có chức năng khám và chữa bệnh về phụ sản - nhi cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh, với cơ cấu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về số lượng: Tổng số cán bộ viên chức (CBVC) và hợp đồng 68 là 389 trong đó viên chức 329 người, hợp đồng 68/2000/NĐ-CP: 60 người (nhân viên bảo vệ, tạp vụ, sửa chữa, lái xe…) số lượng chức danh thể hiện dưới bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thống kê viên chức Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh

Stt Chức danh Số lượng (người)

1 Bác sỹ 96

2 Dược sỹ 07

3 Điều dưỡng 100

4 Hộ sinh 56

5 Kỹ thuật viên 23

6 Quản lý kinh tế, kế toán 29

7 Đại học khác 01

8 Cán bộ khác 01

Nguồn: Báo cáo tổ chức cán bộ năm 2017, Phòng TCCB - Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh

3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện

- Cơ cấu tổ chức bộ máy ban giám đốc và khoa phòng như sau:

 Ban giám đốc: Giám đốc và 04 phó giám đốc (PGĐ)

Giám đốc điều hành công việc chung của toàn đơn vị, bên dưới giám đốc gồm có 04 phó giám đốc, mỗi phó giám đốc sẽ phụ trách một mảng công việc như sơ đồ 3.1 và 3.2.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức ban giám đốc đơn vị

GIÁM ĐỐC PGĐ (ngoại) PGĐ (sản) PGĐ (nhi) PGĐ (tckt)

Các phòng chức năng: 07 phòng

1. Tổ chức cán bộ (TCCB) 2. Kế hoạch tổng hợp (KHTH) 3. Công nghệ thông tin (CNTT) 4. Tài chính kế toán (TCKT) 5. Điều dưỡng

6. Hành chính quản trị (HCQT) 7. Vật tư

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy các phòng chức năng

Các khoa lâm sàng: 06 khoa

1. Khoa khám bệnh - cấp cứu ban đầu 2. Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức 3. Khoa sản gồm các đơn nguyên

 Sản thường  Sản bệnh

4. Khoa phụ gồm các đơn nguyên  Phụ nội  Phụ ngoại BAN GIÁM ĐỐC Phòng TCCB Phòng KHTH Phòng CNTT Phòng TCKT Phòng Điều Dưỡng Phòng HCQT Phòng Vật tư

5. Khoa nội Nhi gồm các đơn nguyên  Hồi sức tích cực nhi  Sơ sinh

 Nội nhi hô hấp  Nội nhi truyền nhiễm

6. Khoa ngoại - liên chuyên khoa gồm 02 đơn nguyên  Ngoại nhi

 Liên chuyên khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoa cận lâm sàng: 02 khoa

7. Xét nghiệm trung tâm: bao gồm huyết học truyền máu, vi sinh, sinh hóa, giải phẫu bệnh tế bào, thăm dò chức năng.

8. Chẩn đoán hình ảnh

Các khoa hậu cần, phụ trợ: 02 khoa

9. Dược

10.Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Tỷ lệ cơ cấu cán bộ làm việc tại các khu vực như sau:

 Lâm sàng: 67,0%

 Cận lâm sàng và dược: 15,0%

 Quản lý, hành chính: 18,0% - Cơ cấu chuyên môn:

 Bác sỹ/chức danh chuyên môn y tế khác (ĐD, HS, KTV) : 1/1,86.

 Cơ cấu lao động: Đảm bảo theo chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm, đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

- Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng ở các khoa lâm sàng: 1/1,85.

- Bệnh viện vẫn đang điều chỉnh, bố trí hợp lý tỷ lệ cán bộ giữa các khu vực (lâm sàng, cận lâm sàng, quản lý hành chính) để phục vụ tốt nhất công tác chuyên môn.

Bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Ban giám đốc của bệnh viện gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc. Đứng đầu là

giám đốc, bốn phó giám đốc mỗi người phụ trách một mảng chuyên về kỹ thuật chuyên môn.

Chịu sự quản lý của giám đốc và các phó giám đốc, đồng thời trực tiếp tham gia tác nghiệp là các khoa chuyên môn và phòng ban của bệnh viện.

Đứng đầu các khoa, phòng là các trưởng khoa, trưởng phòng. Trưởng khoa, trưởng phòng của bệnh viện có trách nhiệm kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong khoa, phòng mình. Mỗi khoa có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó, phòng tài chính - kế toán là một bộ phận quan trọng mà đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán, thống kê của bệnh viện tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán theo chế độ quy định phục vụ nhu cầu quản lý.

3.2.3. Tổ chức quản lý tài chính tại bệnh viện

Cơ sở để Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh tổ chức công tác kế toán là các văn bản pháp luật về kế toán và các quy định về ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, thuế có liên quan gồm có:

 Luật NSNN số 01/2002/QH ngày 06/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996.

 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2006.

 Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính quy định về chế độ kế toán đơn vị HCSN.

 Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

 Các văn bản pháp luật có liên quan.

Thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ – CP thay thế nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Qua khảo sát tại đơn vị cho thấy nghị định

16/2015/NĐ - CP đã tạo điệu kiện cho bệnh viện chủ động triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của Pháp luật. Đồng thời cho phép đơn vị chủ động xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Nguồn tài chính

Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh là đơn vị SNCL có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chịu sự lãnh đạo về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Sở y tế. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện và thực hiện công khai tài chính theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại bệnh viện thể hiện qua một số nội dung như sau:

- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập

Tiền lương (lương chính): Mức lương ngạch bậc, phụ cấp thực hiện theo Nghị định 47/2017/CP ngày 24/04/2017 của Chính phủ.

Tiền công (đối với lao động hợp động ngắn hạn): Mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động với giám đốc đơn vị được ghi trên hợp đồng.

Tiền phụ cấp: Nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, riêng phụ cấp thủ thuật, phẫu thuật áp dụng theo thỏa thuận trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức – người lao động. Hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện có trách nhiệm xem xét đề nghị danh sách các đối tượng cụ thể được hưởng tiền phụ cấp phẫu thuật theo các mức do giám đốc bệnh viện phê duyệt.

- Chế độ thanh toán phép (theo thông tư 141/2011/TT-BCT ngày 20/10/2011). Phép năm nào thực hiện theo năm đó, trừ trường hợp theo yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 34)