Tổng quan về bệnh viện sản nhi tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 38)

3.2.1 Đặc điểm hoạt động

Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh được thành lập ngày 16 tháng 05 năm 2014 theo Quyết định số 158/QĐ - UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Ninh. Bệnh viện trụ sở tại địa chỉ; đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Tel: 0222.3895.969.

Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập hạng II (hai) trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản và nhi cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các khu vực lân cận, chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến dưới và đạo tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ sản và nhi cho địa phương.

Trải qua quá trình hình thành, phát triển và đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh không ngừng nâng cao về số lượng, tăng cường chuyên môn thông qua các khóa đào tạo các chuyên khoa sâu, tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh, thường xuyên cập nhật, thực hiện hầu hết những kỹ thuật sản nhi khoa tiên tiến, hiện đại.

 Ngoài ra bệnh viện chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến dưới là các trung tâm y tế và trạm xá, có chức năng khám và chữa bệnh về phụ sản - nhi cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh, với cơ cấu:

 Về số lượng: Tổng số cán bộ viên chức (CBVC) và hợp đồng 68 là 389 trong đó viên chức 329 người, hợp đồng 68/2000/NĐ-CP: 60 người (nhân viên bảo vệ, tạp vụ, sửa chữa, lái xe…) số lượng chức danh thể hiện dưới bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thống kê viên chức Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh

Stt Chức danh Số lượng (người)

1 Bác sỹ 96

2 Dược sỹ 07

3 Điều dưỡng 100

4 Hộ sinh 56

5 Kỹ thuật viên 23

6 Quản lý kinh tế, kế toán 29

7 Đại học khác 01

8 Cán bộ khác 01

Nguồn: Báo cáo tổ chức cán bộ năm 2017, Phòng TCCB - Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh

3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện

- Cơ cấu tổ chức bộ máy ban giám đốc và khoa phòng như sau:

 Ban giám đốc: Giám đốc và 04 phó giám đốc (PGĐ)

Giám đốc điều hành công việc chung của toàn đơn vị, bên dưới giám đốc gồm có 04 phó giám đốc, mỗi phó giám đốc sẽ phụ trách một mảng công việc như sơ đồ 3.1 và 3.2.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức ban giám đốc đơn vị

GIÁM ĐỐC PGĐ (ngoại) PGĐ (sản) PGĐ (nhi) PGĐ (tckt)

Các phòng chức năng: 07 phòng

1. Tổ chức cán bộ (TCCB) 2. Kế hoạch tổng hợp (KHTH) 3. Công nghệ thông tin (CNTT) 4. Tài chính kế toán (TCKT) 5. Điều dưỡng

6. Hành chính quản trị (HCQT) 7. Vật tư

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy các phòng chức năng

Các khoa lâm sàng: 06 khoa

1. Khoa khám bệnh - cấp cứu ban đầu 2. Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức 3. Khoa sản gồm các đơn nguyên

 Sản thường  Sản bệnh

4. Khoa phụ gồm các đơn nguyên  Phụ nội  Phụ ngoại BAN GIÁM ĐỐC Phòng TCCB Phòng KHTH Phòng CNTT Phòng TCKT Phòng Điều Dưỡng Phòng HCQT Phòng Vật tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Khoa nội Nhi gồm các đơn nguyên  Hồi sức tích cực nhi  Sơ sinh

 Nội nhi hô hấp  Nội nhi truyền nhiễm

6. Khoa ngoại - liên chuyên khoa gồm 02 đơn nguyên  Ngoại nhi

 Liên chuyên khoa

Các khoa cận lâm sàng: 02 khoa

7. Xét nghiệm trung tâm: bao gồm huyết học truyền máu, vi sinh, sinh hóa, giải phẫu bệnh tế bào, thăm dò chức năng.

8. Chẩn đoán hình ảnh

Các khoa hậu cần, phụ trợ: 02 khoa

9. Dược

10.Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Tỷ lệ cơ cấu cán bộ làm việc tại các khu vực như sau:

 Lâm sàng: 67,0%

 Cận lâm sàng và dược: 15,0%

 Quản lý, hành chính: 18,0% - Cơ cấu chuyên môn:

 Bác sỹ/chức danh chuyên môn y tế khác (ĐD, HS, KTV) : 1/1,86.

 Cơ cấu lao động: Đảm bảo theo chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm, đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

- Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng ở các khoa lâm sàng: 1/1,85.

- Bệnh viện vẫn đang điều chỉnh, bố trí hợp lý tỷ lệ cán bộ giữa các khu vực (lâm sàng, cận lâm sàng, quản lý hành chính) để phục vụ tốt nhất công tác chuyên môn.

Bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Ban giám đốc của bệnh viện gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc. Đứng đầu là

giám đốc, bốn phó giám đốc mỗi người phụ trách một mảng chuyên về kỹ thuật chuyên môn.

Chịu sự quản lý của giám đốc và các phó giám đốc, đồng thời trực tiếp tham gia tác nghiệp là các khoa chuyên môn và phòng ban của bệnh viện.

Đứng đầu các khoa, phòng là các trưởng khoa, trưởng phòng. Trưởng khoa, trưởng phòng của bệnh viện có trách nhiệm kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong khoa, phòng mình. Mỗi khoa có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó, phòng tài chính - kế toán là một bộ phận quan trọng mà đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán, thống kê của bệnh viện tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán theo chế độ quy định phục vụ nhu cầu quản lý.

3.2.3. Tổ chức quản lý tài chính tại bệnh viện

Cơ sở để Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh tổ chức công tác kế toán là các văn bản pháp luật về kế toán và các quy định về ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, thuế có liên quan gồm có:

 Luật NSNN số 01/2002/QH ngày 06/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996.

 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2006.

 Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính quy định về chế độ kế toán đơn vị HCSN.

 Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

 Các văn bản pháp luật có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ – CP thay thế nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Qua khảo sát tại đơn vị cho thấy nghị định

16/2015/NĐ - CP đã tạo điệu kiện cho bệnh viện chủ động triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của Pháp luật. Đồng thời cho phép đơn vị chủ động xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Nguồn tài chính

Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh là đơn vị SNCL có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chịu sự lãnh đạo về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Sở y tế. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện và thực hiện công khai tài chính theo quy định.

Cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại bệnh viện thể hiện qua một số nội dung như sau:

- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập

Tiền lương (lương chính): Mức lương ngạch bậc, phụ cấp thực hiện theo Nghị định 47/2017/CP ngày 24/04/2017 của Chính phủ.

Tiền công (đối với lao động hợp động ngắn hạn): Mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động với giám đốc đơn vị được ghi trên hợp đồng.

Tiền phụ cấp: Nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, riêng phụ cấp thủ thuật, phẫu thuật áp dụng theo thỏa thuận trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức – người lao động. Hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện có trách nhiệm xem xét đề nghị danh sách các đối tượng cụ thể được hưởng tiền phụ cấp phẫu thuật theo các mức do giám đốc bệnh viện phê duyệt.

- Chế độ thanh toán phép (theo thông tư 141/2011/TT-BCT ngày 20/10/2011). Phép năm nào thực hiện theo năm đó, trừ trường hợp theo yêu cầu công tác, giám đốc có thể quyết định cho nghỉ phép sang năm sau.

- Lương tăng thêm: Căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của bệnh viện mà trích thu nhập tăng thêm, nhưng không được quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm (lương chính). Phương thức xác định thu nhập tăng thêm tại đơn vị.

- Phân loại thi đua hàng tháng đánh giá xếp hạng theo A, B, C, D (loại A; hưởng 100% lương tăng thêm, loại B; hưởng 80% lương tăng thêm, loại C; hưởng 60% lương tăng thêm, loại D hưởng 40% lương tăng thêm), áp dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chi các khoản khác phát sinh theo phê duyệt của giám đốc - sử dụng kết quả tài chính trong năm.

- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có) phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên, còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị. Mức trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi gồm:

+ Trích quỹ đầu tư phát triển: 30 - 35% chênh lệch thu chi.

+ Trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi: Tối đa không quá 2 tháng lương tăng thêm bình quân/năm.

+ Trích dự phòng ổn định thu nhập.

+ Trích chi cho bộ phận gián tiếp (bằng mức phụ cấp phẫu thuật của các bác sỹ, hộ lý các khoản cận lâm sàng).

3.2.4. Nguồn thu tại bệnh viện

Hiện nay, hoạt động của bệnh viện được dựa trên các nguồn tài chính: Ngân sách nhà nước, thu viện phí và bảo hiểm y tế, các khoản viện trợ và các nguồn thu khác.

Nguồn NSNN cấp

Từ khi hoạt động tháng 7 năm 2015 đến nay, Bệnh viện là địa chỉ tin cậy của người dân trong tỉnh về khám chữa bệnh chuyên khoa phụ sản và nhi, lượt tới khám chữa bệnh mỗi năm đều tăng, do đó nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế (BHYT) cũng đồng thời tăng lên. Thực tế đó kéo theo nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện giảm qua các năm (chuyển dần về cơ chế tự chủ tài chính, không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước).

Tổng số kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện Sản nhi qua các năm giảm dần, năm 2015 từ 19.449,6 triệu đồng năm 2016 giảm còn về 12.202,0 triệu đồng và năm 2017 là 5.024,0 triệu đồng được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nguồn thu giai đoạn năm 2015 - 2017 Nguồn thu 2015 2016 2017 (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) NSNN 19.449,6 45,33 12.202,0 11,85 5.024,0 3,23 Viện phí, BHXH 23.290,0 54,29 89.976,0 87,4 149.667,0 96,5 Thu khác 163,5 0,38 770,0 0,75 418,02 0,27 Cộng 42.903,1 100,0 102.948,0 100,0 155.109,02 100,0 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo quyết toán Sở Y tế Thực tế tại bệnh viện, nguồn kinh phí NSNN cấp chủ yếu dùng cho hoạt động chi cho con người (chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng nguồn kinh phí). Do đó, khoản thiếu hụt còn lại bệnh viện phải tự trang trải từ các nguồn kinh phí khác, chủ yếu là từ nguồn thu viện phí và BHYT.

Nguồn thu viện phí và BHYT được Bộ Tài chính quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính - kế toán của bệnh viện. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu tài trợ cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Theo số liệu trên, nguồn thu từ viện phí và BHYT của bệnh Sản nhi tăng mạnh từ 23.290,0 triệu đồng vào năm 2015 đến 89.976,0 triệu đồng vào năm 2016 và đến 149.667,0 triệu đồng năm 2017 yếu tố cơ bản là do đơn vị là bệnh viện chuyên khoa sản nhi duy nhất của tỉnh, hơn nữa, những năm qua nhờ có sự nỗ lực của đội ngũ y bác sỹ nên chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng cao, thu hút số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngày một đông hơn, kèm theo giá dịch vụ y tế tăng.

Như vậy nguồn tài chính từ BHYT đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc bà bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhờ đó mà bệnh viện có điều kiện để củng cố, đầu tư cơ sở vật chất. Đồng thời quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng.

Bên cạnh nguồn kinh phí do NSNN cấp, nguồn viện phí và BHYT, bệnh viện còn phát triển các nguồn thu khác thông qua hoạt động cho thuê mặt bằng

nhà thuốc, nhà xe và căng tin của bệnh viện. Các nguồn thu này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng không ngừng gia tăng trong những năm qua, góp phần bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa y tế và tăng cường quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị bệnh viện như hiện nay, những nguồn thu này sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Do đó, để tranh thủ tận dụng và tăng cường khai thác các nguồn thu, cần hoàn thiện công tác kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý các khoản thu một cách hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Các khoản chi tại bệnh viện

Bảng 3.3 thực tế phản ánh tình hình nội dung và tỷ trọng các khoản chi tại bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh giai đoạn năm 2015 - 2017 từ các nguồn tài chính chủ yếu của đơn vị.

Bảng 3.3. Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn kinh phí viện phí

Khoản chi 2015 2016 2017 (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) Chi thường xuyên 27.380,8 77,02 83.890,3 93,93 119.637,2 98,5 Chi không thường xuyên 8.169,6 22,98 5.412,0 6,07 1.806,0 1,5 Tổng 35.550,4 100,0 89.302,3 100,0 121.443,2 100,0 Tính toán của tác giả dựa trên số liệu báo cáo quyết toán Sở Y tế Khoản chi thường xuyên các năm tăng dần, năm 2015 là 27.380,8 triệu đồng chiếm 77,02%, năm 2016 là 83.890,3 triệu đồng chiếm 93,93%, năm 2017 là 119.637,2 triệu đồng chiếm 98,5%.

Chi không thường xuyên như mua sắm sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ) khoản chi này chiếm tỷ trọng thấp giảm dần qua các năm, năm 2015 là 8.169,6 triệu đồng chiếm 22,98%, năm 2016 là 5.412,0 triệu đồng chiếm 6,07% và năm 2017 là 1.806,0 triệu đồng chiếm 1,5% vì những năm gần đây, tại bệnh viện máy móc trang thiết bị và cơ sở vật chất mới đã được trang bị đáp ứng nhu cầu đơn vị, bệnh viện đã có một phần hệ thống xử lý chất thải.

Các khoản chi khác chủ yếu là chi tiếp khách và khoản chi phí này luôn được tiết kiệm tối đa.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

- Thu thập từ các báo cáo về công tác kế toán tổng hợp, thuốc, vật tư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 38)