Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

Căn cứ vào hệ thống tài khoản được quy định tại chế độ kế toán HCSN ban hành theo quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 bệnh viện xây dựng hệ thống tài khoản cho đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, bệnh viện xác định số lượng tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 mà đơn vị mình sẽ sử dụng.

Hiện tại bệnh viện đang sử dụng 23 tài khoản cấp 1 trong bảng cân đối tài khoản và 3 tài khoản ngoài bảng cân đối. Trên cơ sở xác định các tài khoản cấp 1, đơn vị đã tổ chức chi tiết các tài khoản cấp 2, cấp 3 cho một số tài khoản chính sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và ghi sổ kế toán cụ thể bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán tại bệnh viện

(Theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 107/2017/TT-BTC)

Loại tài khoản Thực trạng Hệ thống TK tại đơn vị các tài khoản chi tiết 1. Tiền và vật tư + TK 111 đơn vị chỉ mở TK 1111 - Tiền mặt tại két

+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Đơn vị mở 2 tài khoản chi tiết

TK 1121.01 tiền gửi tại ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) TK 1121.03 tiền gửi tại kho bạc tỉnh Bắc Ninh

+ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu tài khoản này được chi tiết cho từng loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, máu...

+ TK 153 - Công cụ dụng cụ, tài khoản này được chi tiết cho từng loại xe đẩy, xe tiêm…

2. TSCĐ + TK 211.1 - Nhà cửa

+ TK 211.2 - Máy móc, thiết bị + TK 211.3 - Phương tiện vận tải + TK 211.4 - Thiết bị, dụng cụ quản lý + TK 211.5 - Cây lâu năm

+ TK 214.1 - Hao mòn TSCĐ hữu hình + TK 214.2 - Hao mòn TSCĐ vô hình

3. Thanh toán

+ TK 311.1 - Các khoản phải thu khách hàng + TK 311.8 - Phải thu khác

+ TK 331.1 - Phải trả người cung cấp + TK 331.8 - Phải trả khác

+ TK 332.1 - BHXH + TK 332.2 - BHYT + TK 332.3 - KPCĐ

+ TK 332.4 - Bảo hiểm thất nghiệp + TK 333.11 - Thuế GTGT đầu ra + TK 333.5 - Thuế thu nhập cá nhân

4. Nguồn kinh phí và các quỹ

+ TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động - TK 461.1 năm trước

TK 461.11 - Nguồn kinh phí thường xuyên TK 461.12 - Nguồn kinh phí không thường xuyên

- TK 461.2 năm nay

TK 461.21 - Nguồn kinh phí thường xuyên TK 461.22 - Nguồn kinh phí không thường xuyên

5. Các khoản thu

+ TK 511.8 - Các khoản thu khác

+ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

6. Các khoản chi + TK 631.2 - Chi phí quản lý + TK 661 - Chi hoạt động

- TK 661.1 năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 661.11 - Chi thường xuyên TK 661.12 - Chi không thường xuyên

- TK 661.2 năm nay

TK 661.21 - Chi thường xuyên TK 661.22 - Chi không thường xuyên

7. TK Loại 0 + TK 004 - Chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên + TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng

+ TK 008 - Dự toán chi hoạt động

TK 008.1 - Dự toán chi thường xuyên TK 008.2 - Dự toán chi không thường xuyên

Tổng hợp ý kiến khảo sát nhân viên phòng tài chính kế toán, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh (phụ lục số 01) qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát nhân viên kế toán về hệ thống tài khoản

Đơn vị tính: (%)

Nội dung Ý kiến

Không Tổng 1. TK 152 có sử dụng để theo dõi chi tiết? 100 100 2. TK 214 có sử dụng để theo dõi chi tiết? 100 100 Nhận xét:

Loại 1: Tiền và vật tư

Kế toán đã sử dụng tài khoản theo dõi và hạch toán phù hợp, bên cạnh đó với các loại vật tư, đặc thù ở Bệnh viện Sản nhi đó là thuốc, như đã trình bày ở nội dung tổ chức hệ thống chứng từ, bộ phận dược chịu trách nhiệm theo dõi cả về mặt số lượng và chất lượng, và bộ phận kế toán chỉ hạch toán trên cơ sở số liệu cung cấp từ các chứng từ gốc và báo cáo định kỳ của khoa dược. Vì vậy, nói cụ thể hơn, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” chỉ mở hai tài khoản cấp 2 là TK152.1 “vật tư thuốc” và TK152.2 “văn phòng phẩm”.

Loại 2: TSCĐ

Thực tế tại đơn vị, xuất phát từ nguyên nhân không thể tách biệt TSCĐ dùng chung cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ nên giá trị hao mòn của TSCĐ cũng không được theo dõi trên tài khoản chi tiết, từ đó TK 214 “Hao mòn TSCĐ” hiện tại chưa được thiết kế tài khoản chi tiết theo dõi phù hợp.

Loại 4: Nguồn kinh phí và các quỹ

Đối với nguồn kinh phí chủ yếu là nguồn kinh phí hoạt động, kế toán theo dõi và hạch toán trên TK 461 “Nguồn kinh phí hoạt động”. Đây là nguồn kinh phí cơ bản phục vụ các quá trình hoạt động của bệnh viện, sử dụng nguồn kinh phí này vào mục đích hoạt động, mọi khoản chi tiêu đều phải trên cơ sở dự toán, định mức của nhà nước quy định. Tài khoản này hiện nay tại bệnh viện được thiết kế chi tiết như hệ thống tài khoản chung theo quy định, đó là phân chia thành TK 4611 “nguồn kinh phí năm trước” và TK 4612 “nguồn kinh phí năm nay”. Thực tế với nguồn kinh phí hoạt động tại bệnh viện, thực hiện theo quy chế tự chủ, càng ngày số bổ sung nguồn kinh phí chủ yếu không phải từ số ngân sách cấp mà chiếm tỷ trọng lớn là từ số thu viện phí được ngân sách cho phép để lại sử dụng.

Loại 5: Các khoản thu

Các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh lấy lãi như căng tin, nhà xe, nhà thuốc đơn vị hạch toán vào TK 511.8 “các khoản thu khác” theo tác giả như vậy là chưa đúng với chế độ hiện hành.

Loại 6: Các khoản chi

TK 661 “Chi hoạt động” phản ánh tình hình biến động của các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên của bệnh viện và tài khoản này được chi tiết theo từng nguồn kinh phí NSNN cấp, từ viện phí, BHYT, nguồn khác.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những sửa đổi bổ sung trong hệ thống tài khoản theo thông tư hướng dẫn mới nhưng hiện tại đơn vị vẫn chưa đưa vào sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý chung”. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc đánh giá và phân tích thông tin kế toán tại đơn vị.

Loại 7: Tài khoản loại 0

Thực tế cho thấy bệnh viện đã từng bước vận dụng được hệ thống tài khoản kế toán mới theo quy định một cách linh hoạt và phù hợp với các đặc điểm hoạt động của đơn vị. Đồng thời, bệnh viện đã đảm bảo nguyên tắc phân loại và mã hoá hệ thống tài khoản với mục tiêu, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng và kiểm soát các khoản thu chi của đơn vị, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị, cho phép ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế tài chính cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đối tượng quan tâm.

Qua khảo sát tại bệnh viện cho thấy hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng phần lớn đã góp phần ghi nhận, phản ánh thường xuyên liên tục về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí từ các nguồn tài chính khác nhau góp phần quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi, và sử dụng đúng mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)