Những tồn tại, hạn chế trong công tác tạo việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.3.Những tồn tại, hạn chế trong công tác tạo việc làm cho lao động nông

4.2. Đánh giá công tác tạo việc làm cho lao động nôngthôn huyện Thanh

4.2.3.Những tồn tại, hạn chế trong công tác tạo việc làm cho lao động nông

thôn huyện Thanh Thủy

4.2.3.1. Những tồn tại, hạn chế

Một số ngành và cấp ủy, chắnh quyền ở một số xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy chưa thật sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác TVL, chưa tập trung nguồn lực, kinh phắ cho chương trình, cịn trơng chờ sự đầu tư của cấp trên. Một số ngành chức năng và huyện, xã chưa cụ thể hóa chương trình theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, nhân rộng điển hình tiêu biểu về TVL còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện chương trình chắnh sách TVL của một số ngành, ở 1 số xã còn chưa sát sao, chặt chẽ.

Lực lượng cán bộ làm công tác lao động việc làm ở các cấp, các ngành quá mỏng, chưa đủ sức tham mưu, giúp việc cho chắnh quyền trong việc nắm bắt nguồn lao động, quản lý, khai thác tiềm năng lao động của địa phương.

Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ tay nghề cịn thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Hệ thống cơ sở dạy nghề chưa chuyển kịp với yêu cầu của thị trường lao động, số lượng đội ngũ giáo viên thiếu, hạn chế về chất lượng. Nhất là kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm. Liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp chưa chặt chẽ cả trong quá trình đào tạo và tạo việc làm. Đào tạo nghề chưa thật sự gắn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả đào tạo nghề trong nông nghiệp, nông thôn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn ở mức độ hạn chế. Các trường cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp chưa tắch cực tham gia đào tạo nghề; tuyển sinh các nhóm ngành nơng nghiệp, lâm sinh, xây dựng cịn khó khăn. Một số khó khăn trong quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động trong diện di dời, giải tỏa vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế nhất định:

Thứ nhất, khó khăn trong cơng tác đào tạo nghề và chuyển đổi ngành

nghề. Công tác tuyên truyền tư vấn cho người lao động bị mất đất nên học nghề gì, chuyển đổi sang ngành gìẦ đạt hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, công tác tun truyền cịn nặng về hình thức, thiếu tắnh cụ thể và thiết thực, gây

tâm lý lo lắng và thiếu tin tưởng của người dân. Cơ sở vật chất còn chưa được đầu tư đúng mức, thiếu đội ngũ thợ lành nghề, các nghệ nhân có kinh nghiệm để dạy nghề, truyền nghề ở một số nghề đặc thù. Nhiều lao động chưa thật sự mặn mà với việc học nghề vì chắnh sách hỗ trợ học nghề còn hạn chế và học xong chưa biết có tìm được việc hay khơng. Lao động nông thôn, những vùng giải tỏa thường là lao động phổ thơng, đời sống khó khăn nên tâm lý chung thường dành thời gian kiếm sống bằng các công việc khác rồi mới tắnh đến việc học nghề.

Thứ hai, xuất khẩu lao động gặp phải nhiều khó khăn. Một số xã chưa thật

sự quan tâm chỉ đạo, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn lao động. Người lao động chưa thật mặn mà với xuất khẩu lao động do tâm lý người dân không muốn đi làm ăn xa, hơn nữa, họ không muốn lao động một cách gị bó, áp lực. Một điểm khác là do tâm lý nhiều người muốn đi xuất khẩu tại Nhật Bản bởi ở đây lương cao. Tuy nhiên, thị trường này địi hỏi khâu tuyển dụng rất kỹ càng. Cơng tác quản lý hoạt động giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cịn chưa chặt chẽ, cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, tình trạng doanh nghiệp chưa có pháp nhân giới thiệu vẫn hoạt động tùy tiện, lừa đảo trong xuất khẩu lao động, làm giảm sút lòng tin của người dân. Hồ sơ, thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập.

Thứ ba, công tác cung cấp thông tin, dự báo thị trường lao động còn nhiều

hạn chế. Hoạt động dịch vụ việc làm, cung cấp, dự báo thông tin thị trường lao động mới đạt được những kết quả bước đầu, chưa thể phục vụ kịp thời cho nhu cầu của thị trường, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người lao động cũng như của doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng khơng hoạt động nên khó khăn trong việc điều tra về nhu cầu lao động.

Bên cạnh đó, một số ắt cấp ủy Đảng, chắnh quyền cơ sở chưa quan tâm đến dạy nghề, giải quyết việc làm, coi dạy nghề chỉ có tắnh chất thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên liên tục. Đối tượng học nghề là người nghèo, lao động bị thu hồi đất canh tác, diện được hưởng chắnh sách người có cơng với cách mạng nên điều kiện đi học cịn nhiều khó khăn. Cùng với đó, trình độ văn hóa của người lao động nơng thơn cịn thấp, nhận thức kém nên việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn. Do sự suy thối kinh tế nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp mặt bằng sản xuất kinh doanh nên người lao động học xong không được nhận vào làm việc.

khoảng 70% tổng số dự án. Đối tượng vay chủ yếu là hộ gia đình, các cơ sở sản xuất - kinh doanh được vay vốn rất ắt nên chủ yếu tăng thời gian làm việc, chưa tạo được nhiều chỗ việc làm mới, một số dự án khơng hiệu quả, khó thu hồi vốn.

Cơ sở vật chất và năng lực hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế. Hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh chỉ mới ở tần suất 1 phiên/tháng, tập trung chủ yếu ở huyện. Tỷ lệ lao động có việc làm qua trung tâm giới thiệu việc làm trên tổng số giao dịch việc làm trên thị trường cịn thấp.

Tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ đang diễn biến phức tạp. Trên thị trường lao động, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và lao động chưa qua đào tạo trong khi tỷ lệ lao động thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn cao.

4.2.3.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Chắnh sách về việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo. Các quy định của công tác tạo việc làm mang tắnh quy phạm chưa cao, chắnh sách chủ yếu hướng vào hỗ trợ, khuyến khắch chưa rõ trách nhiệm của các đối tượng điều chỉnh của chắnh sách. Một số chắnh sách hỗ trợ việc làm chưa được hướng dẫn cụ thể như: chắnh sách miễn giảm thuế để khuyến khắch các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân tạo việc làm cho nhiều người lao động; chắnh sách khuyến khắch đưa nhiều lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngồi có thu nhập cao; đi làm việc tại các cơng trình, dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ở nước ngoài; chắnh sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước...

Chắnh sách tắn dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nhiều chắnh sách ưu đãi tắn dụng chồng chéo trên cùng một đối tượng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó đi vào cuộc sống.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm ngày càng tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ắt hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện

Tổ chức thực hiện tạo việc làm chưa tốt. Sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương chưa đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến chắnh sách việc làm đã được các cơ quan, tổ chức và các địa phương quan tâm nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.

Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm chưa chuyên nghiệp, chưa khoa học. Hoạt động của các trung tâm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm còn quá chú trọng vào đào tạo nghề, cịn hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thơng tin thị trường lao động chưa được chú trọng đúng mức. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, giữa trung tâm với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp thông tin thị trường lao động. Do vậy, thơng tin thị trường lao động chưa có sự kết nối giữa các vùng, các địa phương.

* Nguyên nhân chủ quan

Thanh Thủy là một huyện có tiềm năng phát triển CN - XD, dịch vụ, tuy nhiên việc làm trong những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Mặc dù kinh tế của huyện có mức phát triển cao, số lượng việc làm tạo ra ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa khai thác hết các thế mạnh của huyện. Nếu sử dụng tốt và hợp lý các tiềm năng thì số lượng việc làm được tạo ra cịn lớn hơn và giải quyết được nhiều việc làm hơn.

Tạo việc làm trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến mặt số lượng, chất lượng lao động tăng không đáng kể so với yêu cầu hiện nay, nên thu nhập và đời sống lao động vẫn chưa cao.

Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh, một bộ phận lao động mất đất sản xuất chưa kịp tìm việc mới dẫn đến tỷ lệ thiếu việc làm và khơng có việc làm gia tăng.

Thị trường lao động phát triển cịn sơ khai, trên tồn huyện vẫn dư thừa lao động do cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có phát triển hơn trong những năm gần đây nhưng chưa mạnh và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu là cầu nối cung lao động với cầu lao động trên thị trường lao động. Số lao động muốn tìm kiếm cơng việc có thu nhập cao, ổn định qua điều tra đại diện trên 240 lao động là trên 80%.

Người lao động có xu hướng tìm việc làm nhàn hạ, mơi trường lao động sạch sẽ, công việc không quá phức tạp trong khi lại yêu cầu phải có thu nhập cao nên rất khó tìm việc.

cho người lao động còn chưa hồn chỉnh, vẫn cịn nhiều vướng mắc như: chắnh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và đặc biệt là triển khai chương trình quốc gia về việc làm cịn gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức của các cấp quản lý, cả về sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH THỦY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)