Đặc điểm về lao động huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)

Là huyện thuần nông, số nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, bình quân diện tắch đất canh tác trên đầu người thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Sự phân hoá giàu, nghèo ngày càng tăng. KT-XH phát triển chưa bền vững và chưa đồng đều giữa các xã trong huyện. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất khó khăn. Nhiều dự án, chương trình kinh tế triển khai trên địa bàn huyện chưa đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng và du lịch tâm linh phát triển chưa đúng tiến độ được duyệt và chưa tương xứng với tiềm năng. Làng nghề và làng có nghề chưa phát huy được những mặt hàng mũi nhọn, độc đáo.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2016, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước nên tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người qua các năm còn thấp so với bình quân của cả tỉnh và cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế nông nghiệp mang tắnh tự cấp tự túc, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trình độ tay nghề của người lao động thấp, công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, của nền

sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Tư duy về kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, tình trạng Ộthừa thầy thiếu thợỢ vẫn còn tồn tại. Lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập chung ở nông thôn, với tâm lý thụ động, cam chịu với hoàn cảnh thực tại, chưa năng động trong việc tìm kiếm việc làm, nặng tư tưởng muốn làm việc trong Ộ biên chếỢ nhà nước để có công việc ổn định, lâu dài. Một bộ phận người lao động có mong muốn tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân, của các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên, trình độ tay nghề, tác phong làm việc không đáp ứng được với yêu cầu.

Do vậy, tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm trở thành một trong những vấn đề bức xúc của địa phương, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nói riêng, của tỉnh và cả nước nói chung, đặc biệt tác động trực tiếp đến quá trình giải quyết việc làm cho người lao động nhất là việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)