Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy (Số lượng lao động nông thôn, giới tắnh, độ tuổi trung bình của người lao động nơng thơn; trình độ lao động, thu nhập trung bình của người lao động...) được thu thập thông qua các báo cáo từ phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Thanh Thủy, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ.

Các thông tin số liệu về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn như công tác quản lý Nhà nước về lao động, các chắnh sách, biện pháp tạo việc làmẦđược thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Thanh Thủy, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý lao động tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Thủy

Cán bộ quản lý nhà nước về lao động bao gồm: cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội ở huyện, cán bộ phụ trách lao động việc làm ở xã, cán bộ quản lý lao động trong 3 doanh nghiệp. Phỏng vấn khoảng 20 cán bộ quản lý. Nội dung phỏng vấn tập trung vào tình hình triển khai thực hiện các chắnh sách, biện pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Những kết quả đạt

được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Các giải pháp đề xuất thực hiện tốt vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

b. Phỏng vấn người lao động nông thôn

Tổng số người lao động nông thôn được phỏng vấn trong 4 xã, thị trấn, 3 doanh nghiệp, được lựa chọn nghiên cứu là 240 người, điều tra đại diện lao động tại Công ty TNHH Sông Đà; Công ty cổ phần May Sông Hồng; Công ty nhôm Việt Nhật; Làng nghề mây, tre đan tại xã Hoàng Xá; Trồng nấm tại xã La Phù; Nuôi thủy sản tại xã Phượng Mao; nuôi gia súc, gia cầm tại xã Yến Mao. Do số lượng lao động nam ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn nên để đảm bảo tắnh đại diện trong quá trình điều tra phỏng vấn người lao động nơng thơn được lựa chọn khoảng 100 lao động nữ, và 140 lao động nam. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của người lao động nông thôn, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chắnh sách được hưởng theo quy địnhẦ

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và phân tắch số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tắnh toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để phân tắch, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác tạo việc làm cho lao động nơng thơn. Từ đó, đề xuất giải pháp thực hiện tốt vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

3.2.2.2. Phương pháp phân tắch số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thơn. Từ đó, đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm

Dân số trung bình, là lượng dân số thường trú của một đơn vị lãnh thổ được tắnh bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu.

Dân số nông thôn, là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã).

Dân số thành thị, là dân số của các đơn vị hành chắnh được Nhà nước quy định là khu vực thành thị (thị trấn).

3.2.3.2 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng việc làm

Cơ cấu lao động, nhân khẩu theo trình độ văn hóa và trình độ chun mơn. Cơ cấu lao động theo ngành nghề, khu vực, giới tắnh và nhóm tuổi. Cơ cấu lao động phân chia theo tình trạng việc làm.

Cơ cấu người có việc làm trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời với nhiều lý do như ốm đau, máy móc hư hỏng.

Thất nghiệp, là những người không làm việc trong thời kỳ quan sát nhưng đang tìm kiếm việc.

Tỷ lệ thất nghiệp, là tỷ lệ phần trăm người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp chung, là tỷ số người thất nghiệp với dân số hoạt động kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Lao động ngoài độ tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)