Mục tiêu và giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nôngthôn ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 86)

4.4.1. Mục tiêu tạo việc làm cho người lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020

4.4.1.1. Mục tiêu chung

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong từng khâu của việc tổ chức thực hiện chắnh sách phát triển. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch. Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo. Xây dựng cộng đồng dân cư ổn định về chắnh trị - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

4.4.1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2017 - 2020

Mục tiêu huyện Thanh Thủy đề ra trong giai đoạn 2017 - 2020 là hỗ trợ giải quyết tạo việc làm cho từ 2.000 đến 3.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2020 còn 1%. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu này, UBND huyện chủ trương gắn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Bên cạnh lĩnh vực đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn như nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và các nghề truyền thống khác. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp đào tạo, thực hiện người học nghề và người sử dụng lao động cùng đóng góp kinh phắ theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu từng bước nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 đạt 40,2% đến 2020 là 70%. Huyện sẽ có chắnh sách hỗ trợ kinh phắ cho người lao động theo học một số nghề phổ thông, nhất là

đối tượng lao động nông nghiệp lứa tuổi trung niên. Tập trung các nguồn vốn cho vay tạo việc làm theo Quyết định của Thủ tướng Chắnh phủ, nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo và các nguồn vốn ưu đãi khác, chú trọng cho vay cải tạo vườn đồi, xây dựng trang trại nuôi cây con đặc sản. Phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm ổn định, thu hút nhiều lao động. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các chủ trương chắnh sách pháp luật về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động, sự bình đẳng về chắnh trị, pháp luật cũng như xã hội của các cơ quan đơn vị hành chắnh sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Qua đó, làm thay đổi tâm lý, nhận thức của đại bộ phận người dân là chỉ mong muốn cho con em vào làm việc tại các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.

4.4.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

4.4.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.

Mục tiêu: Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học cho các học viên. Giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được đào tạo về chuyên môn cho các cơ sở dạy nghề.

Một trong những khó khăn, bất cập của lao động nông thôn ở Thanh Thủy hiện nay là tỷ trọng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện. Chất lượng lao động tuy đã được cải thiện; nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển, biểu hiện rõ qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm còn ở mức khá cao.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã có nhiều thay đổi, từ lối làm ăn theo kiểu cũ, nhỏ lẻ, phân tán, thủ công lạc hậu với hình ảnh Ộcon trâu đi trước cái cày đi sauỢ đã bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá, sản xuất được cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn hiện nay có sự thay đổi, ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng. Yêu cầu của hoạt động sản xuất đòi hỏi người lao động đặc biệt là lao động nông thôn cần phải được đào tạo, đào tạo lại. Mục đắch của công tác đào tạo nghề hiện nay ở nông thôn, nhằm làm cho người lao động có thể thắch ứng, nhạy bén với những thay đổi trong công nghệ sản xuất, giúp sản xuất phát triển

theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhằm bổ sung nguồn lao động có chất lượng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không chỉ trên địa bàn huyện, tỉnh mà trên phạm vi cả nước và xuất khẩu lao động. Do đó, chương trình đào tạo nghề của huyện phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tập trung đào tạo những ngành nghề quan trọng của địa phương, nội dung, chương trình đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu trong giai đoạn 2017 - 2020 giải quyết việc làm cho 2.000 - 3.000 lao động/năm, xuất khẩu lao động 130 - 150 người. Số người được đào tạo nghề bình quân là 600 - 700 người/năm. Để đáp ứng nhu cầu học nghề tạo việc làm cho lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, trong những năm tới huyện cần tập trung giải quyết tốt những giải pháp sau:

Tiến hành điều tra, khảo sát nắm thông tin về nhu cầu học nghề, việc làm của lao động nông thôn. Từ đó, tư vấn cho họ lựa chọn những ngành nghề phù hợp. Nắm chắc nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để có kế hoạch đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn.

Củng cố, xây dựng và sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người học và thị trường lao động. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới cơ sở trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Chủ yếu tập trung vào trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện và trung tâm dạy nghề. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư để từng bước nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.

Khuyến khắch trung tâm dạy nghề phối hợp với Hội khuyến nông tổ chức các lớp học tại chỗ bằng hình thức truyền nghề, phổ biến những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng những loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Từ đó, từng bước định hướng cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị gia tăng cao. Đồng thời, tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn, tăng thêm nguồn thu nhập cho lao động. Bên cạnh đó, chắnh quyền địa phương cũng phải nghiên cứu, hình thành và phát triển các nghề công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho nông dân để tạo

được việc làm cho người nông dân trong lúc mùa vụ nông nhàn.

Huyện cần có chắnh sách dạy nghề gắn liền với thị trường lao động để định hướng các ngành đào tạo mà xã hội đang cần để từng bước giải quyết việc làm cho người lao động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đối với các cơ sở dạy nghề: Huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏiẦ tham gia dạy nghề. Tuyển chọn, bố trắ cán bộ chuyên trách dạy nghề phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường hợp bố trắ kiêm nhiệm nhiều công việc. Trung tâm dạy nghề cần bố trắ biên chế 3 giáo viên cơ hữu cho 3 nghề đặc trưng của địa phương. Đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của từng đối tượng lao động, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo cũng cần đa dạng hơn. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các nghề TTCN như: may công nghiệp, điện dân dụng,..Chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệpẦ để phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động và nhất là nhu cầu của doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng. Đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

Đối với UBND huyện và UBND xã: Tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để lao động nắm được chủ trương dạy nghề: qua chương trình phát thanh của thôn, xóm, xã; gửi thông báo trực tiếp tới người lao động, nhất là đối tượng mới tốt nghiệp cấp 2,3 có nhu cầu học nghề... Tạo điều kiện vay vốn để người lao động sản xuất sau khi học nghề. Phân bổ vốn MTQG về việc làm và dạy nghề nhằm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác dạy nghề. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân được vay vốn. Các cấp chắnh quyền tạo điều kiện cho người lao động được thuê đất, thuê mặt nước và các phương tiện khác để hành nghề sau khi học. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp và các trường dạy nghề của trung ương, của tỉnh và của các cơ sở dạy nghề huyện trong việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông

thôn thuộc 3 nhóm lĩnh vực chắnh là: công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Phải có sự tham gia tắch cực của người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời, nắm chắc nhu cầu lao động, đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

Các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chắ Minh, hội phụ nữ, hội nông dânẦ cần tắch cực thực hiện công tác tuyên truyền tư vấn về học nghề, việc làm cho đoàn viên, hội viên. Qua đó, giúp cho các đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức và thấy rõ được mục đắch, tầm quan trọng trong việc học nghề và giải quyết việc làm. Tăng cường công tác tư vấn giúp cho lao động lựa chọn các hình thức học nghề, cơ cấu ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với bản thân mình. Đồng thời, giới thiệu những điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề gắn với việc làm được tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng, góp phần đạt được các mục tiêu chung về chất lượng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ. Việc triển khai đào tạo nghề cần được lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác. Đặc biệt là gắn chặt với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Phát triển thị trường lao động trên địa bàn: Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Thủy cần phối hợp chặt chẽ với các TTGTVL của tỉnh nhằm quản lý nhà nước về thị trường lao động huyện. Quy hoạch, nâng cao năng lực hoạt động và hiện đại hóa trung tâm GTVL nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Đồng bộ hệ thống thông tin thị trường lao động từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm cung cấp thông tin cho người lao động nhanh chóng, kịp thời, chắnh xác và có hiệu quả cao. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin tại các Trung tâm GTVL, tăng khả năng tư vấn cho NLĐ. Trang bị hệ thống thông tin điện tử đồng bộ, hiện đại để thiết lập sàn giao dịch việc làm, tạo cơ sở vật chất đồng bộ hơn. Chú trọng, quan tâm tới đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại TTGTVL. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua các chắnh sách lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ đãi ngộ khác. Phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế huyện gắn với phát triển con người. Trong quá trình phát triển phải bảo đảm thực hiện tốt ba chức năng cơ bản của thị trường lao động: Phân bố lao động hợp lý, phân chia và điều tiết thu nhập, phân tán và hạn chế rủi ro nhằm phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được

của tăng trưởng cho mọi người. Tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường, chú trọng nâng cao vai trò, năng lực của doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trên thị trường lao động huyện. Tăng cường vai trò của cơ quản quản lý Nhà nước của huyện trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng thu hút đầu tư, thúc đẩy tắnh cạnh tranh, xóa bỏ các rào cản, phân biệt trong thị trường và hỗ trợ thị trường lao động phát triển. Cần đẩy mạnh gắn kết cung- cầu lao động, phát triển đồng bộ hệ thống định hướng nghề nghiệp với hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động. Nâng cao nhận thức của mọi đối tượng lao động về thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường lao động.

4.4.2.2 Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Mục tiêu: Tiếp tục phát triển bền vững các làng nghề đã có, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống; Xây dựng làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang bùng nổ, sản phẩm của các làng nghề truyền thống chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, sản phẩm do một số làng nghề truyền thống của tỉnh Phú Thọ nói chung và của huyện Thanh Thủy nói riêng làm ra vẫn được thị trường chấp nhận. Nhưng để phát triển bền vững và thực sự mang tắnh truyền thồng thì việc tìm giải pháp để phát triển các làng nghề truyền thống là cần thiết.

Trong những năm qua, các nghề, làng nghề truyền thống của huyện Thanh Thủy đã được chú trọng đầu tư và phát triển, một số ngành nghề từng bước được khôi phục và đi vào hoạt động sản xuất. Nhờ đó, góp phần tạo ra nhiều chỗ làm mới, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Việc khôi phục và phát triến các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong các vùng nông thôn, nhất là trong các làng nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng hiện đại, cải thiện đời sống nhân dân và người lao động ở huyện.

Để giữ được nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều nghề mới, có nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thì trong thời gian tới, Thanh Thủy phải thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình sản xuất của các làng nghề

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 86)