Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến tạo việc làm cho lao động nôngthôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

Phần 1 Mở đầu

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến tạo việc làm cho lao động nôngthôn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến tạo việc làm cho lao động nôngthôn

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

Cầu lao động bắt nguồn từ cầu sản xuất, phát triển kinh tế. Sản xuất càng phát triển thì nhu cầu lao động càng lớn. Muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế phải dựa vào những tiền đề vật chất. Do đó, tiền đề vật chất là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến tạo việc làm.

Tư liệu sản xuất trong sản xuất là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hoá học. Trong đó, yếu tố điều kiện tự nhiên, vốn, đất đai, sức lao động và công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm.

Trước hết, điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trắ địa lý, khắ hậu, thổ nhưỡng, đất đai, tài nguyên khoáng sản, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề vật chất ảnh hưởng tới tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi địa phương. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều nằm trên những vị trắ địa lý nhất định, nó có đặc điểm khác biệt về mặt khắ hậu, thời tiết, tài nguyên khoáng sảnẦảnh hưởng đến điều kiện sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là sản xuất nơng lâm ngư nghiệp, ngành khai thác khống sản, ngành du lịchẦ

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi hay không chỉ là những tiềm năng để phát triển ngành này hay ngành khác, để thu hút lao động. Muốn biến tiềm năng đó trở thành hiện thực thì cần phải có vốn, cơng nghệ để khai thác những tài ngun khống sản sẵn có trở thành những nguyên vật liệu, những sản phẩm có ắch trong cuộc sống. Vốn trong sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất. Để biến các điều kiện của các quốc gia thành có ắch thì cần có vốn, vốn dùng để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây truyền cơng nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến. Trên thực tế, một số nước có điều kiện tự nhiên, khắ hậu khắc nghiệt song họ có vốn. Vì vậy, họ có thể mua sắm cơng nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra được rất nhiều việc làm cho người lao động

Đối với người lao động nơng thơn, đặc biệt là những người dân nghèo thì vốn là quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tắn dụng.

Như vậy, các yếu tố điều kiện tự nhiên, vốn và cơng nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn ở đất nước, mỗi địa phương. Vì vậy, cần chú trọng đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này, cần biết khai thác, tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho quốc gia, mỗi vùng, địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút vốn, phát triển những máy móc thiết bị và cơng nghệ hiện đại để nâng cao khả năng khai thác, chế biến sản phẩm đề tạo việc làm.

2.1.4.2. Nhân tố thuộc về người lao động

Tạo việc làm cho người lao động nông thôn là sự kết hợp của 3 phắa: Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Để tạo ra được việc làm cho người lao động nông thôn cần chú trọng đến sự đáp ứng về chất lượng và số lượng lao động cho thị trường lao động. Chất lượng ở đây bao gồm: cả thể lực và trắ lực (trình độ chun mơn - kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao độngẦ). Về số lượng, sức lao động chủ yếu thể hiện ở thời gian lao động của mỗi người. Chất lượng sức lao động bao hàm nội dung khá rộng, nó khơng đơn thuần chỉ là trình độ tay nghề của người lao động, mà nó cịn bao gồm ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, sức khỏe người lao động...

Khi nói đến chất lượng sức lao động, thường chỉ nhấn mạnh tới trình độ tay nghề kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Đó là yếu tố cần nhưng chưa đủ để đánh giá chất lượng sức lao động. Trong thực tế, tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm trên thị trường lao động và ảnh hưởng đến tiền lương, tiền cơng. Do đó, người lao động nơng thơn muốn tìm được việc làm và đặc biệt là việc làm có thu nhập cao thì cần phải nắm được các thông tin của thị trường lao động, để biết thị trường lao động đang cần lao động gì, số lượng bao nhiêu. Đồng thời, cần phải đầu tư cho sức lao động của mình cả về mặt thể lực và trắ lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Cụ thể là cần học tập nâng cao trình độ chun mơn tay nghề, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lao động kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trắ và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

biện pháp để tạo ra những cơ chế thuận lợi để người lao động nơng thơn có thể tiếp cận được thông tin về nhu cầu của người sử dụng lao động, để họ có thể có những đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng lao động của mình. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phắ trong đào tạo.

2.1.4.3. Cơ chế, chắnh sách kinh tế - xã hội

Cơ chế chắnh sách của Chắnh phủ, chắnh quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp, là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Chắnh phủ đưa ra hành lang pháp lý, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm, đồng thời bảo vệ lợi ắch và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chắnh sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể.

Các chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước và chắnh quyền địa phương về đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, đào tạo chun mơn, khuyến khắch tư nhân mở các trường lớp đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ chun mơn tay nghề, nâng cao khả năng tìm việc làm của người lao động nơng thôn.

Cơ chế, chắnh sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn của Chắnh phủ và chắnh quyền địa phương có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động, khả năng đáp ứng cơng việc và tìm được việc làm của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng việc làm được tạo ra. Vì vậy, với mục tiêu tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng chất lượng việc làm thì Nhà nước và các địa phương cần phải có những cơ chế, chắnh sách hợp lý để tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham gia tắch cực của người sử dụng lao động và người lao động nông thôn trong việc thực hiện cơ chế, chắnh sách tạo việc làm của Nhà nước, của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)