Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nôngthôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nôngthôn huyện

4.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vốn và công nghệ

Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phắa Tây Nam của tỉnh Phú Thọ có 15 đơn vị hành chắnh: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Tân Phương, thị trấn Thanh Thủy, Bảo Yên, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đồng Luận, Trung Thịnh, Trung Nghĩa, Phượng Mao, Yến Mao và Tu Vũ (gồm 14 xã và 1 thị trấn) với tổng diện tắch tự nhiên là 12.550 ha. Trong đó, riêng diện tắch đất gieo trồng tắnh đến hết năm 2016 là 7096 ha, dân số khoảng 78.000 người. Trong tương lai, huyện Thanh Thủy sẽ là huyện có giá trị về du lịch, dịch vụ và thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, Thanh Thủy vẫn là huyện nơng nghiệp, tồn huyện có 15 hợp tác xã phục vụ nơng nghiệp trong đó có 8 hợp tác xã nơng nghiệp và 7 hợp tác xã dịch vụ thủy lợi. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ là 117; số cơ quan, đơn vị hành chắnh sự nghiệp là 150. Trong đó: cơ quan Đảng, Nhà nước và đồn thể là 76, cơ quan y tế là 17, cơ sở giáo dục và đào tạo là 57. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, kinh tế của huyện có bước phát triển khá, thu ngân sách trên địa bàn ln đạt và vượt so với dự tốn tỉnh giao.

4.3.2. Số lượng, chất lượng của người lao động nông thôn

4.3.2.1. Về số lượng lao động

Hiện nay, trên địa bàn huyện nguồn cung về số lượng lao động là rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Trong khi đó, nhu cầu thu hút và sử dụng lao động cịn hạn hẹp, có tăng nhưng tăng chậm hơn cung. Quy mô và tốc độ tăng giữa cung và cầu không ăn khớp, tương xứng với nhau làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng. Điều đó dẫn đến một bộ phận lớn lao động khơng tìm được việc làm. Từ thực trạng trên cho thấy sức ép về lao động và việc làm ở huyện hiện nay là rất lớn.

khi nguồn cung chủ yếu là lao động phổ thơng thì cầu về lao động lại địi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề. Chắnh sự khác biệt trái chiều này làm cho quan hệ cung - cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối gay gắt hơn trước yêu cầu phải đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là mâu thuẫn trong sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu của nền kinh tế đang chuyển đổi. Dẫn đến một thực tế hiện nay: trong khi một bộ phận khơng nhỏ lao động đang khơng tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong q trình giải quyết việc làm đã gây cản trở đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của huyện.

Tuy nhiên, những năm qua nền kinh tế của huyện có bước phát triển. Do đó, cầu về lao động có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn và đòi hỏi chủ yếu của cầu là: lao động lành nghề, có chun mơn kỹ thuật, có tác phong công nghiệp cao. Trong khi đó, nguồn cung lao động quá lớn, lại chủ yếu là lao động phổ thông nhàn rỗi trong nông nghiệp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Thêm vào đó, một lực lượng khơng nhỏ bổ sung như: bộ đội xuất ngũ, số người dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, số học sinh - sinh viên ở các trường chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trường, số người trưởng thành bước vào độ tuổi lao động... làm cho sức ép về lao động và việc làm vốn đã bức xúc lại càng bức xúc gay gắt hơn.

Theo tắnh tốn cho thấy: bình qn mỗi năm, số lao động cần phải giải quyết việc làm là 1.400 người. Ngồi ra, cịn phải giải quyết thêm việc làm cho người đang thiếu việc làm ở khu vực nơng thơn. Trong khi đó, huyện chỉ có khả năng giải quyết việc làm từ 35 - 40% số nhu cầu đó.

Chắnh thực trạng dân số - lao động như vậy đang đặt Thanh Thủy trước một sức ép lớn. T́nh trạng thiếu việc làm và thất nghiệp do tốc độ phát triển nhanh của dân số và lao động đã là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra các mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là một biện pháp để giảm căng thẳng về vấn đề việc làm, thất nghiệp, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

4.3.2.2. Về chất lượng lao động

Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Thủy đã từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng GDP và lao động trong nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 2012 - 2016, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP và lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ chuyển dịch GDP và lao động giữa các ngành diễn ra còn chậm, sự mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động gây ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động. Thừa lao động phổ thơng, thiếu lao động có tay nghề cao và lao động đã qua đào tạo nghề. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng lao động nơng nghiệp, nơng thơn thì u cầu đặt ra cho địa phương là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn.

Mặt khác, chất lượng đào tạo chưa được coi trọng, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, không gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trường sức lao động. Do đó, nhiều người đã qua đào tạo vẫn không thể tìm được việc làm trong khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn khơng thể tuyển đủ số lao động có kỹ thuật để bố trắ vào dây chuyền sản xuất.

Tình hình trên dẫn đến thực trạng hiện nay là Thanh Thủy vừa thừa lại vừa thiếu lao động, thừa lao động giản đơn và cả lao động đã qua đào tạo nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng chất lượng cao. Đây là sự bất cập lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện không đáp ứng được yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với Thanh Thủy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực lao động được đặt ra hết sức bức thiết, chủ yếu là lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (80,7%). Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cịn cao. Vì vậy, số lao động này khó có thể làm việc ở các khu công nghiệp và cũng khó có khả năng chuyển sang các hoạt động khác (ngồi nơng nghiệp) ngay trên địa bàn nơng thơn. Vì vậy, những năm tới đây chắnh quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xã hội hóa dạy nghề cho người lao động, nhất là dạy nghề cho lao động ở nông thơn, thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động và đời sống của nhân dân.

4.3.3. Cơ chế, chắnh sách của tỉnh, huyện

Trong những năm qua, du lịch huyện Thanh Thủy đã có bước phát triển khá, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thế mạnh của một địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều di tắch lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Thanh Thủy đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch.

Huyện Thanh Thủy có nhiều cảnh quan đẹp, có nguồn nước khống nóng thiên nhiên quý hiếm, được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận. Thương hiệu nước khống nóng Thanh Thủy nổi tiếng những năm qua, bởi thành phần trong nước có nhiều khống chất, hàm lượng radon caoẦdùng nước khống nóng để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và tăng cường sức khỏe. Đó là, những tiềm năng để huyện Thanh Thủy phát triển các loại hình du lịch, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nước khống nóng; du lịch văn hóa truyền thống; du lịch văn hóa tâm linhẦ Dịng sơng Đà chảy suốt chiều dài của huyện Thanh Thủy cũng là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chun canh nơng nghiệp mang tắnh sản xuất hàng hóa lớn và phát triển du lịch trên sông.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 14/12/2009 của Ban thường vụ huyện ủy về phát triển du lịch Thanh Thủy giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020, bước đầu đã đạt được kết quả tắch cực. Giai đoạn 2010 - 2015, doanh thu từ hoạt động dịch vụ - du lịch đạt 477,5 tỷ đồng (bình qn mỗi năm đạt 95,5 tỷ đồng). Góp phần tạo việc làm cho 11.820 lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành thương mại, du lịch, dịch vụ; đón khoảng 204.000 lượt khách/năm.

Tại đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định 25 chỉ tiêu kinh tế, xã hội cơ bản, ba khâu đột phá là đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Mặc dù thời điểm triển khai nghị quyết trên địa bàn xuất hiện nhiều khó khăn do điểm xuất phát thấp, tác động suy thoái kinh tế, song được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương với truyền thống đồn kết, năng động vượt khó. Từ năm 2012 đến nay, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, có giải pháp sát thực, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết đề ra, tạo đà phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới, điểm đến du lịch hấp dẫn, giàu đẹp văn minh từ nay đến 2020.

Sau 5 năm thực hiện có 18 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, ba khâu đột phá đạt kết quả khả quan tạo bước phát triển quan trọng. Cụ thể, về kinh tế tiếp tục phát triển tồn diện, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 8,3%, hình thành một số khu vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ phát triển. Nơng, lâm nghiệp, thủy sản có chuyển biến tắch cực từ lượng sang chất, tác động mạnh mẽ tới chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực thế mạnh của địa phương như sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sảnẦ đều đạt và vượt mục tiêu. Đáng chú ý là xu thế sản xuất hàng hóa, tăng giá trị được quan tâm mở rộng.

Đến nay, giá trị sản xuất một ha đạt 96,6 triệu đồng/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 410 kg/năm. Trong 5 năm, toàn huyện đã huy động trên 1.300 tỷ đồng đầu tư chương trình xây dựng nơng thơn mới. Đến nay, có 12 xã đạt 12 tiêu chắ trở lên. Trong đó, có 2 xã được công nhận xã nông thôn mới. Công nghiệp, TTCN đã kết hợp ngành nghề truyền thống, lợi thế địa phương với thu hút đầu tư, phát triển ngành nghề mới, đạt mức tăng bình quân hằng năm gần 20%, góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Trong quá trình phát triển, huyện xác định rõ lợi thế nên rất chú trọng tạo môi trường, cơ chế để thu hút, mở mang các cơ sở dịch vụ, thương mại, du lịch nhằm tạo việc làm, phục vụ hữu hiệu cho phát triển kinh tế, xã hội.

Huyện đã tranh thủ tốt chắnh sách thu hút đầu tư của Trung ương, của tỉnh. Nhờ đó các cơ sở khách sạn, nhà hàng, điểm du lịchẦ được xây dựng, từng bước đưa Thanh Thủy từ huyện nghèo dần trở thành điểm thu hút du lịch hấp dẫn trên địa bàn, giải quyết việc làm mới hằng năm cho trên 1.600 lao động, vượt mục tiêu nghị quyết đại hội.

Cùng với kinh tế, nhiệm kỳ qua Đảng bộ chú trọng quan tâm đầu tư lĩnh vực văn hóa, xã hội, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển. Về giáo dục, quy mơ trường lớp được duy trì, phát triển hợp lý, chất lượng đào tạo ngày một nâng lên thỏa mãn nhu cầu học tập ngày càng cao của cộng đồng. Hết năm 2015, tồn huyện có 75% số trường học đạt chuẩn quốc gia, kết quả phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đúng tiến độ. Về mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, cơng tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịchẦ được triển khai rộng khắp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe người dân. Thơng qua cuộc vận động ỘTồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cưỢ đến nay có 100% khu dân cư có nhà văn hóa, 75% số hộ, 57% số khu được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đặc biệt, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp đáng kể, đã thu hút lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng đơng, tạo ra điểm nhấn quan trọng, góp phần thực hiện khâu đột phá về du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong nhiệm kỳ, đã huy động gần 3.500 tỷ đồng đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, nâng cấp các cơng trình giao thơng, thủy lợi, điện, cơ sở dịch vụ, du lịchẦ từng bước xây dựng Thanh Thủy thành huyện giàu đẹp, hiện đại.

4.4. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 86)