Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy (Số lượng lao động nông thôn, giới tắnh, độ tuổi trung bình của người lao động nông thôn; trình độ lao động, thu nhập trung bình của người lao động...) được thu thập thông qua các báo cáo từ phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Thanh Thủy, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ.

Các thông tin số liệu về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn như công tác quản lý Nhà nước về lao động, các chắnh sách, biện pháp tạo việc làmẦđược thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Thanh Thủy, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý lao động tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Thủy

Cán bộ quản lý nhà nước về lao động bao gồm: cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội ở huyện, cán bộ phụ trách lao động việc làm ở xã, cán bộ quản lý lao động trong 3 doanh nghiệp. Phỏng vấn khoảng 20 cán bộ quản lý. Nội dung phỏng vấn tập trung vào tình hình triển khai thực hiện các chắnh sách, biện pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Những kết quả đạt

được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Các giải pháp đề xuất thực hiện tốt vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

b. Phỏng vấn người lao động nông thôn

Tổng số người lao động nông thôn được phỏng vấn trong 4 xã, thị trấn, 3 doanh nghiệp, được lựa chọn nghiên cứu là 240 người, điều tra đại diện lao động tại Công ty TNHH Sông Đà; Công ty cổ phần May Sông Hồng; Công ty nhôm Việt Nhật; Làng nghề mây, tre đan tại xã Hoàng Xá; Trồng nấm tại xã La Phù; Nuôi thủy sản tại xã Phượng Mao; nuôi gia súc, gia cầm tại xã Yến Mao. Do số lượng lao động nam ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn nên để đảm bảo tắnh đại diện trong quá trình điều tra phỏng vấn người lao động nông thôn được lựa chọn khoảng 100 lao động nữ, và 140 lao động nam. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của người lao động nông thôn, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chắnh sách được hưởng theo quy địnhẦ

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và phân tắch số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tắnh toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để phân tắch, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó, đề xuất giải pháp thực hiện tốt vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

3.2.2.2. Phương pháp phân tắch số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Từ đó, đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm

Dân số trung bình, là lượng dân số thường trú của một đơn vị lãnh thổ được tắnh bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu.

Dân số nông thôn, là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã).

Dân số thành thị, là dân số của các đơn vị hành chắnh được Nhà nước quy định là khu vực thành thị (thị trấn).

3.2.3.2 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng việc làm

Cơ cấu lao động, nhân khẩu theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Cơ cấu lao động theo ngành nghề, khu vực, giới tắnh và nhóm tuổi. Cơ cấu lao động phân chia theo tình trạng việc làm.

Cơ cấu người có việc làm trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời với nhiều lý do như ốm đau, máy móc hư hỏng.

Thất nghiệp, là những người không làm việc trong thời kỳ quan sát nhưng đang tìm kiếm việc.

Tỷ lệ thất nghiệp, là tỷ lệ phần trăm người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp chung, là tỷ số người thất nghiệp với dân số hoạt động kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Lao động ngoài độ tuổi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở HUYỆN THANH THỦY THANH THỦY

4.1.1. Khái quát về lao động nông thôn huyện Thanh Thủy

Thanh Thủy là một trong những huyện có dân số đông của tỉnh Phú Thọ. Tắnh đến hết năm 2016, toàn huyện có 76.920 người. Số người trong độ tuổi lao động là 41.500 người (chiếm 53,95% tổng dân số của huyện). Trong đó, lực lượng lao động tập chung chủ yếu ở nông thôn với 33.471 người chiếm 80,7% lực lượng lao động của huyện.

Bảng 4.1. Quy mô dân số và lực lượng lao động của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 Lao động ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Dân số trung bình Người 74.628 75.034 75.921 76.016 76.920 2.Tổng số LĐ Người 39.023 39.558 40.800 41.019 41.500 3.Lực lượng lao động % 52,3 52,7 53,7 53,9 54,0 4.LĐ theo khu vực 39.023 39.558 40.800 41.079 41.500 - Thành thị Người 6.222 6.820 7.004 7.518 8.029 - Nông thôn Người 32.801 32.738 33.796 33.561 33.471 5. LLLĐ nôngthôn/tổng số LLLĐ % 84,1 82,8 82,8 81,8 80,7 6.LĐ nông thôn theo giới tắnh

- LĐ nam Người 15.002 15.388 15.409 15.620 16.620 - LĐ nữ Người 17.799 17.350 18.387 17.941 16.851 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy (2017) Qua bảng số liệu 4.1, có thể thấy, lực lượng lao động của huyện Thanh Thủy tăng đều từ các năm 2012 đến năm 2016.

Trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2012 đến 2016), lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng 2.477 người. Đây là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, lực lượng lao

động nông thôn lại có xu hướng giảm. Năm 2012, lực lượng lao động nông thôn là 32.801 người, chiếm 84,1% lực lượng lao động của toàn huyện, đến năm 2016, con số là 33.471 người chiếm 80,7% tổng số lực lượng lao động trên địa bàn huyện (giảm 3,4%).

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý lao động

TT Nhận xét Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tác phong, ý thức lao động thấp 20 100

2 Thiếu kỹ năng làm việc cơ bản 10 50

3 Năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu công việc 7 35

4 Không được đào tạo bài bản 15 75

5 Không có tinh thần học hỏi 12 60

6 Lười lao động 3 15

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Qua khảo Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý lao động huyện Thanh Thủy, chất lượng, tác phong, ý thức lao động của NLĐ không cao, thiếu kỹ năng làm việc cơ bản, tinh thần học hỏi không cao và chưa được đào tạo cơ bản (nhất là trong các làng nghề).

Bảng 4.3. Các nhóm đối tượng lao động qua khảo sát đại diện

TT Đối tượng Nam Nữ Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

1 Thanh niên bước vào tuổi lao động 70 50 26 26 2 Người lao động bị mất đất nông nghiệp 20 14,3 20 20 3 Người lao động làm việc do thay đổi cơ

cấu ngành nghề 20 14,3 16 16

4 Người lao động làm việc tìm đến việc

làm có chất lượng cao 125 89 30 30

5 Nhóm người lao động khác 20 14,3 8 8

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Nguyên nhân của xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông thôn/tổng số lao động là do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị, từ đó làm cho quá trình di cư từ nông thôn sang thành thị có xu hướng

gia tăng. Cùng với đó là xu thế tìm kiếm việc làm ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ trọng lao động nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu và tốc độ chuyển dịch còn chậm. Qua điều tra, khảo sát trên 240 người lao động cho thấy, đối với lao động nữ có 30% trong độ tuổi lao động, 89% nam giới trong độ tuổi lao động. Số người lao động tìm đến việc làm có chất lượng cao số lượng khá nhiều, nảy sinh ra vấn đề người lao động trực tiếp ngày càng ắt đi, đa số người lao động trực tiếp sẽ trở nên không chuyên nghiệp, phải làm trái ngành, nghề và hệ quả tất yếu là thất nghiệp sẽ xảy ra.

4.1.2. Khái quát tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Thanh Thủy

Trong những năm qua, Thanh Thủy đã triển khai thực hiện chương trình quốc gia về việc làm, đồng thời cùng với nhiều chương trình, dự án được đầu tư như: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệpẦđã góp phần tắch cực trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn huyện Thanh Thủy. Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng đúng mục đắch đã phát huy được hiệu quả. Công tác xuất khẩu lao động đã có chuyển biến tắch cực, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng. Thực hiện đường lối chắnh sách của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chắnh Phủ về phê duyệt Đề án ỘĐào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020Ợ, công tác giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện được các Cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan ban ngành cùng phối hợp với nhân dân thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần tắch cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn như chương trình phát triển nông - lâm - thuỷ sản theo hướng sản xuất phát triển hàng hoá tạo ra giá trị gia tăng cao, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thônẦThực tế cho thấy số lượng lao động nông thôn có việc làm ổn định trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn từ năm 2012 đến

năm 2016, đều tăng từ 30.416 người lên 31.811 người (tăng 1.395 người).

Điển hình, chương trình phát triển nông - lâm - thuỷ sản theo hướng sản xuất phát triển hàng hoá tạo ra giá trị gia tăng cao, những năm qua, huyện Thanh Thủy đã chỉ đạo tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức mở rộng sản xuất theo phương thức mới (trang trại, gia trại). Nếu như trước đây, người nông dân chủ yếu độc canh cây lúa thì nay đã chuyển sang hướng đa canh cây trồng, vật nuôi. Chuyển từ trồng trọt là chủ yếu sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thương phẩm và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là chăn nuôi những loại gia súc, gia cầm có giá trị gia tăng cao, mở rộng các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn. Do đó, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần còn tỷ trọng trồng trọt giảm dần làm cho cơ cấu giá trị nông nghiệp chuyển biến theo hướng tắch cực, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn. Kết quả, năm 2016 số lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản là 18.371 người, chiếm 57,8% lực lượng lao động nông thôn có việc làm.

Bảng 4.4. Lao động nông thôn của huyện phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị: % TT Nhóm ngành nghề Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Trồng trọt 58,09 52,16 49,09 49,90 40,01 2 Chăn nuôi 12,43 12,58 13,06 15,80 18,80 3 Lâm nghiệp 4,51 4,31 4,28 4,53 5,52 4 Ngư nghiệp 8,4 8,97 9,01 8,77 9,87 5 Tiểu thủ CN 6,90 10,84 11,09 8,22 10,89 6 Thương mại- DV 9,67 11,14 13,24 12,78 14,91 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Thanh Thủy (2017) Đối với công nghiệp và dịch vụ, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từng bước được phát triển ở các vùng nông thôn, thu hút nhiều lao động nông thôn. Đặc biệt, là lao động đang thiếu việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Thủy, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ tập

trung chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông - lâm - thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống và dịch vụ thương mại.

Bên cạnh đó, huyện còn khuyến khắch phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Do đó, các nghề và làng nghề truyền thống được đầu tư và phát triển mở rộng với tổng diện tắch các dự án công - nông nghiệp khác và tiểu thủ công nghiệp tại các cụm xã, thị trấn đến 2016 khoảng 65 ha. Một số ngành được chú trọng phát triển như sản xuất đồ mộc, thủy sản...

Đối với các dịnh vụ thương mại, để thực hiện mục tiêu đến năm 2016, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại chiếm 34,54% trong tổng GDP toàn huyện. Trong những năm qua, Thanh Thủy tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ như: dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tài chắnh, ngân hàng, bưu chắnh viễn thông, vận tải,Ầ phát triển thương mại, xây dựng hệ thống các chợ, siêu thị, đầu tư nâng cấp các khu du lịch, khu vui chơi giải trắ tổng hợpẦĐặc biệt, dịch vụ bưu chắnh viễn thông phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, dung lượng và vùng phục vụ; mạng điện thoại di động, dịch vụ truy cập Internet ADSL được mở rộng, chất lượng được cải thiện, cung cấp nhiều dịch vụ mới góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhờ vậy, năm 2016 đã thu hút được 3.815 lao động ở khu vực nông thôn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ.

4.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH THỦY THÔN HUYỆN THANH THỦY

4.2.1. Khái quát chung về tình hình tạo việc làm của huyện

4.2.1.1. Công tác lãnh đạo, điều hành trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn của Huyện ủy Thanh Thủy

Chắnh sách tạo việc làm cho lao động nông thôn là chắnh sách đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chắnh trị với các giải pháp đồng bộ. Mỗi cơ quan với chức năng và nhiệm vụ được phân công đều có vai trò to lớn trong quá trình thực hiện chắnh sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49)