Khái quát về lao động nôngthôn huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

Thanh Thủy là một trong những huyện có dân số đông của tỉnh Phú Thọ. Tắnh đến hết năm 2016, toàn huyện có 76.920 người. Số người trong độ tuổi lao động là 41.500 người (chiếm 53,95% tổng dân số của huyện). Trong đó, lực lượng lao động tập chung chủ yếu ở nông thôn với 33.471 người chiếm 80,7% lực lượng lao động của huyện.

Bảng 4.1. Quy mô dân số và lực lượng lao động của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 Lao động ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Dân số trung bình Người 74.628 75.034 75.921 76.016 76.920 2.Tổng số LĐ Người 39.023 39.558 40.800 41.019 41.500 3.Lực lượng lao động % 52,3 52,7 53,7 53,9 54,0 4.LĐ theo khu vực 39.023 39.558 40.800 41.079 41.500 - Thành thị Người 6.222 6.820 7.004 7.518 8.029 - Nông thôn Người 32.801 32.738 33.796 33.561 33.471 5. LLLĐ nôngthôn/tổng số LLLĐ % 84,1 82,8 82,8 81,8 80,7 6.LĐ nông thôn theo giới tắnh

- LĐ nam Người 15.002 15.388 15.409 15.620 16.620 - LĐ nữ Người 17.799 17.350 18.387 17.941 16.851 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy (2017) Qua bảng số liệu 4.1, có thể thấy, lực lượng lao động của huyện Thanh Thủy tăng đều từ các năm 2012 đến năm 2016.

Trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2012 đến 2016), lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng 2.477 người. Đây là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, lực lượng lao

động nông thôn lại có xu hướng giảm. Năm 2012, lực lượng lao động nông thôn là 32.801 người, chiếm 84,1% lực lượng lao động của toàn huyện, đến năm 2016, con số là 33.471 người chiếm 80,7% tổng số lực lượng lao động trên địa bàn huyện (giảm 3,4%).

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý lao động

TT Nhận xét Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tác phong, ý thức lao động thấp 20 100

2 Thiếu kỹ năng làm việc cơ bản 10 50

3 Năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu công việc 7 35

4 Không được đào tạo bài bản 15 75

5 Không có tinh thần học hỏi 12 60

6 Lười lao động 3 15

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Qua khảo Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý lao động huyện Thanh Thủy, chất lượng, tác phong, ý thức lao động của NLĐ không cao, thiếu kỹ năng làm việc cơ bản, tinh thần học hỏi không cao và chưa được đào tạo cơ bản (nhất là trong các làng nghề).

Bảng 4.3. Các nhóm đối tượng lao động qua khảo sát đại diện

TT Đối tượng Nam Nữ Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

1 Thanh niên bước vào tuổi lao động 70 50 26 26 2 Người lao động bị mất đất nông nghiệp 20 14,3 20 20 3 Người lao động làm việc do thay đổi cơ

cấu ngành nghề 20 14,3 16 16

4 Người lao động làm việc tìm đến việc

làm có chất lượng cao 125 89 30 30

5 Nhóm người lao động khác 20 14,3 8 8

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Nguyên nhân của xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông thôn/tổng số lao động là do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị, từ đó làm cho quá trình di cư từ nông thôn sang thành thị có xu hướng

gia tăng. Cùng với đó là xu thế tìm kiếm việc làm ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ trọng lao động nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu và tốc độ chuyển dịch còn chậm. Qua điều tra, khảo sát trên 240 người lao động cho thấy, đối với lao động nữ có 30% trong độ tuổi lao động, 89% nam giới trong độ tuổi lao động. Số người lao động tìm đến việc làm có chất lượng cao số lượng khá nhiều, nảy sinh ra vấn đề người lao động trực tiếp ngày càng ắt đi, đa số người lao động trực tiếp sẽ trở nên không chuyên nghiệp, phải làm trái ngành, nghề và hệ quả tất yếu là thất nghiệp sẽ xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)