Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Thuỷ là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Phú Thọ, mới được tái lập (sau 22 năm sáp nhập) trên cơ sở chia tách từ huyện Tam Thanh theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chắnh phủ về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chắnh và đi vào hoạt động từ 01/9/1999. Thanh Thuỷ nằm ở phắa Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là huyện giáp danh với huyện Ba Vì của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 65 km về phắa Tây, cách Thành phố Việt Trì - Trung tâm kinh tế, chắnh trị của tỉnh Phú Thọ gần 50 km, phắa Tây Bắc cách thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình 45 km. Trụ sở (trung tâm) huyện lỵ đóng tại Thị trấn Thanh Thuỷ (xã La Phù trước đây).

Tổng diện tắch đất tự nhiên của huyện Thanh Thủy là 12.568,05 ha, trong đó, đất nơng nghiệp là 5.609,13 ha; tồn huyện chạy dọc theo tả ngạn Sông Đà với chiều dài 32,5 km, có 11/15 xã, thị trấn nằm trên bờ sơng Đà. Có hệ thống giao thơng đường bộ và đường thủy thuận lợi lưu thơng với tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và thành phố Hà Nội.

Địa hình đồi núi: Chủ yếu là đồi núi thấp, gị có độ cao dưới 400m và có độ dốc từ 8 - 200, địa hình này tập trung ở các xã phắa Tây của huyện. Đất đồi núi của huyện Thanh Thủy thắch hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm.

Về khắ hậu: huyện Thanh Thủy mang đặc điểm chung của khắ hậu miền Bắc Việt Nam, có tắnh nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa khơ. Mùa nóng cịn được gọi là mùa mưa, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc điểm của mùa nóng là nhiệt độ cao, gió mùa đơng nam và mưa nhiều tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. Theo số liệu của trạm khắ tượng Phú Thọ, mùa này có nhiệt độ trung bình là 27oC, lượng mưa trung bình tháng là 218,2mm, số ngày mưa trung bình là 12,3 ngày/tháng. Mùa lạnh cịn gọi là mùa khô, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình ngày là 18,4oC, lượng mưa trung bình là 38,2mm, số ngày mưa trung bình tháng là 8 ngày. Độ ẩm tương đối là 85%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng xuất hiện nhưng thường ở mức nhẹ. Trên địa bàn Thanh Thủy thường có 2 loại gió chắnh là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam.

Về thủy văn: Huyện Thanh Thủy có Sơng Đà, một con sơng lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, tổng chiều dài khoảng 35km, chiều rộng chỗ rộng nhất là 1.600m, chỗ hẹp nhất là 320m. Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:100.000 trên địa bàn huyện Thanh Thủy có các loại đất chắnh sau: đất đồi núi, đất đồng bằng.

Về tài nguyên nước: Thanh Thủy có nguồn tài nguyên nước phong phú và dồi dào, được biểu hiện ở các mặt sau:

Nguồn nước mặt: Thanh Thủy có con sơng Đà chảy qua với trữ lượng nước rất lớn. Đây thực sự là nguồn tài nguyên dồi dào phục vụ cho các nhu cầu về nước của đời sống con người như: tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy, cung cấp nước cho công nghiệp, xây dựng và các nhu cầu sinh hoạt khác.

Nguồn nước hồ đầm: Thanh Thủy có diện tắch mặt nước hồ, đầm tương đối lớn (khoảng 200 ha) bao gồm: các hồ đầm tự nhiên và hồ đầm nhân tạo. Nguồn nước này có khối lượng hàng triệu m3. Đây là nguồn nước quan trọng để tưới tiêu và nhu cầu nước sinh hoạt cho huyện.

Về tài nguyên khoáng sản: Thanh Thủy là huyện có nhiều tiềm năng khoáng sản quý báu, như: quặng sắt, Cao lanh, Spenpat, Pirit; nước khống nóng có trữ lượng khoảng 20 triệu m3 có nhiệt độ từ 37 - 45o; cát đen xây dựng, đá vôi. Về tài nguyên rừng: Rừng của Thanh Thủy đang được phục hồi và ngày càng tăng trưởng khá với tổng đất rừng huyện là 3.108,38 ha. Đến nay, đất rừng 3.065,8 ha, chiếm 90,8%, độ che phủ rừng là 25,6%.

3.1.2. Về kinh tế - xã hội

Thứ nhất, về kinh tế

Xuất phát điểm Thanh Thuỷ là huyện nông thôn, miền núi mới được chia tách từ huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, cơ sở vật chất, hạ tầng đều tập trung tại huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ về vị trắ mới phải bắt đầu lại từ đầu, lúc chia tách cả huyện Thanh Thủy chưa có một mét đường nhựa nào. Nhận thức được những khó khăn đó, Đảng bộ, chắnh quyền các cấp và nhân dân Thanh Thủy đã không ngừng nỗ lực phát huy nội lực, tiềm năng vốn có của huyện và tranh thủ ngoại lực để phát triển KT- XH.

Là huyện thuần nơng, diện tắch đất canh tác bình qn đầu người thấp so với mặt bằng chung cả nước (0,06 ha/khẩu so với 0,25 ha/khẩu đất nông nghiệp).

Song, nhờ thâm canh tăng vụ, tắch cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển ngành nghề phụ và phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hóa nơng nghiệp và khuyến khắch phát triển các loại hình dịch vụ. Đặc biệt là dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh nên đời sống nhân dân trong huyện tương đối ổn định và trong những năm gần đây đang có tốc độ tăng trưởng khá.

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế huyện Thanh Thủy cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế có sự đầu tư đúng hướng, tạo mơi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (2010 - 2015) đạt 9,1% /năm, (tăng 1,9% so với giai đoạn 2005 - 2010), riêng tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,4% /năm. Năm 2016, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 32.077 tấn (tăng 4.842 tấn so với năm 2005). Bình quân lương thực đầu người đạt 413,4 kg/người/năm (tăng 53,4 kg/người/năm so với năm 2005). Giá trị sản phẩm bình quân trên một đơn vị diện tắch canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 96,6 triệu đồng/ha (tăng 3,7 lần so với năm 2005). Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3% (giảm 25,1% so với năm 2005). (Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy, 2016).

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, huyện Thanh Thủy đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tắch cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch như vậy là phù hợp với tiến trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Cơ cấu giá trị tăng thêm theo thành phần kinh tế. Năm 2016, nông, lâm, thủy sản chiếm 38,5%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 17,1%; dịch vụ chiếm 44,4%.

Kinh tế tăng trưởng nhưng đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này vẫn là ngành nông nghiệp. Song song với việc nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới kinh tế hàng hóa - thị trường. Mặt khác, huyện Thanh Thủy xác định ngành kinh tế mũi nhọn tiềm năng hiện nay là dịch vụ du lịch, với hướng phát triển chiến lược là:

du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, du lịch nước khống nóng ở xã Bảo n và thị trấn Thanh Thủy, du lịch tâm linh (Động Lăng Sương thời đức Thánh mẫu Đinh Thị Đen - mẹ của Tản Viên Sơn thánhẦ), các di tắch lịch sử (Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Vườn cây Bác Hồ Đồi Bạch Thạch xã Đào Xá, đền Nhà Bà ở xã Yến MaoẦ). Tồn huyện hiện có 12 dự án kinh doanh lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã và đang xây dựng, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện cịn có tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, kinh tế tiểu thủ nơng nghiệp, làng nghề và làng có nghề, hiện nay đã có 1 Cụm cơng nghiệp - làng nghề Hoàng Xá với diện tắch 30ha và 9 làng nghề đã được cơng nhận. Tồn huyện hiện có trên 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong những năm gần đây, ngành nơng nghiệp của huyện Thanh Thủy có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải thiện, tăng cường. Đặc biệt, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn được UBND huyện và các ngành liên quan ở địa phương coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa giống mới, năng xuất cao, thay thế giống cũ, kém hiệu quả kinh tế. Các cơng trình xây dựng phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đời sống vật chất, tinh thần tầng lớp dân cư nơng thơn có nhiều chuyển biến tắch cực. Song song với những mặt tắch cực, ngành nông nghiệp cịn khơng ắt những hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thấp, đầu tư ắt, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm nơng nghiệp khó tiêu thụ, dân số tiếp tục tăng trong khi đất đai ngày càng thu hẹp... Hằng năm, tổng diện tắch đất gieo trồng đạt 7.021,9 ha, đạt 98,8 kế hoạch. Riêng cây lương thực có hạt đạt 5.686,4 ha, đạt 101,2% so với kế hoạch. Diện tắch trồng lúa đạt 3.849,5 ha; diện tắch trồng ngô đạt 1.836,9 ha; diện tắch trồng lạc 229,1 ha; diện tắch cây đậu tương 41,3 ha; diện tắch trồng các loại cây khác 1.065,1 ha.

Về chăn ni: Tồn huyện có khoảng 168 trang trại, các trang trại quy mơ vừa và nhỏ nên số lượng lao động làm việc ở mỗi trang trại khoảng 10 -15 người/trang trại. Hiện nay, trên tồn huyện có khoảng 1.100 lao động làm việc trong các trang trại.

Thứ hai, về văn hoá - xã hội:

Cùng với việc phát triển kinh tế, Đảng bộ, chắnh quyền các cấp và nhân dân huyện Thanh Thuỷ chú trọng, quan tâm giải quyết các vấn đề văn hóa - xã

hội, coi đó là nhân tố quan trọng, tác động tắch cực tới chất lượng quản lý Nhà nước của chắnh quyền từ huyện tới cơ sở.

Huyện Thanh Thuỷ có 14 xã và 1 thị trấn với 151 khu dân cư. Tắnh đến hết năm 2016, tổng số dân toàn huyện là 76.920 nhân khẩu, 41.500 người trong độ tuổi lao động. Trong 14 đơn vị hành chắnh cấp xã có 4 xã trung du, 10 xã miền núi thuộc khu vực I, II và 1 thị trấn miền núi.

Tồn huyện có 2 tơn giáo chắnh là Đạo giáo và Thiên chúa giáo (chiếm 31,5% dân số toàn huyện), dân tộc Kinh là chủ yếu (95,37%), dân tộc Mường (3,6%). Ngồi ra cịn có một số dân tộc thiểu số khác như: Tày, Thái, Sán Dìu, Tà Ơi, Sán Chay, Ngái,... Mặc dù là huyện có nhiều dân tộc và hai tơn giáo lớn, song từ khi tái lập huyện (9/1999) đến nay, tình hình an ninh chắnh trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định, không xảy ra những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Tư tưởng cán bộ và nhân dân cơ bản ổn định và có chuyển biến tắch cực.

3.1.3. Đặc điểm về lao động huyện Thanh Thủy

Là huyện thuần nông, số nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, bình quân diện tắch đất canh tác trên đầu người thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni chậm. Sự phân hố giàu, nghèo ngày càng tăng. KT-XH phát triển chưa bền vững và chưa đồng đều giữa các xã trong huyện. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất khó khăn. Nhiều dự án, chương trình kinh tế triển khai trên địa bàn huyện chưa đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng nước khống nóng và du lịch tâm linh phát triển chưa đúng tiến độ được duyệt và chưa tương xứng với tiềm năng. Làng nghề và làng có nghề chưa phát huy được những mặt hàng mũi nhọn, độc đáo.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2016, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước nên tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện cịn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người qua các năm cịn thấp so với bình qn của cả tỉnh và cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế nông nghiệp mang tắnh tự cấp tự túc, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhìn chung cịn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trình độ tay nghề của người lao động thấp, cơng tác đào tạo nghề cịn nhiều hạn chế, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, của nền

sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Tư duy về kinh tế thị trường cịn nhiều hạn chế, tình trạng Ộthừa thầy thiếu thợỢ vẫn còn tồn tại. Lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập chung ở nông thôn, với tâm lý thụ động, cam chịu với hồn cảnh thực tại, chưa năng động trong việc tìm kiếm việc làm, nặng tư tưởng muốn làm việc trong Ộ biên chếỢ nhà nước để có cơng việc ổn định, lâu dài. Một bộ phận người lao động có mong muốn tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân, của các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên, trình độ tay nghề, tác phong làm việc không đáp ứng được với yêu cầu.

Do vậy, tình trạng khơng có việc làm và thiếu việc làm trở thành một trong những vấn đề bức xúc của địa phương, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nói riêng, của tỉnh và cả nước nói chung, đặc biệt tác động trực tiếp đến quá trình giải quyết việc làm cho người lao động nhất là việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)