trong nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Sở giao thông vận tải Hòa Bình
Nghị quyết số 04 năm 1993 của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Giao thông vận tải Hòa Bình về công tác cán bộ đến năm 2010 đã xác định: Từ nay đến năm 2010 Sở Giao thông vận tải Hòa Bình phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
trong Ngành đồng bộ từ cao xuống thấp, từ vị trí lãnh đạo Sở đến lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, các vị trí trưởng, phó trưởng phòng các đơn vị cấp 2 trực thuộc Sở. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có phẩm chất và năng lực tốt, dần dần trẻ hóa mỗi năm thay thế khoảng 20%, Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình còn đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng các hạt nhân lãnh đạo vững vàng về chuyên môn, học thạc sỹ chuyên ngành và tăng cường bồi dưỡng về cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý (Đặng Thanh Tùng, 2017).
Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết cán bộ quản lý từ cấp trưởng phòng Sở trở lên có trình độ Đại học, trên đại học về chuyên môn, về trình độ cao cấp đối với lĩnh vực chính trị (Đặng Thanh Tùng, 2017).
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Sở Giao thông vận tải Hòa Bình phải gắn với sự nghiệp phát triển nhân lực của cả Ngành nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu công tác trong tương lai, Sở Giao thông vận tải Hòa Bình cần nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu lâu dài nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Sở Giao thông vận tải Hòa Bình là: Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, thể lực, sức khỏe tốt, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu công tác, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và phát triển của Ngành Giao thông vận tải Hòa Bình trong tương lai (Đặng Thanh Tùng, 2017).
Sở Giao thông vận tải Hòa Bình đã có các giải pháp như sau: - Giải pháp 1: Đổi mới và hoàn thiện công tác tuyển dụng;
- Giải pháp 2: Đổi mới, nâng cao hiệu quả của các công tác sử dụng và đãi ngộ;
- Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nhân lựcngành giao thông vận tải của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, trên cơ sở thực trạng nhân lực và các chính sách phát triển nguồn nâng cao chất lượng nhân lực của Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra những giải phát hoàn thiện chính sách nâng cao và quản lý nhân lực cho SGTVTTST như (Đặng Thanh Tùng, 2017):
- Hoàn thiện quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng. - Đánh giá kết quả công việc.
- Chính sách bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ.