Hưng Yên
4.4.2.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quy hoạch, tuyển dụng cán bộ
Muốn phát triển đội ngũ công chức, viên chức trước hết phải định hình được đội ngũ, vì vậy việc quy hoạch tạo ra cơ sở là điều kiện nhằm đảm bảo cho đội ngũ công chức, viên chức tại Sở phát triển ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài. Thực hiện đồng bộ công tác xây dựng quy hoạch CCVC lãnh đạo, quản lý với quy hoạch CCVC chuyên sâu về từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo dân chủ, công khai, không khép kín; quan tâm quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Thường xuyên nhận xét, đánh giá dân chủ, công khai CCVC trong quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp, mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch những CCVC không đảm bảo theo tiêu chuẩn. Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức còn nhằm đảm bảo cho đội ngũ phát triển cả về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.
Về số lượng: Đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng công chức, viên chức ở
các phòng, ban, đơn vị, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một người kiêm nhiệm nhiều công việc nhưng quán triệt tốt việc tinh giản biên chế, giảm bớt CCVC tại những vị trí không cần thiết nhằm tránh tình trạng cồng kềnh, không hiệu quả của bộ máy.
Về chất lượng: Chất lượng CCVC thể hiện trên tất cả các mặt: phẩm chất,
trình độ, năng lực. Mục tiêu là tất cả công chức, viên chức của Sở đều đạt chuẩn và vượt chuẩn. Vì vậy trong công tác quy hoạch phát triển cần quan tâm đầy đủ
các mặt nêu trên; đặc biệt trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ phải được quan tâm hàng đầu.
Về cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ CCVC cân đối về độ tuổi, giới tính, thâm niên
công tác, trình độ đào tạo tại các phòng, ban.
Trong quá trình lập quy hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ sung. Nếu việc tuyển chọn, bổ sung cán bộ không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng theo yêu cầu tại Sở đang cần thì chỉ làm tăng lên về số lượng nhưng chất lượng không tăng. Vì vậy mục tiêu của việc tuyển chọn, bổ sung nguồn nhân lực là đủ số lượng, nâng cao chất lượng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, phải tạo ra được sự cân đối về cơ cấu trong từng phòng ban, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính nhằm đảm bảo cho những yêu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển của Sở.
Trong những đợt tuyển dụng gần đây, theo đánh giá của tác giả, chất lượng đạt được tương đối tốt. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị tuyển dụng có một số khâu cần phải rút kinh nghiệm để việc tuyển dụng đạt kết quả cao hơn nữa:
Việc thông báo tuyển dụng chưa rộng, thông tin về việc tuyển dụng CCVC nên được đăng lên báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động...với số lượng phù hợp để khả năng thông tin rộng rãi đến các đối tượng ứng viên rộng rãi. Số lượng đối tượng tiếp cận thông tin càng nhiều thì càng tăng tính thu hút các đối tượng giỏi, có năng lực ứng tuyển.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, thực hiên thi tuyển dụng CCVC phải đảm bảo đúng quy trình quy định, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng và cạnh tranh lành mạnh. Công tác tuyển dụng phải luôn song hành với sử dụng. Tuyển dụng có dụng CCVC đòi hỏi khắt khe, đặt ra nhiều yêu cầu cao, nhưng không sử dụng đúng khả năng của công chức, viên chức, bố trí sai chuyên môn, thiếu quan tâm đến công việc sẽ gây lãng phí tiền bạc, chất xám, sẽ không khích lệ được CCVC cố gắng hết mình vì công việc, gây chán nản và giảm động lực làm việc của họ.
Đối với những CCVC có biểu hiện sa sút về đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không chịu cố gắng học tập, rèn luyện để vươn lên; lãnh đạo các phòng, ban Sở đã nhiều lần nhắc nhở mà không chuyển biến thì cần mạnh dạn đưa ra khỏi bộ máy nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC theo
tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có như vậy mới tạo ra tác dụng tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy đội ngũ công chức, viên chức tại Sở phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Để có thể làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch công chức, viên chức cần phải:
- Căn cứ vào chủ trương định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên, vào mục tiêu nhiệm vụ của đơn vị trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai.
- Về chế độ chính sách, Sở cần cụ thể hóa một số chính sách nhằm thu hút người tài để bổ sung cho CCVC, mặt khác đưa ra một số lợi ích ưu đãi về vật chất nhằm khuyến khích động viên đội ngũ cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Quá trình lập quy hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức luôn có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Sở và và sự phối hợp giúp đỡ, tạo điều kiện của các ngành, các cấp lãnh đạo tỉnh.
Nói tóm lại, tăng cường công tác tuyển chọn và sử dụng CCVC là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng CCVC, nó phải dựa trên cơ sở đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi, giới tính, đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài cho hoạt động đào tạo của Sở GTVT tỉnh.
4.4.2.2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chính trị - tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức
Hiện nay vẫn có trên 50% CCVC của Sở chưa được đào tạo trình độ sơ cấp LLCT. Trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, các yếu tố tiêu cực và các thế lực thù địch, chủ nghĩa đế quốc đang ra sức tấn công vào nền tảng tư tưởng, chính trị của Đảng, làm giao động tư tưởng, hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, việc giáo dục bồi dưỡng lý luận chính trị, thống nhất về quan điểm, lý tưởng chính trị, củng cố niền tin, lập trường cho đội ngũ CCVC là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thái độ đúng đắn, tạo tâm lý sẵn sàng vượt khó khăn, ý chí sẵn sàng hành động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Sở giao phó.
Tỷ lệ của Sở GTVT chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn chiếm tỷ trọng lớn (51,9%) trong cơ cấu CCVC của Sở. Mục tiêu của Sở trong giai đoạn tới là giảm tỷ trọng số CCVC chưa đào tạo về trình độ LLCT xuống còn 13% - 17%. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng luôn được đổi mới và ngày một hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển, thì cũng đòi hỏi trình độ nhận thức của đội ngũ CCVC Sở GTVT phải được bồi dưỡng nâng lên cho ngang tầm. Để tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống cho CCVC, Ban lãnh đạo Sở nên tập trung vào một số nội dung sau:
- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của CCVC. Giáo dục chính trị - tư tưởng theo hướng mở rộng dân chủ, thiết thực và hiệu quả trong đó lấy đội ng ũ CCVC làm trung tâm của đào tạo từ đó tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của CCVC trong thực thi công vụ. Chủ động đấu tranh, xử lý những cá nhân vi phạm chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, suy thoái về đạo đức lối sống và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Tiếp tục gắn việc đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của CCVC lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, đơn vị; vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên, CCVC để quần chúng noi theo.
- Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn thì cần thiết phải cung
cấp kiến thức về lý luận chính trị, xây dựng lí tưởng chính trị là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi CCVC tùy theo nhiệm vụ cụ thể của mình, cần có ý thức tự hoàn thiện nhân cách, luôn mẫu mực trước công dân, NLĐ và những người xung quanh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị nên được nghiên cứu tổ chức một cách đa dạng gồm các lớp học tập lý luận, những đợt sinh hoạt chính trị,
Nghị quyết của Đảng, những báo cáo chuyên đề lý luận chính trị để thu hút CCVC tham gia học tập. Qua đó không chỉ giúp cho người CCVC nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống mà còn trang bị những kiến thức cơ bản cho họ để họ có cơ sở lý luận để giải thích, tuyên truyền và vận động người dân tin tưởng, nghe và làm theo.
- Trong nội bộ đơn vị, phòng, ban của Sở phải tăng cường công tác giáo
dục tư tưởng chính trị - đạo đức, lối sống đối với CCVC, kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của CCVC. Nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu, là tấm gương để đội ngũ nhân viên học tập, noi theo. Lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra, giám sát về đạo đức công vụ để đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các thành viên trong đơn vị, đồng thời kiên quyết xử lý trách nhiệm nghiêm khắc và phù hợp với các trường hợp có biểu hiện của suy thoái đạo đức, lối sống hay có biểu hiện của hách dịch cửa quyền, tham ô tham nhũng... trong bộ phận, đơn vị để răn đe, làm gương cho các nhân viên khác.
4.4.2.3. Tăng cường quản lý trong phân công công việc, nhiệm vụ
Để nâng cao chất lượng công tác phân công nhiệm vụ thì toàn bộ CCVC Sở và đội ngũ lãnh đạo Sở, lãnh đạo các đơn vị, trưởng phòng, ban cần đưa ra giải pháp của từng cấp quản lý, cụ thể như sau:
- Nâng cao kỹ năng giao việc của lãnh đạo Sở: Giao việc là bàn giao một
phần hay toàn bộ công việc cho cấp dưới. Nguyên tắc cơ bản trong giao việc là đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng yêu cầu đặt ra và do cấp dưới (người được giao việc) thực hiện. Hoàn thiện kỹ năng giao việc của lãnh đạo Sở là giúp lãnh đạo Sở nhận ra những lợi ích, bất lợi, khó khăn trong hoạt động giao việc của mình.Bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo Sở về các kỹ năng giao việc cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Giao việc thường có những lợi ích sau:
+ Giúp lãnh đạo Sở có nhiều thời gian để tập trung vào những công việc khác quan trọng hơn. Trên thực tế lãnh đạo Sở phải thực hiện khối lượng lớn công việc do đó ngoài những công việc chuyên môn lãnh đạo Sở cũng nên giao việc nhiều hơn cho cấp dưới. Ngoài ra khi giao việc cho cấp dưới lãnh đạo Sở còn tập trung được sức mạnh, trí tuệ của tập thể sẽ tạo điều kiện để công việc được thực hiện nhanh hơn.
+ Tạo điều kiện phát triển năng lực cho cấp dưới. Thông qua hoạt động thực hiện nhiệm vụ thì cấp dưới sẽ có điều kiện củng cố chuyên môn, tự đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng công việc do đó hoàn thiện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cho nhân viên cấp dưới. Giao việc là một nghệ thuật đào tạo và phát triển năng lực của lãnh đạo Sở. Bởi vì khi lãnh đạo Sở giao việc cho nhân viên cấp dưới và trước sự nỗ lực làm việc để hoàn thành công việc được giao, khi đó lãnh đạo Sở sẽ nhân thấy ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện công việc của cấp dưới. Lãnh đạo Sở nhận ra ưu, khuyết điểm của nhân viên và hướng dẫn họ loại bỏ khuyết điểm, nâng cao ưu điểm hành động đó chính là hoạt động đào tạo nhân viên của lãnh đạo Sở.
Giúp công việc được hoàn thành đúng theo thời gian, tiến độ của công việc. Lãnh đạo Sở có tầm ảnh hưởng rất lớn do đó công việc của lãnh đạo Sở thường rất quan trọng. Việc lãnh đạo Sở chia nhỏ công việc và giao cho các phòng ban, cấp dưới như thế sẽ giúp công việc lớn được giải quyết nhanh hơn.
- Nâng cao năng lực quá trình phân công nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Nâng cao năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn là khả năng giải quyết các công việc được phân công theo chức năng nhiệm vụ của phòng, ban. Do đặc thù của mỗi bộ phận nên chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận là khác nhau, năng lực chuyên môn cũng rất khác nhau. Nâng cao năng lực chuyên môn của từng bộ phận phải được thực hiện theo chức năng của từng bộ phận, phòng ban và đơn vị. Căn cứ vào chức năng của từng đơn vị, các bộ phận tự tổ chức đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của CCVC để đáp ứng được với yêu cầu thực hiện công việc của Sở. Nâng cao năng lực chuyên môn thông qua hoạt động nhận giao việc của cấp trên. Thông qua hoạt động nhận và thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp các bộ phận hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc của bộ phận.
+ Nâng cao kỹ năng nhận giao việc: Hoàn thiện kỹ năng phân tích nhiệm của của các phòng ban. Kỹ năng phân tích nhiệm vụ là khả năng phân tích một nhiệm vụ được giao thực hiện. Nhiệm vụ được giao thực hiện thường được chia nhỏ thành các phần việc như: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công việc. Các bộ phận phải hoàn thiện kỹ năng phân tích nhiệm vụ để khi lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ phải phân tích được
những yếu tố cấu thành nhiệm vụ. Nội dung nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ chức năng của đơn vị hay là nhiệm vụ khác. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo Sở giao có thể hoàn thành trong thời gian được giao hay phải gia hạn thêm thời gian. Phân tích những thuận lợi khó khăn để có thể giải quyết công việc nhanh nhẹn hơn. Hoàn thiện kỹ năng phân tích nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để CCVC của phòng ban hoàn thành nhiệm vụ được giao và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc và năng lực CCVC phòng, ban đó.
Kỹ năng phản hồi ý kiến với lãnh đạo Sở: CCVC của phòng ban phải nâng cao kỹ năng giao tiếp đặc biệt kỹ năng giao tiếp với cấp trên để nêu ý kiến trực