3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Hưng Yên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác về chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên làm điểm nghiên cứu, những cán bộ, các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả tỉnh Hưng Yên. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tiến hành chọn điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:
- Các đơn vị trên địa bàn: Các tổ chức, cơ quan Nhà nước và các cá nhân trong lĩnh vực giao thông.
- Lĩnh vực: Công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Chọn phỏng vấn cán bộ Sở GTVT tỉnh Hưng Yên:
+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo; + Chuyên viên.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đánh giá được thực trạng chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn; (1) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả
nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (2) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi kín và phỏng vấn trực tiếp.
3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp về yêu cầu năng lực cho cán bộ Sở GTVT tỉnh Hưng Yên: Bản mô tả công việc hiện tại, hệ thống kiến thức, kỹ năng chung của các chức danh, tài liệu đào tạo của cơ quan.
Đề tài tiến hành thu thập số liệu từ Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Kế hoạch và đầu tư; các cơ quan có liên quan; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan..., được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập thông qua bảng hỏi điều tra về chất lượng nhân lực tại Sở GTVT tỉnh Hưng Yên theo phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước. Phỏng vấn sâu.
* Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý là Ban giám đốc, ban chấp hành của Cục Giao thông tỉnh Hưng Yên (Giám đốc, các phó giám đốc, trưởng phòng văn phòng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc ); chuyên viên Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc và người dân đã làm việc với công chức viên chức tại Sở.
* Nội dung phỏng vấn: - Phỏng vấn người dân;
- Phỏng vấn cán bộ Sở GTVT.
Đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu đối với cán bộ quản lý lãnh đạo (cấp Sở), chuyên viên ở các lĩnh vực theo các tiêu chí đã được xây dựng trong bảng hỏi.
- Kiến thức về chuyên môn;
- Ngoại ngữ tiếng Anh. - Thái độ làm việc.
* Công cụ điều tra: Bảng hỏi * Phương pháp điều tra: - Chọn mẫu điều tra
Để đánh giá thực trạng nhân lực, tác giả chia làm 4 nhóm đối tượng điều tra:
+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo: 19 người là toàn bộ lãnh đạo trong Sở, bao gồm lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
+ Chuyên viên: 50 người, là chuyên viên tại Sở GTVT và đơn vị trực thuộc;
+ Nhân viên hợp đồng: 21 người, là chuyên viên tại Sở GTVT và đơn vị trực thuộc;
Người dân: 100 người dân đến làm việc với công chức viên chức tại Sở.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng công cụ Excel, được trình bày dưới dạng bảng,… Đối với các thông tin định tính được tổng hợp, phân tích và rút ra nhận xét.
- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
3.2.4.2. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này sử dụng để mô tả thực trạng số lượng, chất lượng nhân lực tại Sở GTVT tỉnh Hưng Yên.
* Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này dùng để phân tổ theo vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trình độ nhân lực tại Sở GTVT tỉnh Hưng Yên...
Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng nhân lực như:
+ Chất lượng nhân lực và hiện trạng sử dụng, số lượng lao động, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng...
+ Thông tin vị trí công tác và thông tin của lao động trong đơn vị, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động...
* Phương pháp so sánh: Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên qua các thời kỳ. Phương pháp giao thôngso sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của Sở.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng nhân lực
Nhóm chỉ tiêu thể hiện về trí lực
- Trình độ, đào tạo chuyên môn kỹ thuật;
- Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng làm việc nhóm;
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào công việc chuyên môn.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện về thể lực
- Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. - Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.
- Sức khỏe loại C: thể lực yếu, không đủ khả năng lao động.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện về tâm lực
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực
- Chỉ tiêu về hoạch định cán bộ.
- Chỉ tiêu về công tác đánh giá cán bộ.
- Chỉ tiêu về đánh giá công tác tuyển dụng.
- Chỉ tiêu về đánh giá công tác sử dụng và bố trí công việc
- Chỉ tiêu về đánh giá công tác duy trì đãi ngộ cán bộ.
- Chỉ tiêu đánh giá hoạt động đào tạo.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HƯNG YÊN 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sở Giao thông vận tải Hưng Yên được tái lập năm 1997 theo quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 23/4/1997 của UBND tỉnh Hưng Yên. Ngày 11/11/2016 UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định số 2515/QĐ-UBND về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GTVT Hưng Yên.
Hình 4.1. Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên (2019)
4.1.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước của Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên (2019) Lãnh đạo sở
Văn phòng
Kế hoạch
tài chính Thanh tra Quản lý đào tạo sát hạch Quản lý kết cấu hạ tầng An toàn giao thông Quản lý vận tải phương tiện
Lãnh đạo Sở gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc
Giám đốc Sở: Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác của Sở, theo chức năng quản lý NN được UBND tỉnh và Bộ GTVT giao trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
+ Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương; + Kế hoạch, quy hoạch hoạch, Dự án đầu tư; + Công tác quản lý tài chính, tài sản toàn ngành;
+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng, chóng tham nhũng lãng phí;
+ Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
+ Kiêm các chức danh: Phó Ban thường trực An toàn giao thông tỉnh, Trưởng Ban cải cách hành chính và đổi mới doanh nghiệp của Sở; Trưởng Ban phòng chống lụt bão; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật, Chủ tịch Hội đồng, tuyển dụng, nâng ngạch, nâng lương của Sở. Theo dõi chỉ đạo chung các đơn vị trong ngành, kể cả các đơn vị đã cổ phần hoá, tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh củng có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về cơ chế chính sách, để các đơn vị Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững.
- Phó Giám đốc Sở: Có 3 phó giám đốc, đây là những người giúp việc cho Giám đốc Sở và trực tiếp phụ trách các phòng ban do giám đốc phân công, bao gồm: - Các phòng, ban Sở: +Văn phòng Sở; +Thanh tra Sở; +Phòng Kế hoạch - Tài chính; +Phòng quản lý kết cấu hạ tầng; +Phòng quản lý vận tải, phương tiện; +Phòng An toàn giao thông;
+Phòng quản lý đào tạo và sát hạch. - Các đơn vị trực thuộc:
+ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới;
+ Ban QLDA đầu tư XDCT kết cấu hạ tầng giao thông; + Ban quản lý bến xe, bến thủy
4.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
Vị trí và chức năng
Sở Giao thông Vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giao thông Vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn.
Sở Giao thông Vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông Vận tải.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về Giao thông Vận tải
Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình, dự án về
Giao thông Vận tải; các biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính về Giao thông Vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
Các dự án đầu tư về Giao thông Vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn chức danh
đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giao thông Vận tải; tham gia với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó phòng chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về Giao thông Vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị
thuộc Sở Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật; phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông Vận tải quản lý theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực Giao thông Vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Giao thông Vận tải trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong Giao thông Vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực Giao thông Vận tải ở tỉnh theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về Giao thông Vận tải đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của Sở theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến Giao thông Vận tải trên địa bàn.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Giao thông Vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Ủy ban nhân dân