Bài học kinh nghiệm từ các tỉnh đối với Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại sở giao thông vận tải tỉnh hưng yên (Trang 39)

Qua kinh nghiệm phát triển nhân lực của hai địa phương trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên như sau:

Thứ nhất, về đào tạo, phải xây dựng chính sách lâu dài để phát triển giáo

dục - đào tạo:

+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo trước mắt và lâu dài để nâng cao trình độ cho yêu cầu kinh tế, hoặc cho từng ngành. Công tác đào tạo phải thực hiện đồng bộ với yêu cầu từng lĩnh vực KT – XH.

+ Công tác bồi dưỡng cán bộ, nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ phải thực hiện liên tục, thiếu gì bồi dưỡng ấy, không bồi dưỡng kiến thức, tay nghề để theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ thì không đề bạt, không sử dụng. Trong công tác bồi dưỡng cần tăng cường bồi dưỡng năng lực thực hành trong thực tế; chương trình đào tạo phải toàn diện, cả lý thuyết và thực hành, không học chay, dạy chay.

+ Xây dựng chính sách, chế độ để khuyến khích cán bộ, nhân viên tự học tập chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ, như ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, về công tác tuyển chọn và sử dụng lao động:

Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tuyển chọn, sàng lọc NL chất lượng cho ngành, đơn vị. Để tổ chức, đơn vị có thể hoạt động có hiệu quả theo yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức đề ra thì công tác tuyển chọn nhân sự, đặc biệt là khâu tuyển dụng phải đúng ngành, nghề theo yêu cầu công việc. Mỗi tổ chức, đơn vị đều có những nguyên tắc tuyển dụng riêng, phụ thuộc vào đặc điểm mỗi đơn vị, tuy nhiên việc tuyển dụng công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước như Sở GTVT Hưng Yên cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc phù hợp. Việc tuyển dụng được những người có năng lực, phẩm chất tốt có thể bù đắp được những thiếu sót đang tồn tại trong hệ thống.

Việc sử dụng cán bộ phải phù hợp với ngành, nghề đào tạo. Sử dụng theo chức danh và tiêu chuẩn từng vị trí công tác để đảm bảo cho cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ ba, về chính sách đãi ngộ, thu hút lao động chất lượng cao:

Cần thường xuyên xây dựng và bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ kịp thời để thu hút lao động có chất lượng cao. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chính sách, chế độ tiền lương trả cho người lao động phải phù hợp với kết quả và hiệu quả lao động của họ.

Ngoài chế độ tiền lương, việc nghiên cứu chế độ phụ cấp, chế độ khuyến khích cho những người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là rất quan trọng. Như ở ngành dầu khí, ngoài chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp còn có chế độ khen thưởng, đãi ngộ để khuyến khích lao động hiệu quả cao.

Thứ tư, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa nghề cho lao động:

Kinh nghiệm quốc tế và một số ngành, đơn vị trong nước chỉ ra rằng: ngoài việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển dụng sử dụng cán bộ hợp lý, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ giao tiếp, lối sống cũng là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng NL.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở được biểu hiện thông qua tình cảm, nhân cách, thái độ và quan hệ giao tiếp của NL. Cơ quan cần giáo dục nâng cao trình độ văn hóa nơi công sở, để họ coi trọng tính cộng đồng, lòng trung thành với lãnh đạo, với đồng nghiệp và có quan hệ giao tiếp lịch sự, đúng dắn phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Thứ năm, chú trọng các biện pháp cải thiện thể lực của NL:

Tình trạng sức khỏe của NL, bao gồm các yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần quyết định đến độ bền bỉ, dẻo dai, tháo vát, nhanh nhẹn của NL trong khi thực hiện nhiệm vụ. Thể lực là yếu tố quyết định để phát triển trí lực. Vì vậy, để có NL chất lượng cao, thì về mặt thể lực cần được Nhà nước nói chung và các ngành quan tâm.

Trong phạm vi ngành hoặc đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến thể lực NL, trước hết cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống, phúc lợi và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trong cơ quan...

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là: * Phía giáp tỉnh Bắc Ninh.

* Phía tây và tây bắc giáp thành phố Hà Nội. * Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.

* Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; * Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.

Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý: * Từ 2036' đến 2101' vĩ độ Bắc;

* Từ 10553' đến 10617' kinh độ Đông.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Hưng Yên

Tổng diện tích tự nhiên 92.309,32 ha (923,09 km2) chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển.Gồm 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).

3.1.1.2. Hệ thống giao thông

Có hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng rất thuận lợi cho việc đi lại lưu thông. Góp phần đặc biệt quan trọng cho phát triển nhanh kinh tế của tỉnh.Trên bản đồ sử dụng ký hiệu, màu sắc ghi chú tên đường.

a. Giao thông đường bộ

Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Như Quỳnh đến xã Lương Tài (huyện Văn Lâm) dài 17km. Đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn: Rất phát triển và phân bố hợp lý ở tất cả các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến được trung tâm xã (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).

Quốc lộ: Bản đồ sử dụng lý hiệu màu đỏ và ghi chú số hiệu đường biểu thị các tuyến:

* Quốc lộ 5A: Như Quỳnh - Minh Đức; * Quốc lộ 39A: Phố Nối - Triều Dương;

* Quốc lộ 38: Cống Tranh - Trương Xá; TP. Hưng Yên - cầu Yên Lệnh; * Quốc lộ 38B (39B cũ ): Cầu Tràng - Chợ Gạo.

Tỉnh lộ: Gồm các tuyến 195, 196, 199, 200, 204, 205, 205C, 206, 209, và một số tuyến khác được ghi chú tên đường và biểu thị màu đỏ trên bản đồ (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).

b. Giao thông đường thủy

Bản đồ được biểu thị bằng màu xanh lam và ghi chú giải thích tên sông. Có mạng lưới sông kênh mương phân bố hợp lý, tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển. Sông Hồng qua Hưng Yên dài 57 km, sông Luộc qua Hưng Yên dài 25 km, dọc 2 tuyến này có một số bến bãi phục vụ tầu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng hoá, được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu và ghi chú giải thích. Ngoài 2 sông lớn trên còn biểu thị hệ thống sông nội tỉnh, đặc biệt là hệ thống trung đại thủy nông - Hưng - Hải; gồm các sông chính là: sông Sặt, sông Chanh; sông Cửu Yên; sông Tam Đô; sông Điện Biên... (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).

Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng được thể hiện trên bản đồ, phân bố hợp lý, phủ khắp địa bàn tỉnh được phân theo các cấp: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đô thị, đường thôn xóm, xã tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý từ thấp đến cao phục vụ lưu thông trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều thành tựu lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 9,64%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 55,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 51,56% - dịch vụ 37,86% - nông nghiệp, thủy sản 10,58%. Sản xuất nông nghiệp được mùa, được giá, giá trị sản xuất tăng 3,5%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 92.523 ha; diện tích trồng lúa 66.399 ha, giảm 5,65%, lúa chất lượng cao chiếm 64,8% diện tích gieo cấy; năng suất lúa bình quân 62,56 tạ/ha, tăng 5,18%; sản lượng lúa ước 415.420 tấn, giảm 0,76%. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Giá trị thu nhập bình quân 01 ha đất canh tác đạt 192 triệu đồng, tăng 18,5 triệu đồng so với năm 2017. Chăn nuôi từng bước ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 2,5%, sản lượng thủy sản tăng 5,42%. Công tác phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai hiệu quả. Công tác thủy lợi, quản lý đê điều và phòng chống lụt bão được thực hiện nghiêm túc. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, dự kiến huyện Văn Giang đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Hưng Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có 117/145 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 80,7%, bình quân đạt 18,4 tiêu chí/xã. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,93%. Giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ tăng 8,19%%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,49%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 4,5%. Năm 2018, thu hút 157 dự án mới (trong đó: có 129 dự án trong nước, 28 dự án đầu tư nước ngoài) với số vốn đăng ký 10.421 tỷ đồng và 387 triệu USD. Đến nay, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 1.836 dự án (1.414 dự án đầu tư trong nước, 422 dự án đầu tư nước ngoài), tổng vốn đăng ký ước 124.892 tỷ đồng và 4,3 tỷ USD (tương đương 9,7 tỷ USD). Tổng thu ngân sách 12.840 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 9.400 tỷ đồng; chi ngân sách 9.623 tỷ đồng, trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.121 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 31.547 tỷ đồng. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tiếp tục được tăng cường. Hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư mạnh, các công trình

giao thông trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tình hình tai nạn giao thông tương đương năm 2017. Công tác giáo dục y tế, văn hóa đạt được nhiều kết quả tích cực: Có thêm 37 trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 337 trường, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 86,5%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 99%, tỷ lệ làng, khu phố văn hóa 88%, tỷ lệ gia đình văn hóa 91%. Công tác an sinh, xã hội được quan tâm thực hiện hiệu quả, thiết thực, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, tạo việc làm mới cho 2,39 vạn lao động. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tăng cường. Quốc phòng quân sự địa phương được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững (HĐND tỉnh Hưng Yên, 2018).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu 3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Hưng Yên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác về chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên làm điểm nghiên cứu, những cán bộ, các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả tỉnh Hưng Yên. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tiến hành chọn điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

- Các đơn vị trên địa bàn: Các tổ chức, cơ quan Nhà nước và các cá nhân trong lĩnh vực giao thông.

- Lĩnh vực: Công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Chọn phỏng vấn cán bộ Sở GTVT tỉnh Hưng Yên:

+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo; + Chuyên viên.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đánh giá được thực trạng chất lượng nhân lực Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn; (1) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả

nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (2) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi kín và phỏng vấn trực tiếp.

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp về yêu cầu năng lực cho cán bộ Sở GTVT tỉnh Hưng Yên: Bản mô tả công việc hiện tại, hệ thống kiến thức, kỹ năng chung của các chức danh, tài liệu đào tạo của cơ quan.

Đề tài tiến hành thu thập số liệu từ Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Kế hoạch và đầu tư; các cơ quan có liên quan; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan..., được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập thông qua bảng hỏi điều tra về chất lượng nhân lực tại Sở GTVT tỉnh Hưng Yên theo phương pháp điều tra, phỏng vấn.

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước. Phỏng vấn sâu.

* Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý là Ban giám đốc, ban chấp hành của Cục Giao thông tỉnh Hưng Yên (Giám đốc, các phó giám đốc, trưởng phòng văn phòng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc ); chuyên viên Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc và người dân đã làm việc với công chức viên chức tại Sở.

* Nội dung phỏng vấn: - Phỏng vấn người dân;

- Phỏng vấn cán bộ Sở GTVT.

Đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu đối với cán bộ quản lý lãnh đạo (cấp Sở), chuyên viên ở các lĩnh vực theo các tiêu chí đã được xây dựng trong bảng hỏi.

- Kiến thức về chuyên môn;

- Ngoại ngữ tiếng Anh. - Thái độ làm việc.

* Công cụ điều tra: Bảng hỏi * Phương pháp điều tra: - Chọn mẫu điều tra

Để đánh giá thực trạng nhân lực, tác giả chia làm 4 nhóm đối tượng điều tra:

+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo: 19 người là toàn bộ lãnh đạo trong Sở, bao gồm lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;

+ Chuyên viên: 50 người, là chuyên viên tại Sở GTVT và đơn vị trực thuộc;

+ Nhân viên hợp đồng: 21 người, là chuyên viên tại Sở GTVT và đơn vị trực thuộc;

 Người dân: 100 người dân đến làm việc với công chức viên chức tại Sở.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được xử lý bằng công cụ Excel, được trình bày dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại sở giao thông vận tải tỉnh hưng yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)