3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là: * Phía giáp tỉnh Bắc Ninh.
* Phía tây và tây bắc giáp thành phố Hà Nội. * Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
* Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; * Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý: * Từ 2036' đến 2101' vĩ độ Bắc;
* Từ 10553' đến 10617' kinh độ Đông.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Hưng Yên
Tổng diện tích tự nhiên 92.309,32 ha (923,09 km2) chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển.Gồm 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).
3.1.1.2. Hệ thống giao thông
Có hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng rất thuận lợi cho việc đi lại lưu thông. Góp phần đặc biệt quan trọng cho phát triển nhanh kinh tế của tỉnh.Trên bản đồ sử dụng ký hiệu, màu sắc ghi chú tên đường.
a. Giao thông đường bộ
Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Như Quỳnh đến xã Lương Tài (huyện Văn Lâm) dài 17km. Đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn: Rất phát triển và phân bố hợp lý ở tất cả các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến được trung tâm xã (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).
Quốc lộ: Bản đồ sử dụng lý hiệu màu đỏ và ghi chú số hiệu đường biểu thị các tuyến:
* Quốc lộ 5A: Như Quỳnh - Minh Đức; * Quốc lộ 39A: Phố Nối - Triều Dương;
* Quốc lộ 38: Cống Tranh - Trương Xá; TP. Hưng Yên - cầu Yên Lệnh; * Quốc lộ 38B (39B cũ ): Cầu Tràng - Chợ Gạo.
Tỉnh lộ: Gồm các tuyến 195, 196, 199, 200, 204, 205, 205C, 206, 209, và một số tuyến khác được ghi chú tên đường và biểu thị màu đỏ trên bản đồ (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).
b. Giao thông đường thủy
Bản đồ được biểu thị bằng màu xanh lam và ghi chú giải thích tên sông. Có mạng lưới sông kênh mương phân bố hợp lý, tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển. Sông Hồng qua Hưng Yên dài 57 km, sông Luộc qua Hưng Yên dài 25 km, dọc 2 tuyến này có một số bến bãi phục vụ tầu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng hoá, được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu và ghi chú giải thích. Ngoài 2 sông lớn trên còn biểu thị hệ thống sông nội tỉnh, đặc biệt là hệ thống trung đại thủy nông - Hưng - Hải; gồm các sông chính là: sông Sặt, sông Chanh; sông Cửu Yên; sông Tam Đô; sông Điện Biên... (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).
Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng được thể hiện trên bản đồ, phân bố hợp lý, phủ khắp địa bàn tỉnh được phân theo các cấp: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đô thị, đường thôn xóm, xã tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý từ thấp đến cao phục vụ lưu thông trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước (UBND tỉnh Hưng Yên, 2018).