Tăng cường công tác quản lý các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

* Về quản lý giá tiêu thụ:

Giá cả là một yếu tố quan trọng, với mức giá bán sản phẩm hợp lý sẽ nâng cao được sản lượng tiêu thụ, mang lại lợi nhuận và đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển. Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới Trung tâm Nước sạch và VSMT và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển An Việt cần thực hiện một số giải pháp cụ thể để đề ra được mức giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp như sau:

Thứ nhất, giảm chi phí giá thành nước sạch: Ngoài các chi phí mang tính chất cố định khó thay đổi như: Tiền lương, chi phí quản lý, trả lãi vay tín dụng… để giảm được giá thành có thể giảm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định (chủ yếu là mạng đường ống) bằng cách tìm được nguồn vật tư có giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm, thay thế và cải tạo đường ống thép cũ bằng các đường ống mới có chất liệu tốt, rẻ, kéo dài tuổi thọ (ống nhựa PVC, HDPE) để giảm bớt chi phí khấu hao và giảm chi phí sửa chữa thường xuyên. Đặc biệt là phải giảm chi phí điện năng vì chi phí điện năng chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí giá thành nước sạch.

Giảm chi phí điện năng bằng cách cải tiến công nghệ và điều chỉnh chế độ bơm hợp lý: Trên thực tế không phải lúc nào nhu cầu nước cũng như nhau, do vậy cần điều chỉnh chế độ bơm hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Vào các giờ cao điểm trong ngày đặc biệt là các ngày mùa hè công suất có thể lên đến mức tối đa như: từ 5h30 ÷ 7h30, từ 10h30 ÷ 13h30 và từ 16h00 ÷ 20h00, còn lại vào các giờ khác công suất giảm xuống mức trung bình và thấp. Do đó nếu không có chế độ bơm hợp lý sẽ tạo ra tình trạng thiếu nước vào giờ cao điểm và thừa nước vào những lúc nhu cầu nước không cao. Điều này gây tác hại trước hết là nhu cầu

nước không được đáp ứng đầy đủ, tiếp đến là làm tăng chi phí điện năng.

Thứ hai, xác định mức giá tiêu thụ nước sạch: Để xây dựng được mức giá phù hợp trước hết Trung tâm cần nắm chắc nguyên tắc và phương pháp xác định giá bán nước theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng. Bên cạnh đó, cần có thông tin về thu nhập của người dân vì thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nước tiêu thụ. Thực hiện tốt các công việc trên sẽ xây dựng mức giá tiêu thụ nước sạch một cách hợp lý, đảm bảo được mức chi trả của người dân.

* Quản lý về dịch vụ

Việc đọc số bằng thủ công, nhân viên phải đi đến từng nhà kiểm tra trực tiếp trên từng đồng hồ, ghi vào thẻ đọc rồi tổng hợp thành bảng biểu nhập vào máy in hóa đơn tính tiền. Khi có sự cố hư hỏng cơ giới hoặc lỗi kỹ thuật thì phải trông chờ vào khách hàng báo lại hoặc chờ đến định kỳ kiểm tra thì mới phát hiện được. Tính ra một nhân viên làm việc sẽ rất lãng phí thời gian do thao tác thủ công nhiều đồng nghĩa với năng suất thấp, chi phí nhân công cao, giá thành/m3 nước sạch không giảm.

Để rút ngắn thời gian lao động quản lý khách hàng, giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch, tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí trực tiếp và gián tiếp tạo cơ hội giảm giá nước tiêu thụ thì việc cải tiến phương pháp đọc số, quản lý đồng hồ đo đếm bằng thiết bị đọc số cầm tay có nhiều tiện ích, giải quyết được những tồn tại đã nêu ở trên. Cụ thể:

- Khả năng quản lý phần công tác đọc số được nâng cao một bước mới. - Giảm được nhiều thời gian của nhân viên đọc số, năng suất lao động của họ được nâng lên.

- Thuận tiện trong việc quản lý theo dõi tình trạng đồng hồ như thời gian sử dụng, kích cỡ, vị trí lắp đặt, tình trạng kẹp chì, chủng loại và số hiệu sê – ri.

- Quản lý được sản lượng trên từng khu vực, từng địa bàn cấp nước, từ đó có biện pháp điều chỉnh lưu lượng, áp lực, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Thuận tiện trong việc xác định tọa độ xẩy ra sự cố để khoanh vùng chống thất thoát.

- Rút ngắn thời gian đối chiếu, vào sổ, in hóa đơn, lập báo cáo định kỳ. - Độ chính xác cao nên khách hàng tin cậy và chấp nhận số đo đếm và thực hiện việc thanh toán nhanh chóng hơn.

- Giảm thiểu được thất thoát do gian lận, móc ngoặc của nhân viên đọc số, cũng như sai sót khi nhập số liệu in hóa đơn (đối với những đơn vị có khách hàng lớn như khách sạn, nhà hàng) thì việc kiểm soát chỉ số đồng hồ tiêu thụ phải làm hàng ngày. Nếu lơ là trong quản lý giám sát thì nhân viên đọc số quản lý địa bàn có cơ hội móc ngoặc với khách hàng để gian lận số đo gây thất thoát nguồn thu.

- Giảm chi phí văn phòng phẩm cho các báo cáo đọc số của nhân viên và in ấn số đọc hàng quý, hàng năm. Tuy nhiên, muốn áp dụng được giải pháp đọc số bằng thiết bị cầm tay để chất lượng sản phẩm dịch vụ cấp nước được tăng cường thì trước hết phải tính đến quy trình thay đổi công nghệ lắp đặt thiết bị đo đếm hiện đại hơn để có khả năng tiếp nhận được thông số kỹ thuật từ thiết bị đo đếm bằng điện tử. Trình độ của nhân viên phải được nâng cao. Khu vực đầu tư mới thì có điều kiện hoàn thiện đấu nối từ đầu, khu vực đã có thì phải cải tạo, nâng cấp, làm mới đồng bộ. Chắc chắn lắp đặt thiết bị này tương ứng với chủng loại đồng hồ có chíp điện tử là rất tốn kém. Tính khả thi trên diện rộng cũng khó lòng thực hiện được.

Đây là giải pháp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ mới, nhằm giảm chi phí lao động sống, tăng hàm lượng lao động chất xám và hàm lượng khoa học, kỹ thuật trong một đơn vị sản phẩm. Vì cái khó là kinh phí đầu tư nên chăng, mỗi đơn vị cấp nước dành ra một khoản chi phí đầu tư công nghệ mới để tiến hành lắp đặt đồng hồ điện tử cho một số khu vực đầu tư mới để làm thí điểm, tạo cơ hội thay thế đồng loạt đồng hồ cũ sau khi hết thời gian kiểm định. Sau thời gian 5 đến 7 năm đầu tư phát triển chắc các đơn vị cấp nước buộc phải làm ăn có lãi để đầu tư. Đồng thời với cải tiến quy trình đọc số, quản lý khách hàng phải làm tốt các nội dung sau để tăng cường chất lượng dịch vụ cấp nước.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

Thứ nhất, về cơ sở lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn và những lý luận về đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. Những lý luận về vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn từ tuyên truyền nhận thức cho người dân, huy động các nguồn lực tài chính thực hiện, mô hình quản lý vận hành các công trình cung cấp nước sạch, quy mô các công trình cấp nước, công nghệ sản xuất nước sạch, chất lượng nước sạch, nhu cầu sử dụng nước sạch, giá thành nước, mức độ hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ, các cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Thứ hai, về kết quả tình hình cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn: Hiện nay trên địa bàn thị xã đã có 5 đơn vị thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, với quy mô các công trình đa dạng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân nông thôn, số dân nông thôn trên địa bàn thị xã được sử dụng nước máy chiếm khoảng 75% dân số nông thôn( một số công trình về cơ bản đã hoàn thiện hệ thống đường ống và hoàn trả mặt bằng). Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và việc triển khai thực hiện các dự án cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn còn chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và sử dụng nước chưa thật sự hiệu quả. Thực trạng các công trình cung cấp nước sạch quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu đã và đang xuống cấp nghiêm trọng; Việc huy động các nguồn lực tài chính đầu tư gặp nhiều khó khăn; Công tác quản lý, vận hành các công trình cung cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, chất lượng cung ứng dịch vụ chưa cao; Công tác xã hội hóa về cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn chưa được triển khai mạnh mẽ, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện.

Thứ ba, các nhóm giải pháp đã đưa ra nhằm thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn cần được triển khai đồng bộ, liên tục và đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương (xã, phường), phù hợp với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của thị xã. Trước mắt giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn cần được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện hơn nữa. Về tương lai cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô lớn (cụm xã, phường hay liên xã, phường), sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng nước, giá thành nước, chất lượng của dịch vụ.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với cấp Trung ương

Ban hành và hoàn thiện các chủ trương chính sách hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. Trong các chính sách của Nhà nước cần hoàn thiện theo hướng bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù cho những khu vực nông thôn khó khăn, khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng, khu vực hạ nguồn các con sông.

Đề nghị TW có chính sách và kế hoạch xử lý môi trường các sông lớn ở các khu vực thượng nguồn vì chức năng quản lý, nguồn kinh phí của Tỉnh, thị xã không đủ điều kiện giải quyết vấn đề này.

5.2.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh

Có kế hoạch sử dụng nước sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất, tránh lãng phí và ô nhiễm nước. Tiết kiệm nước giúp các hộ gia đình giảm bớt chi phí nước sinh hoạt hằng tháng mà sâu xa hơn, đối với cộng đồng, xã hội, tiết kiệm nước còn giúp giảm thiểu chi phí xử lý, cấp thoát nước, giúp ngăn ngừa quá tải hệ thống thoát nước, hạn chế ô nhiễm nguồn nước ở các con sông, hồ nơi sinh sống.

Nâng cao trách nhiệm, phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chủ quản, bảo vệ nguồn nước, hệ thống cung cấp nước sạch ở địa bàn dân cư mình sinh sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 54/2013/TT-BTC, ngày 4/5/2013 Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2009). Thông tư số 05/2009/TT-BYT, ngày 17 tháng 6 năm 2009 về việc

ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT),Hà Nội.

3. Chính phủ (2005). Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội.

4. Chính phủ (2007). Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Hà Nội.

5. Chính phủ (2011). Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP, Hà Nội.

6. Dự án PforR của Ngân hàng Thế giới (2003). Cấp nước sạch cho khu vực nông thôn: Bài học từ Việt Nam, Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (RRDRWASS).

7. HĐND tỉnh Bắc Ninh (2010). Nghị quyết số 159/2010/NQ-HĐND16 ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 20 về việc Quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 8. Liên Bộ: Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư 75/2012/TTLT- BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 05 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

9. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (2011). Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số dịch vụ công nông thôn.

10. Nguyễn Đình Tôn (2014). Phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh cho thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 11. Huyền Trang (2015). Nước sạch và những con số biết nói.

12. Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (2012). Báo cáo Kết quả rà soát và đề xuất giá nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

13. Thanh Quy (2003). Nước sạch cho toàn dân, xã hội hóa cấp nước - 1 giải pháp chủ yếu, Thời báo kinh tế Việt Nam số 84/2003.

14. Thủ tướng (2000). Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 Về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 15. Thủ tướng (2009). Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, Hà Nội.

16. Thủ tướng (2012). Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

17. Trần Hiếu Nhuệ (2005). Cấp nước và VSMT nông thôn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Trung tâm Nước sạch và VSMTNT (2010, 2011, 2012). Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMTNT tỉnh Bắc Ninh.

19. Trung Tâm Nước sạch và VSMTNT (2018). Tiên phong đưa nước sạch về vùng nông thôn.

20. UBND Thị xã Từ Sơn (2016). Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn (các năm 2014-2016), Bắc Ninh.

21. UBND tỉnh Bắc Ninh (2010). Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

22. UBND tỉnh Bắc Ninh (2012). Dự kiến điều chỉnh và quy hoạch nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, Bắc Ninh.

23. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013). Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 Về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. 24. UBND tỉnh Bắc Ninh (2015). Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93)