Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có tống diện tích tự nhiên 860,5 km2, dân số 786.900 người ( năm 2011), mật độ 914 người/km2, địa giới hành chính bao gồm 01 thành phố và 05 huyện, cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Nam. Đây là tỉnh có vị trí giao thương thuận lợi, nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam.
Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã đạt được những kết quả đáng kế: Từ 40% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 1999, tăng lên 75% (Theo kết quả giám sát đánh giá tháng 8 năm 2010) với các tiêu chí đánh giá về số lượng 40-60lít/người/ngày và chất lượng như nước hợp vệ sinh (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn có các cấp, các ngành và các tố chức quốc tế bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch nông thôn, vốn của tố chức Quốc tế (UNICEF, Plan).... và nhân dân tự đầu tư xây dựng công trình. Hình thức cấp nước phố biến trên địa bàn nông thôn tỉnh hiện nay gồm 2 hình thức: Cấp nước tập trung và cấp nước phân tán: giếng đào, giếng khoan,.. Cụ thế như sau:
Cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung
Trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Nam hiện nay đã có 52 công trình cấp nước tập trung lớn nhỏ được xây dựng và đang hoạt động, hầu hết được xây dựng từ năm 1997 trở lại đây, quy mô từ 20 đến 3.000m3/ng.đêm (trong đó 30 công trình khai thác nguồn nước mặt, 2 công trình khai thác tự chảy, 20 công trình khai thác nước ngầm). Tống số người được cấp nước hợp vệ sinh từ các công trình này đạt 25% dân số nông thôn (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Qua khảo sát đánh giá hiện trạng các công trình như sau: Các công trình hoạt động tốt có 15 công trình chiếm 29%, trung bình 26 công trình chiếm 50% và hoạt động kém 11 công trình chiếm 21% (UBND tỉnh Hà Nam, 2010). Kết quả tống hợp, đánh giá hiện trạng các công trình trên địa bàn các huyện như sau:
Huyện Duy Tiên: Hiện có 2 công trình cấp nước tập trung (CNTT xã Mộc Nam và Yên Bắc) chủ yếu vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện tại do thiếu nguồn kinh phí đầu tư, nâng cấp do vậy công trình CNTT Yên Bắc đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Huyện Kim Bảng: Tống số có 26 công trình cấp nước tập trung chủ yếu vốn từ chương trình MTQG và vốn khác. Công trình hoạt động tốt có 6 công trình (chiếm 23%), còn lại không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do xuống cấp (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Huyện Kim Bảng đang triển khai nâng cấp mở rộng công trình xã Nhật Tân thay thế 3 trạm nhỏ (trạm 1, 2, 3) đang hoạt động kém hiệu quả của Nhật Tân (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Huyện Lý Nhân: Tống số có 6 công trình cấp nước tập trung, chủ yếu vốn đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG, vốn doanh nghiệp và vốn khác (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Các Công trình hoạt động tốt, 01 công trình mới được đầu tư nâng cấp sửa chữa (cấp nước thị trấn Vĩnh Trụ) (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Huyện Lý Nhân đang triển khai xây dựng công trình cấp nước sạch cho toàn xã Hoà Hậu, công suất thiết kế 2.000 m3/ng.đ, hoàn thành trong năm 2010.
Huyện Thanh Liêm: Tống số có 10 công trình cấp nước tập trung đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tài trợ phi Chính phủ, vốn nhân
dân đóng góp và vốn khác (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Công trình hoạt động tốt 6/10 công trình (chiếm 60%), hoạt động kém 4 công trình (chiếm 40%). Hiện nay Huyện đang triển khai xây dựng 3 trạm cấp nước:
+ Miền đông xã Thanh Hải, công suất 1.000 m3/ng.đ; + Miền Tây xã Thanh Hải (công suất 170 m3/ng.đ);
+ Công trình cấp nước liên xã Đồng Tâm phục vụ cho 5 xã Thanh Hà, Thanh Phong, Thanh Bình, Thanh Tuyền, Thanh Hương với công suất 5.000 m3/ngày.đêm.
- Huyện Bình Lục: Tổng số có 8 công trình cấp nước tập trung chủ yếu vốn đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn có mục tiêu của Chính phủ vốn tài trợ phi Chính phủ, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác. Hiện nay Huyện đang triển khai xây dựng các trạm cấp nước:
+ Nâng cấp công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ với công suất 1.920 m3/ng.đ (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Cấp nước 6 xã khu C bị ô nhiễm Asen nguồn nước gồm (xã Hưng Công, An Nội, Bối Cầu, Ngọc Lũ, Vụ Bản và An Ninh), nguồn cấp nước sông Châu, công suất 5.500 m3/ng.đêm (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Cấp nước 4 xã khu B gồm (xã An Đổ, La Sơn, Trung Lương và xã Mỹ Thọ), nguồn cấp nước sông Châu, công suất 3.000 m3/ng.đ (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Công trình hoạt động tốt 2 công trình (20%), 3 công trình đang thi công; còn lại 5 công trình hoạt động kém hiệu quả (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Đánh giá chung về hiện trạng quản lý vận hành công trình sau đầu tư
Trên địa bàn tỉnh hiện có 52 trạm cấp nước tập trung. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ chương trình MTQG, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp với hình thức tổ chức quản lý của các trạm này có thể phân loại như sau:
- Mô hình HTX quản lý: 7 công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010). - Mô hình tổ quản lý: 26 công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
- Mô hình UBND xã quản lý: 16 công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010). - Mô hình Trung tâm nước quản lý:1 công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010). - Mô hình Doanh nghiệp quản lý: 2 công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Tình trạng hoạt động của các công trình hầu hết đã phát huy được hiệu quả hoạt động. Công trình hoạt động tốt có 15 công trình chiếm 29%; Công trình hoạt động trung bình và hoạt động kém 37 công trình chiếm 71% (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Các công trình hoạt động kém phần lớn là do các nguyên nhân sau:
- Công tác quản lý vận hành: Hầu hết các công trình xây dựng đã lâu, hiện nay đã xuống cấp về nhà trạm, hệ thống dẫn nước,... Mặt khác do ô nhiễm nguồn nước ngầm một số công trình hiện nay đã không còn hoạt động, chờ lấy nguồn nước mặt để thay thế mới.
- Nguồn nước sau một thời gian hoạt động bị suy giảm cả về chất lượng và trữ lượng do quy trình công nghệ xử lý nước hiện nay không còn phù hợp.
- Sự đầu tư còn chưa đồng bộ do thiếu vốn, các hạng mục chưa được đầu tư nên ngừng hoạt động hoặc chuyển sang dùng nước của công trình khác.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành còn chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến việc quản lý vận hành công trình sau đầu tư còn thiếu và yếu.
Những thành công
Trong thời gian qua UBND tỉnh Hà Nam đã tập trung chỉ đạo các sở, ban ngành, cũng như UBND thành phố, các huyện, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Nước sạch nông thôn. Chương trình đã đạt được kết quả nhất định:
+ Tăng nhanh tỷ lệ nông thôn có nước sạch dùng cho sinh hoạt năm 2008 mới đạt 66%, đến năm 2009 tăng lên 70% và năm 2010 dự kiến đạt 75%. Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92%. Nhiều mô hình quản lý và xây dựng đã phát huy được hiệu quả cao và cũng đã được giới thiệu cho các địa phương khác đến tham quan học tập (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Tỷ lệ trường học và trạm y tế được cấp nước sạch và có nhà tiêu HVS khoảng 77-79% (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Đã lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, đáp ứng nhu cầu dân sinh (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Đã xây dựng được mô hình khai thác, quản lý tập trung và mô hình tự quản trong quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Đã thực hiện việc xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, các doanh nghiệp, các to chức, cá nhân và các thành phần kinh tế trong xã hội đã tham gia xây dựng và quản lý vận hành công trình (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Các quy hoạch tương đối phù hợp với các hướng dẫn, quy phạm hiện hành, chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
Những hạn chế
+ Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ y tế còn thấp (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước chưa được thường xuyên, chưa có điều kiện áp dụng quy trình kiểm tra giám sát thông qua việc phân tích mẫu nước thường xuyên và định kỳ với các thông số theo quy định bởi kinh phí thu – chi hạn chế, đặc biệt đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Chưa có thống nhất chung về quản lý công trình cấp nước tập trung và mô hình quản lý thích hợp với điều kiện cụ thể từng vùng (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Cơ chế chính sách chậm được ban hành và cụ thể hóa nhất là chính sách xã hội hóa trong đầu tư quản lý, khai thác vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Mới huy động được một số doanh nghiệp tham gia góp vốn đầu tư xây dựng quản lý vận hành các công trình cấp nước sạch nông thôn (UBND tỉnh Hà Nam, 2010).
+ Trong khi thực hiện quy hoạch đã chú trọng nhiều vào việc xây dựng các công trình cấp nước.