Qua nghiên cứu tình hình tại một số địa phương ở Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh như sau:
Thứ nhất, công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị cung ứng nước sạch. Thực tế cho thấy, ở đâu cán bộ cơ sở am hiểu và tích cực, nơi đó đều làm tốt công tác cấp nước sạch nông thôn. Việc nâng cao năng lực cán bộ cơ sở cần phải được làm thường xuyên và do cơ quan có năng lực to chức thực hiện. Đồng thời phải
xây dựng đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề giỏi chuyên môn, ý thức trách nhiệm cao, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn.
Thứ hai, về công tác xã hội hóa trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn:
Khuyến khích các thành phần kinh tế, xã hội tham gia vào lĩnh vực phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn, đa dạng hóa các hình thức cấp nước với một cơ chế, chính sách thông thoáng và minh bạch. Cụ thể:
Xã hội hóa phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn phải bám sát vào nhu cầu thực tiễn của địa phương, giải quyết những yêu cầu bức thiết về nước sạch của người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới nhanh chóng tìm được sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân.
Huy động được nguồn vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó thông qua con đường nhân dân đóng góp là chính. Cách làm này không những huy động có hiệu quả nguồn lực trong cộng đồng mà còn nâng cao trách nhiệm, ý thức cho cộng đồng trong toàn bộ chu trình từ khi góp vốn đến khi sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và duy trì hệ thống.
Tạo ra một cơ chế, chính sách rộng mở, linh hoạt, minh bạch, cụ thể và thiết thực nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ban ngành từ UBND tỉnh, các đơn vị đến xã và từng người dân.
Thứ ba, về công tác chống thất thoát, tiết kiệm nước: Giải quyết tình trạng thất thoát nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thông qua các công cụ của pháp luật, chiến lược về con người, tìm nguồn vốn đến đấy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, thay mới, phát triển mạng lưới phân phối nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát. Việc chủ động sản xuất các thiết bị ngành nước phục vụ cho quá trình sản xuất và phân phối nước sạch là hết sức cần thiết. Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức tiết kiệm nước và các biện pháp thực hành chống lãng phí nước.
Thứ tư, về công tác quản lý vận hành và tổ chức kinh doanh nước sạch:
Quản lý hiệu quả kinh doanh nước sạch, tăng cường năng lực sản xuất và dịch vụ cung ứng nước sạch đến với người tiêu dùng đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Các đơn vị cấp nước có cơ sở vững mạnh về tài chính, to chức phân cấp quản lý hiệu quả, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, các chính
sách hỗ trợ, ý thức vươn lên... đã góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước có hạn và cung cấp nguồn nước sạch trong lành đến người tiêu dùng. Ngoài ra ta còn rút ra được bài học quý giá trong quản lý và to chức kinh doanh đó là sự tham gia của các doanh nghiệp trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch, mở rộng các hình thức cấp nước đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. Quản lý công trình sau đầu tư cần theo hướng giao cho các doanh nghiệp quản lý khai thác vận hành.
Thứ năm, về công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về vai trồ, ý nghĩa và lợi ích của dịch vụ cung ứng nước sạch:
Đấy mạnh tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của dịch vụ cung ứng nước sạch, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi tập quán văn hóa trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cộng đồng dân cư phải tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện, quản lí và giám sát các công trình nước sạch trên địa bàn... là nền tảng vững chắc để xây dựng, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các công trình cấp nước sạch nông thôn.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Từ Sơn nằm ở phía Bắc cách Thủ đô Hà Nội 18 km và cách Thành phố Bắc Ninh 13 km. Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa.Về địa giới hành chính Từ Sơn có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp huyện Yên Phong – Bắc Ninh,
- Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm – Hà Nội, - Phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du – Bắc Ninh, - Phía Tây giáp với huyện Đông Anh – Hà Nội.
Tổng diện tích của thị xã là 61,33 km2. Từ Sơn có 12 đơn vị hành chính, gồm: 7 phường (Đồng Nguyên, Đông Ngàn, Tân Hồng, Trang Hạ, Đồng Kỵ, Đình Bảng, Châu Khê) và 5 xã (Phù Khê, Hương Mạc, Tam Sơn, Tương Giang, Phù Chẩn).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn
3.1.1.2. Địa hình, đất đai
Khu vực Từ Sơn nói chung có địa hình cao ráo bằng phẳng, cốt cao độ dao động từ 4,5m – 6,5m, có chỗ gò cao 7,0m-15m. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình.
Nhìn chung địa hình của thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp; thuận lợi cho phân phối mạng lưới cấp nước và dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân trên toàn thị xã.
3.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió Mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Mùa khô – lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 – 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 – 23,40C (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
Mùa mưa- nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 – 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1.671,9 giờ (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12) (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
Ngoài ra ở Từ Sơn vào các tháng mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây ngập úng cho một số vùng trũng của thị xã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cư. Vào mùa đông đôi khi có sương muối xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu như trên, Từ Sơn có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, nhưng lượng mưa lớn tập trung theo mùa là yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
3.1.1.4. Nguồn nước
sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba Xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ phường Châu Khê qua phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê là con sông phải chịu tiếp nhận nước thải nhiều nhất từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng lượng nước thải xả xuống dòng sông là 20000(m3/ngày) (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016), chất lượng nước sông đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dòng sông trở thành một mương thoát nước thải của làng nghề (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
-Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2-5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong Mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
Trong những năm gần ñây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và của cả nước, thị xã Từ Sơn đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ thị xã đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong thị xã.
Trong 4 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 17,06% (Tính 2014 - 2017), cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn năm 2017 cụ thể như sau:
74.99% 4.25%
20.76%
Cơ cấu kinh tế của Thị xã Từ Sơn năm 2017
Nông, lâm nghiệp,TS Công nghiệp và xây dựng TM - DVụ + Nông, lâm, thuỷ sản tăng: 4,25%.
+ Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng: 74,99%. + Dịch vụ - thương mại tăng: 20,76%.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Từ Sơn năm 2017
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn (2018) Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và dịch vụ.
Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền ñề phát triển cho những năm tiếp theo. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 63,87% năm 2014 lên 74,99 năm 2017; dịch vụ từ 15,53% lên 20,76%; nông nghiệp giảm từ 20,6% năm 2014 xuống còn 4,25% vào năm 2017.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây con giống mới, năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đời sống vật chất tinh thần tầng lớp dân cư nông thôn có nhiều
chuyển biến tích cực. Song song với những mặt tích cực thì ngành này cũng còn không ít những hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân ñầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất vẫn còn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác dân số tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để hạn chế bớt những phần nào khó khăn thị xã cũng đã chỉ đạo thí điểm chuyển diện tích vùng trũng từ trồng 2 vụ lúa không ăn chắc sang mô hình kinh tế trang trại. Đến nay trên địa bàn thị xã đã hình thành được mô hình nuôi cá đồng trũng, tận dụng hầu hết diện tích mặt nước ao hồ và chuyển đổi 84ha ruộng trũng để nuôi trồng thủy sản.
* Về trồng trọt
Nông nghiệp của thị xã giảm từ 20,6% năm 2014 xuống còn 4,25% vào năm 2017. Hiện nay thị xã sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển một số cây trồng khác trên đất màu hoặc 2 lúa như ngô, lạc, đậu tương, rau các loại, mạnh dạn phát triển sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao như tám xoan, nếp.
Năng suất bình quân cả năm 2017 đạt 55,9 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2015 do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh.
* Ngành chăn nuôi
Trong những năm qua ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng chăn nuôi trang trại, áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Nhưng tổng đàn trâu 32 con, giảm 55 con so với năm 2014. Đàn bò 363 con, giảm 301 con so với năm 2014. Đàn lợn 25.082 con, giảm 2.580 con so với năm 2000. Tổng sản lượng thịt hơi gia súc và gia cầm xuất chuồng là 20.7226 con, giảm 2.210 con so với năm 2014. Tổng đàn gia cầm là 5.834 tấn, giảm 1.250 tấn so với năm 2014(Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).
b. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Trong năm năm qua, thực hiện xây dựng dự án KCN tập trung của Tỉnh và hình thành 11 cụm công nghiệp (CCN), làng nghề và đa nghề của thị xã tăng 5 khu, cụm công nghiệp so với 2005, với vị trí địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn thị xã có sự chuyển biến tích cực. Công nghiệp địa phương trên toàn thị xã đến năm 2017 có có 156 doanh nghiệp tư nhân, 932 công ty trách nhiệm hữu hạn, 62 công ty cổ phần, 121 HTX và 8.642 hộ cá thể tham gia vào hoạt động dịch vụ kinh tế sản xuất CN-TTCN. Mặc dù có khó khăn về sản xuất và thị trường song các doanh nghiệp, HTX CN-TTCN đã
tích cực tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh sản xuất và giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 36.837 lao động, giá trị sản xuất CN - TTCN năm 2017 đạt 4.520 tỷ đồng tăng 2,7 lần so với năm 2014 (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2017).
Sự tăng trưởng của ngành CN - TTCN của thị xã đã chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sự hình thành và phát triển của một số KCN, CCN ñã có tác động mạnh mẽ ñến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo tiền đề thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.1.2.2. Về môi trường
Cảnh quan môi trường thị xã Từ Sơn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.