Thực trạng cung cấp về số lượng nước, giá nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 66)

Các công trình cấp nước tập trung đều đang hoạt động trong thị xã bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt, Công ty cổ phần An Thịnh, Nhà máy nước Đình Bảng.

+ Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt: công trình đi vào hoạt động từ năm 2004, cung cấp cho 4053 hộ. Công trình này do doanh nghiệp quản lý, được đánh giá hoạt động hiệu quả và có tính bền vững.

Là đơn vị cấp nước lớn nhất thị xã, trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn, thực hiện cấp nước cho thị xã Từ Sơn. Trước năm 2014, công ty có 4 giếng khoan với tổng công suất đạt 5.000 m3/ngày đêm, từ 2015 tới nay công ty đã khoan thêm 3 giếng nữa.

Công ty hiện có 7 giếng khoan với tổng công suất đạt 10.000 m3/ngày đêm và là đơn vị duy nhất trong thị xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ủy quyền kiếm định Nhà nước với phương tiện đo đếm là đồng hồ nước. Công ty hiện đang cung cấp nước cho phường Đông Ngàn, phường Trang Hạ, phường Châu Khê và một phần nhỏ các phường Đồng Nguyên, Đồng Kỵ, Tân Hồng.

Mạng lưới cung cấp nước sạch của công ty, hiện trạng và tiềm năng được thế hiện qua Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới cung cấp nước sạch của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt (2018)

GIẾNG 1 GIẾNG 2 GIẾNG 4 GIẾNG 5 GIẾNG 6 GIẾNG 7 GIẾNG 3 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AN VIỆT Trang Hạ Đồng Kỵ Châu Khê KCN dốc Sặt Trang Hạ Phù Lưu Các cơ quan trên địa bàn Tx Từ Sơn Đông Ngàn Đồng Nguyên download by : skknchat@gmail.com

+ Công ty cổ phần An Thịnh: công trình cung cấp cho 13976 người dân xã Tương Giang (100%). Công suất thực tế là 1.500 m3/ngày đêm. Quy trình xử lý nước được tiến hành qua 5 bước: Nước ngầm được thu từ 3 giếng khoan đưa lên tháp cao tải làm thoáng bề mặt để tăng độ tiếp xúc với không khí; nước được bơm hóa chất PAC để tăng lượng bông kết tủa lắng lọc các tạp chất khi đưa qua các ngăn chứa; tại bể lắng lamel toàn bộ bông kết tủa được giữ lại chỉ có nước bảo đảm chất lượng đi qua các khe vách về bể chứa và châm clo trước khi cung cấp cho người dân bằng hệ thống bơm cao áp. Do được xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật, thau rửa cặn lắng tại bể lọc thường xuyên nên nguồn nước cấp cho người dân luôn bảo đảm chất lượng. Kết quả xét nghiệm hàng tuần của Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế) cho thấy các chỉ số như: pH, độ đục, hàm lượng Sắt, Clorua, Nitrit, Nitrat, Sunphat, Pecmanganat, Clo dư, Mangan, Coliform… đều thấp hơn giới hạn cho phép, vì vậy người dân có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng nước do trạm cung cấp.

Nguồn: Công ty cổ phần An Thịnh (2018) + Nhà máy nước Đình Bảng: Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nước cho toàn bộ phường Đình Bảng. Nhà máy Nước Đình Bảng đi vào hoạt động năm 1999, là đơn vị trực thuộc UBND phường Đình Bảng. Hiện nay, phường Đình Bảng có 4 trạm cung cấp nước cho 15 khu phố trong toàn phường (13580 hộ). Công suất thực tế cung cấp là 2.700 m3/ngày đêm.

.

Sơ đồ 4.2. Mạng lưới cung cấp nước sạch của nhà máy nước Đình Bảng

Nguồn: Nhà máy nước Đình Bảng(2018)

KP. Hạ Kp. Bà Na

KP.Trung Hòa

Kp. Đình Kp. Thượng Khu Đền Đô

Trạm Ao Sen Trạm Khu Phố Thượng Trạm cấp nước Thịnh Lang Khu Ao sen Phố Cao Lâm KP.Chùa Dận KP. Tỉnh Cầu Kp. Xuân Đài Kp.Thọ Môn KP. Thịnh Lang Phố Đền Rồng Phố Long Vỹ Khu phố Trầm NHÀ MÁY NƯỚC ĐÌNH BẢNG Trạm Long Vỹ download by : skknchat@gmail.com

Qua nghiên cứu hiện nay hình thức tổ chức quản lý vận hành tại các công trình cấp nước trên địa bàn thị xã như sau:

Mô hình tổ chức do doanh nghiệp quản lý:

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có công trình cấp nước sạch tập trung cụm phường Đông Ngàn, phường Châu Khê thị xã Từ Sơn được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển An Việt làm chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng dự án và vận hành, quản lý sau đầu tư để cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân phường Đông Ngàn, phường Châu Khê, phường Trang Hạ và một số xã, phường khác. Sau đây là mô hình tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt trực tiếp quản lý vận hành sau đầu tư.

Sơ đồ 4.3. Mô hình tổ chức quản lý, vận hành của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt (2017) Qua nghiên cứu cho thấy, đối với việc tố chức thực hiện vận hành, khai thác dịch vụ cung cấp nước sạch tại Công ty cố phần đầu tư phát triển An Việt thì hiệu quả hoạt động rất tốt, do mô hình doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động, tổ chức có tính khoa học, đồng thời đội ngũ cán bộ, công nhân tại doanh nghiệp được tuyển dụng vào làm việc đa phần có trình độ học vấn và tay nghề cao, nên việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, dịch vụ cung ứng đạt kết quả tốt.

Qua các số liệu đã thu thập được của các đơn vị cung cấp nước sạch địa bàn thị xã Từ Sơn ta tính được các chỉ tiêu phản ánh dịch vụ cung cấp nước sạch như bảng 4.1.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phản ánh dịch vụ cung cấp nước sạch của các đơn vị cấp nước địa bàn TX. Từ Sơn năm 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Công ty CPĐT phát triển An Việt Nhà máy nước Đình Bảng 1 Độ bao phủ của dịch vụ (trong khu vực cấp nước) %

10,730 11,410

2

Tỷ lệ tiêu thụ nước của

khách hàng lít/người/ngày đêm

110,950 101,380

3 Nước thất thoát % 20,000 25,000

4 Tổng số đầu nối đầu nối 3228,000 3729,000

5 Tỷ lệ sử dụng nhân viên người/ 1000 đầu nối 0,012 0,004 6 Tỷ lệ cấp nước liên tục giờ/ ngày 20,000 19,000 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra(2018) Nhận xét:

+ Độ bao phủ của dịch vụ có nghĩa là số dân sử dụng nước của công ty chỉ chiếm 10,73% so với tổng số dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn và số dân sử dụng nước của Nhà máy nước Đình Bảng là 11,41% tổng số dân của thị xã. Như vậy còn khoảng lượng lớn khách hàng mà công ty có thể khai thác để phát triển dịch vụ cung cấp sản phẩm của mình.

+ Nước thất thoát của công ty thấp hơn của Nhà máy nước Đình Bảng nhưng tỷ lệ thất thoát này còn khá cao. Vậy công ty cần tìm nguyên nhân để làm giảm tỷ lệ thất thoát nước cũng như làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tỷ lệ cấp nước liên tục của công ty cao hơn một chút so với Nhà máy nước Đình Bảng, đây là ưu điểm để công ty tiếp tục phát huy và mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm của mình tới một số xã, phường khác trong thị xã.

+ Tỷ lệ sử dụng nhân viên của công ty cao hơn của Nhà máy nước Đình Bảng nhưng qua phản ánh của người dân về thái độ, thời gian cũng như mức độ chuyên nghiệp khi có sự cố xảy ra của công ty còn ở mức thấp cần khắc phục và nâng cao hơn nữa để làm tăng sự hài lòng của khách hàng đang sử dụng sản phẩm nước sạch của công ty.

Qua nhiều lần cải tạo và nâng cấp công suất thiết kế, hiện nay sản lượng sản xuất của công ty vẫn ổn định và có kết quả tốt. Sản lượng nước sản xuất bình quân một ngày đêm của công ty tăng qua các năm (bảng 4.2).

Bảng 4.2 Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm của công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt

Chỉ tiêu Sản lượng nước theo

thiết kế Sản lượng nước Sản xuất bình quân (m3/ngày đêm)

Tăng giảm so với thiết kế

(m3/ngày đêm) (%) (m3)

Năm 2014 10000 4800 -52 -5200

Năm 2015 10000 5400 -46 -4600

Năm 2016 10000 6200 -38 -3800

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt (2014,2015,2016) Hiện nay, sản lượng sản xuất nước toàn Công ty phục vụ được cho khoảng 4.053 hộ với dân số 14.503 khách hàng trong khu vực được cấp nước. Khả năng cung cấp nước vào mọi thời điểm của Công ty cũng rất lớn, không bị hạn chế về áp lực nước hay công suất sản xuất. Nhưng căn cứ vào sản lượng sản xuất của nhà máy, thì sản lượng sản xuất nước của nhà máy vẫn thấp, chưa đạt yêu cầu thiết kế. Lý do sản lượng nước sản xuất ra phải cân đối tỷ lệ nước tiêu thụ, mức tiêu thụ thấp thì sản lượng nước sản xuất ra cũng thấp theo, tránh lãng phí chi phí, nguồn nước. Tốc độ phát triển khách hàng chưa phù hợp với công suất thiết kế.

Bảng 4.3 Sản lượng sản xuất nước thực tế của công ty qua các năm

Chỉ tiêu Sản lượng nước sản xuất bình quân (m3/ngày đêm)

Sản lượng nước sản xuất bình quân năm (m3)

Năm 2014 4800 1.752.000

Năm 2015 5400 1.971.000

Năm 2016 6200 2.263.000

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt (2014, 2015, 2016) - Thời điểm tiêu thụ nước trong ngày (m3): Qua kết quả nghiên cứu, thấy rằng tình hình tiêu thụ nước trong một ngày có biến đổi theo từng thời điểm nhất định. Thời gian sử dụng nước nhiều nhất là từ 17h đến 21h.

Bảng 4.4. Sản lượng nước tiêu thụ bình quân theo thời điểm trong ngày năm 2016

Diễn giải Khu vực TX. Từ Sơn (m3/ngày) Tỷ lệ (%/ ngày) Từ 5 giờ đến 7 giờ 332 13,28 Từ 7 giờ đến 10 giờ 352 14,08 Từ 10 giờ đến 13 giờ 349 13,96 Từ 13 giờ đến 17 giờ 457 18,28 Từ 17 giờ đến 21giờ 825 33,00 Từ 21 giờ đến 5 giờ 185 7,40

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt (2016) Khả năng cấp nước vào giờ cao điểm (m3): Căn cứ vào mức tiêu thụ nước theo thời điểm, Công ty có thể điều chỉnh sản lượng nước sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên, để sản xuất đủ lượng nước theo thời điểm tiêu thụ thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điện năng sử dụng cho sản xuất, công suất của các nhà máy, áp lực của đường ống dẫn nước.... Tại thời điểm tiêu thụ cao nhất trong ngày có thể gây mất nước cục bộ hoặc nước yếu không đủ cho các hộ sử dụng do đồng thời có nhiều hộ cùng sử dụng và hộ ở càng xa đường ống chính, hay ở phía sau tuyến ống cấp nước cho từng dãy thì sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn. Nhưng nhìn chung Công ty vẫn đảm bảo được lượng nước theo nhu cầu vào giờ cao điểm trong ngày vì có hệ thống đường ống tốt và công suất thiết kế cao.

- Về khách hàng của công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Việt:

+ Nhận thức của khách hàng: Bên cạnh khả năng chi trả tiền mua nước sạch của một số người dân Từ Sơn, thì vấn đề nhận thức cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giảm sản lượng nước tiêu thụ của Công ty. Vì vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, tăng số khách hàng sử dụng nước sạch, tăng chỉ tiêu nước cho từng hộ khách hàng, thì công việc ưu tiên hàng đầu của Công ty là việc nghiên cứu khách hàng, tuyên truyền, vận động về ích lợi của việc sử dụng nước sạch và mức giá bán cho đối tượng này phải hợp lý, thấp hơn các đối tượng sử dụng nước khác.

+ Nhu cầu của khách hàng: Phụ thuộc vào thu nhập, nhận thức và tâm lý tiêu dùng.

Năm 2017, Công ty đang có một lượng khách hàng khoảng 4.035 hộ, trong đó bao gồm các đối tượng sử dụng sau:

+ Sản xuất kinh doanh: 15 hộ + Kinh doanh dịch vụ: 224 hộ + Phục vụ công cộng: 25 hộ + Hành chính sự nghiệp: 37 hộ + Sinh hoạt dân cư: 4035 hộ

Như vậy, ở khu vực TX Từ Sơn mà Công ty đang bán sản phấm thì số hộ dân cư sử dụng nước mới chỉ chiếm 10,73%. Vậy nguồn khách hàng tiềm năng mà Công ty có thể tiếp thị bán sản phấm nước sạch trong những năm tới còn rất cao, vấn đề còn lại là phụ thuộc vào Công ty có tận dụng được cơ hội của mình để phát triển hay không.

Tỷ lệ khách hàng sử dụng nước sạch chia theo đối tượng: Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty vẫn đang là các hộ dân và cơ quan sử dụng nước cho sinh hoạt, còn các cơ sở SXKD dịch vụ sử dụng nước do Công ty sản xuất chưa nhiều, do chính sách cấp nước của Công ty cho đối tượng này còn quá cứng nhắc, không linh hoạt, không linh động.

- Giá nước:

Giá nước sạch cho các đối tượng sử dụng khác nhau do doanh nghiệp căn cứ Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.5. Giá tiêu thụ nước sạch (áp dụng từ năm 2013)

TT Đối tượng khách hàng Giá nước đã bao gồm thuế VAT và thuế tài nguyên nước (đ/m3)

1 Hộ dân cư

10m3 đầu tiên 5.900

Từ 10m3 đến 20m3 7.400

Trên 20m3 8.800

2 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 9.000

3 Phục vụ công cộng 9.000

4 Sản xuất kinh doanh, dịch vụ 18.750

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 66)