Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 51)

3.1.2.1. Về kinh tế

Trong những năm gần ñây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và của cả nước, thị xã Từ Sơn đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ thị xã đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong thị xã.

Trong 4 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 17,06% (Tính 2014 - 2017), cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn năm 2017 cụ thể như sau:

74.99% 4.25%

20.76%

Cơ cấu kinh tế của Thị xã Từ Sơn năm 2017

Nông, lâm nghiệp,TS Công nghiệp và xây dựng TM - DVụ + Nông, lâm, thuỷ sản tăng: 4,25%.

+ Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng: 74,99%. + Dịch vụ - thương mại tăng: 20,76%.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Từ Sơn năm 2017

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn (2018) Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và dịch vụ.

Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền ñề phát triển cho những năm tiếp theo. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 63,87% năm 2014 lên 74,99 năm 2017; dịch vụ từ 15,53% lên 20,76%; nông nghiệp giảm từ 20,6% năm 2014 xuống còn 4,25% vào năm 2017.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây con giống mới, năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đời sống vật chất tinh thần tầng lớp dân cư nông thôn có nhiều

chuyển biến tích cực. Song song với những mặt tích cực thì ngành này cũng còn không ít những hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân ñầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất vẫn còn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác dân số tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để hạn chế bớt những phần nào khó khăn thị xã cũng đã chỉ đạo thí điểm chuyển diện tích vùng trũng từ trồng 2 vụ lúa không ăn chắc sang mô hình kinh tế trang trại. Đến nay trên địa bàn thị xã đã hình thành được mô hình nuôi cá đồng trũng, tận dụng hầu hết diện tích mặt nước ao hồ và chuyển đổi 84ha ruộng trũng để nuôi trồng thủy sản.

* Về trồng trọt

Nông nghiệp của thị xã giảm từ 20,6% năm 2014 xuống còn 4,25% vào năm 2017. Hiện nay thị xã sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển một số cây trồng khác trên đất màu hoặc 2 lúa như ngô, lạc, đậu tương, rau các loại, mạnh dạn phát triển sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao như tám xoan, nếp.

Năng suất bình quân cả năm 2017 đạt 55,9 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2015 do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh.

* Ngành chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng chăn nuôi trang trại, áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Nhưng tổng đàn trâu 32 con, giảm 55 con so với năm 2014. Đàn bò 363 con, giảm 301 con so với năm 2014. Đàn lợn 25.082 con, giảm 2.580 con so với năm 2000. Tổng sản lượng thịt hơi gia súc và gia cầm xuất chuồng là 20.7226 con, giảm 2.210 con so với năm 2014. Tổng đàn gia cầm là 5.834 tấn, giảm 1.250 tấn so với năm 2014(Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2016).

b. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

Trong năm năm qua, thực hiện xây dựng dự án KCN tập trung của Tỉnh và hình thành 11 cụm công nghiệp (CCN), làng nghề và đa nghề của thị xã tăng 5 khu, cụm công nghiệp so với 2005, với vị trí địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn thị xã có sự chuyển biến tích cực. Công nghiệp địa phương trên toàn thị xã đến năm 2017 có có 156 doanh nghiệp tư nhân, 932 công ty trách nhiệm hữu hạn, 62 công ty cổ phần, 121 HTX và 8.642 hộ cá thể tham gia vào hoạt động dịch vụ kinh tế sản xuất CN-TTCN. Mặc dù có khó khăn về sản xuất và thị trường song các doanh nghiệp, HTX CN-TTCN đã

tích cực tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh sản xuất và giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 36.837 lao động, giá trị sản xuất CN - TTCN năm 2017 đạt 4.520 tỷ đồng tăng 2,7 lần so với năm 2014 (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2017).

Sự tăng trưởng của ngành CN - TTCN của thị xã đã chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sự hình thành và phát triển của một số KCN, CCN ñã có tác động mạnh mẽ ñến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo tiền đề thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.1.2.2. Về môi trường

Cảnh quan môi trường thị xã Từ Sơn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Nhu cầu bức xúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng tăng sẽ phát sinh thêm nhiều thách thức trong việc bảo vệ môi trường.

Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên ñịa bàn thị xã đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Luồng di dân của thị xã hiện nay đang hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong nhiều năm tới. Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý môi trường, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu… trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

3.1.2.3. Về văn hóa – xã hội và an ninh trật tự

Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến,

suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, …Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc. Phường Đình Bảng có di tích lịch sử đền Lý Bát Đế (hay còn gọi là Đền Đô, nơi lớn nhất thờ 8 vị vua nhà Lý), đình làng Đình Bảng, chùa Xuân Đài – hay còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng – vị vua thứ chín của thời Lý, nhà Tam Tự đường họ Nguyễn Thạc. Xã Tương Giang tự hào có Chùa Tiêu, là một danh thắng nổi tiếng và cũng là trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam, là nơi tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng như Thiền sư Lý Vạn Hạnh – Quốc sư, người có công nuôi dưỡng và dạy dỗ Lý Công Uẩn vị vua khai sáng Vương triều Lý.

Bảng 3.1. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1. Tổng số dân Người 127412 129452 135167 101,60 104,41 103,00 - Dân số nông thôn Người 123421 125376 49918 101,58 39,81 63,60 - Dân số thành thị Người 3991 4076 85249 102,13 2091,49 462,17 2. Tổng số hộ Hộ 31535 32274 32804 102,34 101,64 101,99 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 910 928 957 101,98 103,13 102,55 - Hộ nông nghiệp Hộ 30625 31346 31847 102,35 101,60 101,98 3. Tổng lao động Người 74515 76646 77875 102,86 101,60 102,23 - Lao động phi NN Người 32040 33726 35044 105,26 103,91 104,58 - Lao động nông nghiệp Người 42475 42920 42831 101,05 99,79 100,42

4. Tỷ lệ sinh % 1,92 1,95 1,79 0,03 -0,16 -0,06

5. Tỷ lệ chết % 0,39 0,49 0,34 0,10 -0,15 -0,03

6. Tỷ lệ tăng dân số TN % 1,53 1,46 1,45 -0,07 -0,01 -0,04 Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Từ Sơn (2018) Theo kết quả thống kê, đến năm 2017 tổng dân số của toàn thị xã là 135.167 người. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Thị ủy, UBND thị xã công tác dân số đã thu được một số kết quả nhất định, tỷ lệ phát triển dân số là 1,45%. Đây là tỷ lệ khá tốt so với các huyện khác trong tỉnh (Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, 2017).

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại, của hầu hết các quốc gia và địa phương, là yếu tố quyết định đến các vấn đề phát triển KTXH trong mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Thị xã Từ Sơn trong 5 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Thị ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm.

Lực lượng thanh niên thị xã có việc làm và thanh niên các tỉnh thành khác tới Từ Sơn làm việc là khá đông.

Bảng 3.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn đến 31/12/2017

ĐVT: Người

STT Xã, phường Tổng số Chia theo khu vực Thành thị Nông thôn Toàn thị xã 135.167 85.249 49.918 1 Đông Ngàn 9.379 9.379 2 Đồng Kỵ 13.587 13.587 3 Trang Hạ 4.641 4.641 4 Đồng Nguyên 14.119 14.119 5 Châu Khê 13.381 13.381 6 Tân Hồng 10.150 10.150 7 Đình Bảng 19.992 19.992 8 Tam Sơn 12.234 12.234 9 Hương Mạc 11.330 11.330 10 Tương Giang 9.825 9.825 11 Phù Khê 9.075 9.075 12 Phù Chẩn 7.454 7.454

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, phát triển CCN, dịch vụ vận tải, thương mại và xuất nhập khẩu lao động …thu hút được nhiều lao động tham gia.

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong thị xã đã được nâng cao so với mức bình quân chung của tỉnh.

3.1.2.4. Đánh giá chung

Với lợi thế về vị trí địa lý, hiện trạng hạ tầng xã hội, Từ Sơn có đủ tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, có cấu kinh tế của thị xã tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa. Thị xã tập trung ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, mở rộng qui mô các làng nghề truyền thống, đi sâu vào chất lượng, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Tiên Sơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Văn hóa xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng nhanh.

Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhiều, người dân bị thu hồi đất không có công ăn việc làm, việc chuyển đổi nghề nghiệp chậm, dẫn đến mất ổn định xã hội.

Mặc dù kinh tế có sự tăng trưởng khá, nhưng nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội nói chung, trong đó cơ sở hạ tầng cho cung cấp nước sạch rất hạn chế;

Nhiều vấn đề về môi trường có liên qua và tác động tích cực đến dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã đang có xu hướng bộc lộ ngày càng trầm trọng như: nguồn nước khu vực thượng nguồn chảy về thị xã bị ô nhiễm ngày càng cao; Việc xử lý các nguồn nước chảy vào các sông trên địa bàn thị xã từ các cơ sở sản xuất chưa được thực hiện tốt, chưa được quan tâm đúng mức; Vấn đề xử lý rác thải, chất thải rắn, chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn những năm gần đây đang trở lên nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cho các nhà máy cấp nước trên địa bàn thị xã;

Thực tế cho thấy nhận thức người dân trên địa bàn thị xã về dịch vụ cung cấp nước sạch còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch còn chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 51)