Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng có tổng diện tích tự nhiên là 1.231, 76 km2, địa giới hành chính bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, dân số nông thôn năm 2011 là 986.050 người (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Đến nay, trên địa bàn nông thôn tỉnh đã có 60 công trình cấp nước tập trung. Công trình cấp nước tập trung chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất cho quá trình xử lý.
Bảng 2.1. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc
STT Huyện, thị xã Tỷ lệ dân số SD nước hợp vệ sinh Tỷ lệ dân số SD nước hợp vệ sinh từ các CTCNTT 1 H. Bình Xuyên 64,83 31,20 2 H. Lập Thạch 63,35 33,00 3 H. Sông Lô 60,35 18,86 4 H. Tam Dương 67,40 16,96 5 H. Tam Đảo 61,56 61,56 6 H. Vĩnh Tường 71,78 26,69 7 H. Y ên Lạc 72,50 40,29 8 T.P Vĩnh Yên 90,75 65,95 9 T.X Phúc Yên 81,87 48,35 Tổng số 70,34 36,23 Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011) Theo số liệu thống kê từ bộ chỉ số Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011: có 693.577 người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 70,34%; số người sử dụng nước hợp vệ sinh đáp ứng theo QCVN 02:2009 là 357.271 người, đạt 36,23%. Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh từ các loại hình cấp nước như:
+ Từ hệ thống nước tập trung nông thôn: 10,67 %; + Từ hệ thống cấp nước nhỏ lẻ: 59, 47%.
Chất lượng nước sinh hoạt
Qua khảo sát, phân tích và đánh giá chất lượng nước từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh cho kết quả như sau: Nhìn chung chất lượng nước cấp từ các công trình cấp nước tập trung đều đảm bảo chất lượng quy định sau xử lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên một số tháng mùa mưa hàm lượng các chất lơ lửng còn cao nguyên nhân do trong quá trình vận hành chưa tuân thủ đúng nguyên tắc kỹ thuật yêu cầu.
Mô hình quản lý
Qua điều tra, khảo sát thực tế, các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh đang có các loại mô hình quản lý như sau:
+ Mô hình Hợp tác xã: chiếm 23, 81%;
+ Mô hình Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường: chiếm 23, 81%; + Mô hình Doanh nghiệp: chiếm 33, 33%.
Mô hình Doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 33, 33% nhưng lại hoạt động có hiệu quả hơn so với mô hình Cộng đồng và mô hình Hợp tác xã. Nguyên nhân do mô hình Doanh nghiệp đảm bảo tính chuyên nghiệp, nhân lực quản lư vận hành được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực quản lý vận hành theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Theo số liệu điều tra cho thấy, hầu hết các mô hình quản lý vận hình chưa thực sự phù hợp vì chưa phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động của công trình. Một số công trình nước sạch sau khi hoàn thành bàn giao lại cho UBND xã hưởng lợi quản lý hoặc hợp tác xã do có nhiều hạn chế nên công trình chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động, cụ thể một số nguyên nhân sau:
Thể chế hoạt động và quyền tự chủ về tài chính: không rõ ràng, quyền lợi và trách nhiệm của to quản lý vận hành không được phân định cụ thể.
Nội quy, quy chế của công trình cấp nước sinh hoạt không có, kinh phí hoạt động không được hoạch toán độc lập mà phải thông qua sự quản lý và điều tiết của UBND xã.
Trình độ quản lý vận hành của công nhân hạn chế do không được đào tạo bài bản về chuyên môn, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý sự cố còn nghèo nàn.
Giám sát chất lượng nước không thường xuyên, thiếu kinh phí cho mua hóa chất xử lý nước.
Giá tiêu thụ nước thấp, trung bình khoảng 3.000 đồng/m3 do chưa được tính đúng, tính đủ, thường thiếu phần chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận hành bảo dưỡng, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý, lãi định mức (đối với những công trènh sử dụng nguồn vốn vay). Với nguồn thu về ít nên thu không đủ chi và dẫn đến thiếu kinh phí để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng dẫn đến công trình bị xuống cấp và làm gia tăng tỷ lệ thất thoát nước (>30%), lương nhân công quản lý vận hành công trình cũng rất thấp, trung bình khoảng 900.000 đồng/người/tháng nên người công nhân không gắn bó, tâm huyết với công việc (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Vốn đầu tư cho nước sạch
Tổng kinh phí thực hiện các chương trình dự án cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2011 là khoảng 144 tỷ đồng. Trong đó:
+ Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2011 là 36.989.747.320 đồng (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
+ Ngân sách Nhà nước: 134.167 triệu đồng (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011). + Nhân dân đóng góp: 10.039 triệu đồng (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011). Kinh phí thực hiện so với kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn II đề ra bước đầu đã hoàn thành và đạt đúng tiến độ (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Những mặt đã làm được
Theo số liệu thống kê năm 2011, toàn tỉnh có 70, 34% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó 36, 23% được sử dụng nước đáp ứng QCVN 02:2009. Nhiều xã có tỷ lệ người dân đạt tiêu chí về nước sạch, điển hình là: xã Đạo Tú, xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương, xã Nam Viêm - thị xã Phúc Yên (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Đến hết năm 2011, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 60 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và 4 công tính đã có kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong năm 2012. Các công trình cấp nước hoạt động được đánh giá hiệu quả đạt 41, 18%, điển hình như công trình cấp nước tập trung thị trấn Hương Canh, có công suất thiết kế 2.000 m3/ngđ, công suất khai thác đạt 200 m3/ngđ, hiện công trình đang cung cấp cho 960/3.879 hộ/người (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Làm tăng nhận thức, trách nhiệm của địa phương và nhân dân về sử dụng nước sạch, góp phần làm giảm một số bệnh tật trong cộng đồng (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Những mặt chưa làm được
Đến hết năm 2011 vẫn còn 29,66% dân số nông thôn toàn tỉnh chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong số 70,34% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh thì chỉ có 36,23% được tiếp cận với nguồn nước đạt tiêu chuẩn ngành của Bộ y tế. Các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh và nước đạt QCVN 02:2009 còn thấp, đây là những huyện có điều kiện địa hình, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh
(UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Hiện nay, chất lượng các nguồn nước ngầm ở các giếng khoan, nước mặt ở hệ thống sông trên địa bàn tỉnh không còn đảm nên gây ra ảnh hưởng về sức khỏe cho người dân, đặc biệt là các hộ có điều kiện kinh tế còn khó khăn, chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Các công trình công trình cấp nước sau khi hoàn thành chủ yếu giao cho UBND xã, cộng đồng hoặc hợp tác xã quản lý nhưng do trình độ quản lý của công nhân hầu hết chưa có chuyên môn, nghiệp vụ, giám sát chất lượng nước hàng tháng còn lỏng lẻo, ...nên dẫn đến tình trạng các công trình bị xuống cấp nhanh chóng, chất lượng nước sau quá trình xử lý chưa được đảm bảo chất lượng theo yêu cầu (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Một số công trình cấp nước tập trung nông thôn chỉ đảm bảo cho thời gian đầu, còn sau khi đi vào hoạt động thường xảy ra tình trạng xuống cấp nhanh hoặc đầu tư xây dựng xong bị bỏ ngỏ, đặc biệt đối với các công trình có quy mô nhỏ. Hiện vẫn còn một số công trình cấp nước tại các xã Nguyệt Đức (Yên Lạc), Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường), Bạch Lưu (Sông Lô), Tam Hợp (Bình Xuyên) được xây dựng từ năm 2004 vẫn chưa hoàn thành hiện đang bị hư hỏng nặng (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch trong cộng đồng còn chưa cao (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011).
Nguyên nhân
Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các khu vực miền núi của tỉnh do đó việc huy động vốn đầu tư cho các dự án cấp nước sạch còn hạn chế (Hà Vân, 2017).
Công tác tuyên truyền về nước sạch chưa được chú trọng; Sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của các cấp, các ngành chưa được tập trung; Phương pháp truyền tải thông tin, nội dung truyền thông chưa phù hợp phong tục, tập quán của người dân (Hà Vân, 2017).
Vốn đầu tư cho Chương trình nước sạch nông thôn chưa được chú trọng, còn thấp và giải ngân chậm. Tỷ lệ nguồn vốn theo Thông Tư 80 và Thông Tư 48 chưa phù hợp với hiện tại trong khi ở một số tỉnh như tỉnh Bắc Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu tỷ lệ này được hỗ trợ từ 90%-100% tổng mức đầu tư (Hà Vân, 2017).
Giá tiêu thụ nước sạch chủ yếu do từng địa phương quy định với đơn giá rất thấp chưa tính đúng, tính đủ theo Thông tư Số 75/2012/TTLT-BTC- BXD- BNN ngày 15/5/2012 về việc hướng dẫn nguyên tắc xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn nên không đủ để chi phí quản lý vận hành dẫn đến công trình bị xuống cấp nhanh (Hà Vân, 2017).
Do mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung hiện nay chưa phù hợp (mô hình Cộng đồng và mô hình Hợp tác xã chiếm 42,86%) (Hà Vân, 2017). Do cơ chế chính sách còn hạn chế, chưa có chính sách cụ thể về ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.Việc tố chức chỉ đạo, quản lý chương trình ngân sách còn chồng chéo (Hà Vân, 2017).
Công tác kiếm tra, giám sát và xử lý những cơ sở sản xuất cung ứng dịch vụ nước sạch của các ngành, các cấp địa phương còn chưa được chú trọng và thường xuyên liên tục (Hà Vân, 2017).