Cơ cấu tổ chức và quản lý nhà nước về du lịch của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)

Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ, hiện nay ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia. Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì. Nó giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo Hải Anh (2015): Du lịch làng nghề tại Trung Quốc là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn các làng nghề cổ trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ; các giá trị văn hóa truyền thống và đời sống tinh thần của người dân được giữ gần như nguyên vẹn. Mô hình OTOP cũng đã bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 1989.

Điểm khác biệt để Trung Quốc luôn hấp dẫn du khách đó chính là những giá trị truyền thống, những cung điện hay cổ trấn được giữ gần như nguyên vẹn. Có những cổ trấn được xây dựng từ năm 700 trước công nguyên như thị trấn Châu Trang, tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải 700 km, hay những ngôi làng có những ngôi nhà cổ tồn tại gần 1.700 năm đã hấp dẫn hàng triệu du khách nước ngoài đến tham quan.

Chính phủ Trung Quốc đã xác định du lịch là một rtong những trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới, một trụ cốt được ưu tiên đầu tư phát triển. Chính phủ đã thường xuyên xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển tốt ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)