Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia
4.1.4. Thực trạng công tác xây dựng thông tin về du lịch làng nghề, đẩy mạnh
mạnh xúc tiến du lịch và hợp tác liên ngành, liên vùng về phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, chính quyền các cấp từ huyện đến các làng nghề vẫn luôn tìm cách để mở rộng thị trường khách du lịch làng nghề. Không những tiêu thụ được sản phẩm, thông qua du khách, làng nghề có thể quảng bá thương hiệu của mình. Bởi vậy, cho đến nay, Thành phố, các cơ quan chính quyền địa phương, các Hiệp hội, Tổ chức và người dân tại làng nghề đã áp dụng nhiều kế hoạch nhằm xây dựng thông tin về du lich làng nghề, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hợp tác liên ngành, liên vùng về phát triển du lịch để thu hút du khách biết đến và ghé thăm làng nghề.
4.1.4.1. Thành lập và duy trì hoạt động của các Hội làng nghề
Các hội nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với mỗi làng nghề nhằm kết nối nơi cung ứng nguyên liệu, các doanh nghiệp có nhu cầu tham quan tìm hiểu hoặc kết nối doanh nghiệp du lịch với làng nghề. Việc cả cộng đồng có chung tay chung sức được hay không trong các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan, bố trí sản xuất, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng ...phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Hội nghề nghiệp. Hội cũng là nơi để những người thợ thủ công có thể chia sẻ, bàn bạc và thống nhất những hoạt động có lợi cho làng xóm, vừa phát triển được sản xuất những vẫn giữ được cảnh quan, cùng nhau tạo ra những “điểm nhấn” phục vụ du lịch tại những vị trí tham quan sản xuất, đời sống lịch sử văn hóa của làng hay các điểm dịch vụ mua bán, ăn uống, giải trí... tạo nên một điểm du lịch hoàn chỉnh thu hút khách du lịch.
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nghề nghiệp, trong những năm qua, UBND thành phố, UBND huyện, chính quyền địa phương tại các điểm nghiên cứu đã thành lâp và duy trì hoạt động của các Hội Gốm sứ Bát Tràng, Hội Dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ và Hội Nghề da Kiêu Kỵ, Hội Thuốc nam thuốc bắc xã Ninh Hiệp, cụ thể:
a. Hội Gốm sứ Bát Tràng
Trên địa bàn xã có Hội Gốm sứ Bát Tràng thành phố Hà Nội được thành phố cho phép thành lập tại Quyết định số 109/2002/QĐ-UB ngày 01/8/2002. Hội thực hiện điều lệ theo Quyết định số 8903/QĐ-UB ngày 25/12/2002 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc phê chuẩn điều lệ Hội Gốm sứ Bát Tràng, Thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay Hội thường xuyên duy trì các hoạt động như: Giúp các hội viên định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu; giúp các hội viên chuyên môn hóa các khâu trong sản xuất – dịch vụ (áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như nhập thiết bị, nguyên liêu, bao bì…) kết hợp phát triển du lịch; Tổ chức cho các Hội viên tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các hội nghị xúc tiến thương mại; Giúp các hội viên tiếp cận các dự án về môi trường (đã chuyển đổi 100% lò đốt than sang sử dụng lò gas, giúp tăng hiệu quả kinh tế, giảm toàn bộ khí thải gây ô nhiễm môi trường làng nghề); Giới thiệu các hội viên có đủ tiêu chuẩn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Nghệ nhân. Tuy nhiên nguồn kinh phí dành cho công tác hỗ trợ Hội làng nghề, hội nghề nghiệp hoạt động; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển nghề còn hạn chế; Hội chưa bố trí được trụ sở, nơi làm việc đảm bảo.
b. Hội dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ
Hội Dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ được thành phố cho phép thành lập tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 04/01/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Hội thực hiện điều lệ theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay Hội thường xuyên duy trì các hoạt động, kết hợp với các Nghệ nhân, Sở Công thương tổ chức tọa đàm, hướng dẫn truyền nghề cho các hộ sản xuất giúp nhân dân sản xuất có hiệu quả. Tích cực tham gia các Hội chợ trên địa bàn huyện, thành phố, tham gia xét sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố.
c. Hội nghề da Kiêu Kỵ
Thành lập năm 2006 tại Quyết định số 3942/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội. Hội thực hiện điều lệ theo Quyết định số 5666/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay Hội thường xuyên duy trì các buổi họp thường niên của Hội như: đầu năm họp triển khai phương hướng và kế hoạch; cuối năm họp tổng kết, rút kinh nghiệm công tác Hội, BCH họp 6 tháng/lần. Ngoài ra Hội còn tổ chức họp bất thường trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, triển khai những công việc đột xuất để thực hiện những chủ trương của thôn, xã và huyện đề ra.
Tham gia chương trình đào tạo nghề, chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm làng nghề do Sở Công thương tổ chức.
Hội thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện như vận động ủng hộ túi, cặp học sinh cho những vùng có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp các quỹ từ thiện do địa phương phát động. Hội quan tâm thực hiện tốt việc quan tâm đời sống tinh thần cho Hội viên. Trong những năm qua có nhiều hội viên được Bộ Công thương và Hiệp hội da giầy túi xách Việt Nam tặng thưởng bằng khen.
d. Hội Thuốc nam – thuốc bắc xã Ninh Hiệp
Ngày 23 tháng 9 năm 2013, UBND Huyện ra quyết định số 2126/QĐ- UBND cho phép thành lập hội thuốc nam thuốc bắc xã Ninh Hiệp. Hội hoạt động theo Điều lệ được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 về phê duyệt điều lệ hội thuốc nam, thuốc bắc xã Ninh Hiệp.
Các hoạt động thường niên của Hội: Ban chấp hành mỗi tháng họp một lần sáu tháng họp toàn thể hội viên nhằm tuyên truyền những chủ trương đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước các quy định mới của các cấp lãnh đạo đên toàn thể hội viên tránh những sai phạm đáng tiếc, như hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Hội đã có nơi để sinh hoạt tập thể, hội họp triển khai công việc tại Nhà thờ Tổ nghề.
Bảng 4.15. Tổng hợp các Hội nghề nghiệp tại các điểm nghiên cứu năm 2017 TT Hội nghề nghiệp Hội viên
Tổng số Tổ chức Cá nhân
1 Hội Gốm sứ Bát Tràng 300 20 280
2 Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ 128 128 0
3 Hội Nghề da Kiêu Kỵ 52 10 42
4 Hội Thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp 124 05 119
Tổng cộng 604 163 441
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2017)
Tuy nhiên, hoạt động của các Hội nghề tại các điểm nghiên cứu chỉ dừng ở việc thực hiện quy trình xét tặng danh hiệu nghệ nhân, tham gia hội chợ, triển lãm lớn. Các Hội nghề nghiệp chưa được tập huấn về quản trị thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, trình độ, năng lực quản trị của lãnh đạo Hội, chủ tịch Hội vè thương
hiệu, sử dụng nhãn hiệu tập thể còn hạn chế; các Hội chưa có trụ sở hoạt động riêng biệt.
4.1.4.2. Xây dựng thông tin quảng bá làng nghề, tham gia hội chợ, triển lãm
Trong năm 2015, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức phối hợp tốt với các sở ngành liên quan cung cấp thông tin, hướng dẫn đăng ký hồ sơ để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế với sản phẩm gốm sứ đặc trưng nhằm quảng bá về làng nghề, hình thức du lịch làng nghề; huyện đã hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí vận chuyển, phí tổ chức gian hàng tại các hội chợ, triển lãm. Gia Lâm đã có 10 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ tại xã Bát Tràng, Kim Lan tham gia hội chợ khu vực phía Bắc tại Cung thể thao Quần ngựa; 01 Doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bát Tràng (đại diện ông Vũ Đức Thắng) tham gia Hội chợ quốc tế tại Italia, tham gia triển lãm làng nghề tại Festival Huế năm 2017 nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm gốm sứ truyền thống Bát Tràng.
Hội chợ tổ chức đã thu hút được số lượng lớn khách hàng trong nước và nước ngoài đến thăm quan và giao dịch giúp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm, mở rộng giao lưu, hợp tác kinh doanh với các các đơn vị bạn trên địa bàn Thành phố và các tỉnh bạn; đồng thời tạo cơ hội ký kết thêm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người lao động.
Hàng năm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp – Sở Công thương tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
Điều này đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về các làng nghề truyền thống của huyện Gia Lâm thông qua việc giới thiệu các sản phẩm truyền thống, các quy trình sản xuất sản phẩm truyền thống, con người mảnh đất Gia Lâm anh hùng.
Công tác quảng bá về du lịch tại các làng nghề hiện nay còn hạn chế, mới chỉ dừng ở việc các bài báo giới thiệu làng nghề, sản phẩm làng nghề, chưa có trang web chính thức của làng nghề. Hiện nay chỉ xuất hiện các trang web tư nhân hoặc không chính thống….
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại, bất cập, hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch của
địa phương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do nguồn kinh phí phục vụ cho các công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động; công tác xúc tiến quảng bá còn dàn trải; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch với cơ quan quản lý Nhà nước chưa được gắn kết; các nguồn lực chưa được tập trung để chia sẻ trách nhiệm trong công tác xúc tiến quảng bá, chưa phát huy được nguồn lực xã hội hóa, đặc biệt là nguồn lực từ các doanh nghiệp du lịch trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và quốc tế còn ở mức độ phối hợp bề nổi, chưa có chiều sâu; cường độ phối hợp không thường xuyên, liên tục. Việc phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch chung của vùng chưa rõ nét. Nội dung các hoạt động liên kết ít được đổi mới, chưa phong phú, chưa tạo được sự hấp dẫn và chưa tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Tuy đã có các hoạt động xúc tiến quy mô lớn được tổ chức nhưng tại chính làng nghề lại chưa quy hoạch và xây dựng được hệ thống chỉ dẫn bằng sơ đồ hay một vị trí có tính chất văn phòng, trụ sở làm đầu mối cung cấp thông tin, giới thiệu, giải đáp thắc mắc của khách tham quan để du khách biết rõ hơn, hiểu hơn và được tiếp cận sâu hơn đối với quá khứ, hiện tại làng nghề. Thực trạng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo tồn các thiết chế văn hóa ở không ít nơi được gọi là làng nghề truyền thống - du lịch còn chưa cao, như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) rất bụi, khu vực cuối làng tiếp ra bờ sông Hồng trở thành chỗ đổ rác.
Hộp 4.3. Triển khai các dự án quy hoạch làng nghề cần sự vào cuộc của cả hệ thống quản lý nhà nước
“Trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã chú trọng đến việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp tập trung làng nghề, khu trung tâm kinh doanh, chợ... nhưng do tâm lý tiểu thương của các hộ kinh doanh, sản xuất không muốn thay đổi vị trí kinh doanh nên việc vận động các hộ kinh doanh chuyển vào khu chợ mới gặp khó khăn, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các dự án quy hoạch hệ thống trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn xã gặp khó khăn. Do đó, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể trong vận động, tuyên truyền các hộ thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng, tiếp nhận đền bù theo quy định của nhà nước; chuyển cửa hàng sang khu vực chợ mới đảm bảo quy hoạch”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Văn Tuấn- Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp ngày 10/5/2018 tại UBND xã Ninh Hiệp