3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã.
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên.
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm giai đoạn 2000-2020
Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại:giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã có 911,05km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58 %) (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế.
3.1.2. Những thuận lợi từ tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
Huyện Gia Lâm có nhiều ưu thế thuận lợi trong phát triển kinh tế. Những năm qua do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế huyện Gia Lâm vẫn có mức tăng trưởng khá và đang dần đi vào ổn định, phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh Công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; nâng cao giá trị hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản; văn hoá, xã hội tiếp tục được duy trì và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm năm 2017, kinh tế huyện Gia Lâm trong những năm gần đây tăng trưởng khá, giai đoạn 2014 - 2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,29%. Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (15,5%), ngành nông nghiệp thấp nhất với 1,61%. (Bảng 3.1)
Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt tại các xã ven đê song Đuống và ven sông Hồng (xã Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Dương Hà..); Vùng chăn nuôi lợn nạc (xã Đa Tốn, Dương Quang, Văn Đức..); Vùng rau an toàn (Văn Đức, Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi…); Vùng cây ăn quả (Đa Tốn,
Kiêu Kỵ, Đông Dư); Vùng lúa cao sản, chất lượng cao (Dương Xá, Yên Thường…)..
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Gia Lâm cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Toàn vùng có 6.325 hộ cá thể tham gia các hoạt động công nghiệp, trung tâm công nghiệp và xây dựng.
Sản xuất tại các làng nghề tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức hội tích cực tham gia các hoạt động hội chợ triển lãm nhằm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.
Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể. Thị trường nông thôn được mở rộng, hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện Gia Lâm hiện nay.
3.1.2.2. Về văn hóa – xã hội a. Dân số và lao động
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm năm 2017, dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2017 là 271.022 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 – 2017 là 3,4 %. Số hộ gia đình là 77.102 hộ. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2017 cơ cấu hộ nông thôn chiếm 86,3% tổng số hộ toàn huyện. Tổng số lao động đang trong các ngành kinh tế năm 2017 của huyện là 110.577 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 21,6% năm 2015 xuống còn 18,3% năm 2017. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 41,1% năm 2013 lên 42,2% năm 2017, ngành thương mại dịch vụ tăng từ 36,7% năm 2015 lên 39,1% năm 2017 (Bảng 3.2).
Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2014 là 20,7 triệu đồng/người; năm 2017 đạt 30,6 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 3,76%, đến hết năm 2017 còn 1,55 %. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tiếp theo (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm, giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 I, Tổng giá trị sản xuất 8163,5 100,0 9681,5 100,0 10540,9 100,0 118,59 108,88 - Công nghiệp, XD 4397,4 53,9 5008,9 51,7 5456,7 51,8 113,91 108,94 - Thương mại, dịch vụ 2499,7 30,6 3289,6 34,0 3693,5 35,0 131,60 112,28
- Nông, lâm, thủy sản 1266,5 15,5 1383,0 14,3 1390,7 13,2 109,20 100,56
II, Chỉ tiêu bình quân
Thu nhập bình quân đầu người
(triệu đồng/người/năm) 28,8 30,6 - 32,8 - 106,25 107,19
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Tổng số hộ hộ 69.386 71.729 77.102 103,42 107,52 105,43 -Hộ Nông thôn hộ 60.272 62.553 67.870 103,81 108,54 106,17 -Hộ thành thị hộ 9.114 9.176 9.232 100,74 100,61 100,62
2. Số nhân khẩu người 253.800 257.767 271.022 101,62 105,14 103,43
-Nhân khẩu Thành thị người 36.066 36.486 37.033 101,24 101,51 101,31
-Nhân khẩu nông thôn người 217.734 221.281 233.989 101,59 105,73 103,72
3. Tổng số lao động người 107.104 106.973 110.577 99,89 103,42 101,63
-Lao động nông nghiệp người 23.134 20.539 20.236 88,88 98,49 93,74
-Lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp người 44.020 44.715 46.664 101,63 104,38 103,04
-Lao động thương mại dịch vụ người 39.307 41.185 43.235 104,81 105,05 104,87
-Lao động khác người 643 535 442 83,27 82,72 83,02
4. Một số chỉ tiêu bình quân
-Số nhân khẩu bình quân 1 hộ người 3,7 3,6 3,5 98,24 97,82 98,04
-Số nhân khẩu bình quân 1 lao động người 2,4 2,4 2,5 - - -
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
b. Tình hình văn hóa, làng nghề
Toàn huyện có 10 xã có nghề truyền thống, nghề mới (chiếm 45,4% số xã, thị trấn trong toàn huyện); trong đó có 5 xã nghề được hình thành và phát triển lâu đời gồm: Gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Kim Lan, may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ; chế biến dược liệu Ninh Hiệp; đan lát, làm chổi ở Dương Quang. Những xã có nghề mới gồm: sản xuất gốm sứ Đa Tốn, Đông Dư, Văn Đức; chế biến giò, chả, bún bánh xã Yên Viên; sản xuất diêm xã Đình Xuyên.
Một số nghề phát triển mạnh trong những năm gần đây như chế biến gỗ (gỗ dán, ván ép), kéo rút sắt… phát triển mạnh ở khu vực các xã Yên Viên, Yên Thường; nghề may gia công phát triển mạnh ở khu vực Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi, kinh doanh vải, hàng may mặc ở khu vực Ninh Hiệp…
Năm 2009, huyện đã có 5 làng nghề trên địa bàn được Thành phố Hà Nội công nhận là Làng nghề truyền thống, bao gồm: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (xã Bát Tràng), làng nghề gốm sứ Giang Cao (xã Bát Tràng), làng nghề gốm sứ Kim Lan (xã Kim Lan), làng nghề dát vàng bạc và may da Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ), làng nghề chế biến dược liệu Ninh Giang (xã Ninh Hiệp). Đây là những làng nghề lâu đời, đang trên đà phát triển về sản xuất kinh doanh ngành nghề và phát triển du lịch.
Căn cứ bảng trên, tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ thể hiện mức tăng trưởng thương mại và dịch vụ du lịch nông thôn tại các làng nghề của huyện Gia Lâm. Qua phân tích giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện quản lý các năm 2015 đến năm 2017, có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng của ngành này tăng dần theo thời gian và có xu hướng tiếp tục phát triển. Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến dần sang phát triển các ngành thương mại, dịch vụ; ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 53,9%, thương mại – dịch vụ chiếm 30,6%, nông – lâm – thủy sản chiếm 15,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện; đến năm 2017, tổng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 51,8% (giảm 2,1%), thương mại – dịch vụ chiếm 35% (tăng 4,4%), nông – lâm – thủy sản chiếm 13,2% (giảm 2,3%) trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Có thể nói, với việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, các ngành nghề truyền thống được mở rộng và phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong ngành kinh tế, giá trị ngành sản xuất thương mại – dịch vụ tăng bình quân đạt 15,38%/năm.
Bảng 3.3. Tài nguyên du lịch các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm TT Tên làng nghề hình thành Số năm Số DN CS sản xuất, hộ cá thể Lao động thường xuyên Số nghệ nhân Đã được công nhận làng nghề truyền thống Đã có nhãn hiệu tập thể 1 Làng nghề TT gốm sứ Bát Tràng 600 1.066 6.000 48 (kể cả nghệ nhân nhân dân) x - 2. Làng nghề TT gốm sứ Giang Cao 60 x - 3. Làng nghề gốm sứ Kim Lan 500 300 4.000 1 x x
4. Làng nghề may da - dát quỳ vàng Kiêu Kỵ 350 280 2.500 10 x x (nghề dát quỳ vàng)
5. Làng nghề thuốc nam - thuốc Bắc Ninh Hiệp 300 300 600 - x x
6. Làng nghề Bún bánh xã Yên Viên 50 89 3.000 - - -
Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện (2017)
Một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có thế mạnh như sản xuất gốm sứ, sản phẩm từ da, chế biến gỗ, dược liệu… được duy trì và phát triển. Các làng nghề Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Kim Lan, Ninh Hiệp vượt qua khó khăn để duy trì hoạt động. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã chủ động đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, bám sát thị trường, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục phát triển, ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu các làng nghề truyền thống như: Gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan; may da và quỳ vàng Kiêu Kỵ, thuốc bắc, dược liệu Ninh Hiệp được tăng cường. Hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm (thành lập Hội gốm sứ Kim Lan, Hội thuốc bắc, thuốc nam Ninh Hiệp, xây dựng nhãn hiệu quỳ vàng Kiêu Kỵ) (Phòng Kinh tế, 2017).
3.1.3. Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển tại một số làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội tại các điểm nghiên cứu địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội tại các điểm nghiên cứu
Gia Lâm nằm trên đất kinh bắc Thăng Long – Hà Nội là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến. Từ xưa, Gia Lâm đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề và được biết đến rộng rãi khắp trong, ngoài nước. Hiện nay, Gia Lâm có tổng số 10 làng nghề, trong đó 5 làng nghề được Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Các làng nghề này đã trải qua lịch sử hàng trăm năm, cho đến nay vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát triển.
3.1.3.1. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng gốm sứ cổ ven sông Hồng có lịch sử phát triển trên 600 năm với hai thôn là thôn Bát Tràng và thôn Giang Cao. Nghề gốm được tiền nhân người Bát Tràng xưa đưa đến nơi có 72 gò đất trắng – Bạch Thố Phường, mở lò, lập làng. Xã có 2 làng truyền thống với tên gọi là làng Giang Cao và làng Bát Tràng; Năm 2009, UBND thành phố ra quyết định công nhận làng nghề truyền thống Hà Nội cho 2 làng: làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao, làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Toàn xã có 27 di tích, trong đó 6 di tích được xếp hạng; có di tích cách mạng Nhà tưởng niệm Bác Hồ - nơi Bác Hồ về thăm Bát Tràng vào 20/2/1959, di tích Nhà in báo độc lập - nơi
xuất bản đầu tiên bài hát Tiến quân ca (Quốc ca Việt Nam) của Nhạc sĩ Văn Cao; ngoài ra có 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Với hàng trăm năm tên tuổi, gốm sứ Bát Tràng không còn xa lạ với người dân trong nước và cả thị trường nước ngoài. Ngày nay làng nghề Bát Tràng đã chuyển sang một phát triển mang tính đỉnh cao mới. Gốm sứ Bát Tràng đã xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hơn 50 công ty và gần 700 hộ gia đình đều tham gia sản xuất kinh doanh gốm sứ. Sự phát triển của gốm sứ Bát Tràng trong những năm gần đây được thể hiện qua sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp và sự tăng lên đáng kể của số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, với trên 1 nghìn hộ sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất hàng năm đạt gần 1.200 tỉ đồng với các mặt hàng gốm sứ rất đa dạng, phong phú: gốm sứ xây dựng, dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ, xuất khẩu...., thu hút, giải quyết việc làm cho hơn 4 nghìn lao động trong xã và gần 10 nghìn lao động tại các địa phương khác. Xã Bát Tràng hiện có 1 nghệ nhân nhân dân, 4 nghệ nhân ưu tú, 27 nghệ nhân Hà Nội, 5 nghệ nhân dân gian và 15 nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Trên địa bàn xã có 125 đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và 963 hộ buôn bán, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Trước những thay đổi của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất đã năng động, linh hoạt chuyển hướng sang kinh doanh các dịch vụ du lịch nông thôn, khai thác các nét độc đáo trong sản xuất gốm sứ hay các nét văn hóa truyền thống làng nghề, đem đến những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Đây được xem là hướng đi đúng giúp Bát Tràng hiện nay trở thành một làng nghề du lịch, một địa điểm du lịch mới mẻ hấp dẫn du khách trong nước và thập phương. Cùng với những chính sách khai thác và phát triển hạ tầng du lịch mới mẻ hập dẫn du khách trong nước và thập phương. Cùng với những chính sách khai thác và phát triển hạ tầng du lịch, Bát Tràng dần thay đổi được diện mạo mới, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Qua đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kinh tế - xã hội của xã được duy trì và phát triển theo hướng Thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ và du lịch, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt nhiều