Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa
4.2.2. Nhóm yếu tố khách quan
4.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
Gia Lâm là một huyện nông nghiệp, ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Nền kinh tế huyện có nhiều bước phát triển đáng kể, GDP năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế huyện dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản. Mặc dù lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị sản xuất trên toàn huyện lại tập trung vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Toàn huyện có 10 làng có nghề, trong đó 5 làng nghề được thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống (năm 2009). Các làng nghề truyền thống đang được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng gắn với du lịch nông thôn.
Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tình hình lao động việc làm ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, quá trình phát triển trong những năm tới của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Gia Lâm phải tiếp tục nỗ lực trên nhiều mặt. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch nông thôn; phát triển sản xuất tại các làng nghề mới; tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung, công nghiệp làng nghề… tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
4.2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm trong những năm gần đây duy trì ổn định và có bước phát triển, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được kiểm soát, đời sống, thu nhập, trình độ và nhận thức của người dân trên địa bàn huyện ngày được nâng cao. Đặc biệt, Gia Lâm gặp nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội khi được quy hoạch là đô thị trung tâm của Thành phố trong thời gian tới. Vì vậy, đây vừa là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch và du lịch làng nghề nói riêng, vừa là thách thức của cơ quan QLNN để theo kịp, phù hợp với tốc độ phát triển trên địa bàn huyện.
Bảng 4.21. Đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch làng nghề tại huyện Gia Lâm
Đơn vị tính:%, n=15 TT Chỉ tiêu Xếp loại (Mức độ ảnh hưởng giảm dần từ 1 dến 8) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Cơ chế, chính sách 33,3 20 26,7 13,3 6,7 0,0 0,0 0,0 2 Bộ máy quản lý các cấp 26,7 26,7 20,3 13,3 0,0 0,0 0,0 0,0 3 Nguồn nhân lực quản lý 33,3 13,3 26,7 6,7 13,3 6,7 0,0 0,0 4 Yếu tố kinh tế, xã hội 40 20 26,7 6,7 0,9 6,7 0,0 0,0 5 Hạ tầng (quy mô các làng nghề) 26,7 13,3 20 20 13,3 6,7 0,0 0,0 6 Sản phẩm, thương hiệu làng nghề 13,3 33,3 13,3 20 13,3 6,7 0,0 0,0 7 Nguồn kinh phí phục vụ phát triển du lịch làng nghề 46,7 20 13,3 6,7 6,7 6,7 0,0 0,0 8 Nhận thức của người dân tại
các làng nghề về du lịch làng nghề
26,7 26,7 6,7 13,3 20 6,7 0,0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Qua khảo sát ý kiến của các cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, quản lý du lịch, quản lý làng nghề của Huyện đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của
yếu tố kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về du lịch làng nghề của huyện thì 40% người được hỏi cho rằng yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng ở mức cao nhất đối với việc quản lý nhà nước tới các hoạt động du lịch làng nghề. Lý do được đưa ra là cùng với yếu tố cơ chế, chính sách (33,3% đánh giá mức cao nhất), kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến việc hoạch định, đưa ra các chính sách quản lý cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tại các làng nghề du lịch.