Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia
4.1.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, quy
quy định quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4.1.2.1. Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động du lịch
Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp đã nhận thức tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo tập trung đầu tư bằng nguồn lực của địa phương, vận động, tuyên truyền, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân, của các tổ chức, doanh nghiệp tập trung các nguồn lực để từng bước khai thác tiềm năng của các làng nghề truyền thống trên địa bàn và dần hình thành loại hình dịch vụ mới: du lịch làng nghề truyền thống.
Như vậy, trước mắt chủ trương của các cấp chính quyền tập trung vào tu bổ các di tích đền chùa và các chợ thương mại. Ở tất cả các làng nghề có di lịch, chợ thương mại là một yếu tố quyết định, vì vậy, đầu tư xây dựng chợ nhằm quảng bá sản phẩm của làng nghề là việc làm cần thiết.
a. Về giao thông
Huyện Gia Lâm nằm ở trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua: đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng; đường hàng không có sân bay Gia Lâm; đường quốc lộ có Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 để nối với các tỉnh khác. Tuyến giao thông quan trọng là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên chạy qua huyện Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại. Đây là những ưu thế về vị trí địa lý và giao thông quan trọng để phát
Chính quyền các cấp của huyện Gia Lâm đã tập trung thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, tại các làng nghề, trong đó, chú trọng hệ thống đường làng, ngõ xóm. Chủ dự án đầu tư các dự án giao thông là Huyện, việc thực hiện các dự án đều có sự giám sát, chịu trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và đầu tư xây dựng cơ bản huyện, Phòng Quản lý đô thị huyện.
Nhìn chung, các làng nghề tại các điểm nghiên cứu đều nằm trên các trục đường nối với quốc lộ 5 (làng nghề Kiêu Kỵ), quốc lộ 1 (làng nghề Ninh Hiệp), cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (làng nghề Bát Tràng, Kiêu Kỵ), sông Hồng, sông Đuống. Các đoạn đường đi nối từ đường quốc lộ vào trong các làng nghề đều là đường trải nhựa, được làm rộng rãi, phân làn, các loại phương tiện như ô tô, xe khách, xe gắn máy, ... có thể vận hành tốt. Bên cạnh đó, đường làng ngõ xóm trong các làng nghề cũng được bê tông hóa sạch đẹp. Từ năm 2015 đến nay, tại điểm nghiên cứu, UBND huyện Gia Lâm đã tập trung đầu tư 05 dự án cải tạo, nâng cấp 6,700m đường hệ thống đường liên thôn, tuyến đường trục chính, rãnh thoát nước với tổng kinh phí đầu tư là 65,850 triệu đồng (Bảng 4.7)
Qua điều tra tại các làng nghề truyền thống cho thấy hệ thống đường giao thông trong các làng nghề được cứng hóa từ 80 - 90% chủ yếu là đường bê tông, đường nhựa đáp ứng nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất trong làng nghề, nhưng do hiện trạng các tuyến đường làng thường nhỏ, rộng từ 2 - 4 m nên phương tiện đi lại vào các đoạn đường làng nghề hay bị ùn tắc, bên cạnh đó cùng với sự bày bán, tập kết vật liệu trên vỉa hè, lòng đường gây ra ách tắc giao thông thường xuyên. Đặc biệt khu vực đường vào làng nghề May da nhỏ dẫn đến luôn bị ùn tắc giao thông ở đoạn đường này.
Hệ thống điện mặc dù thường xuyên được nâng cấp cải tạo nhưng mới chỉ đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt, còn phục vụ sản xuất thì vẫn còn khó khăn, đặc biệt là làng nghề May da xã Kiêu Kỵ, toàn xã có 59 trạm biến áp 2.500KVA (tiền điện phục vụ sản xuất hàng tháng từ 13 - 15 tỷ đồng) nhưng do quá trình sản xuất nên vẫn xảy ra tình trạng quá tải phải thực hiện cắt điện luân phiên, ảnh không nhỏ đến thời gian và kế hoạch sản xuất của các cơ sở (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Gia Lâm, 2017).
Hệ thống xử lý rác thải ở các làng nghề của huyện hiện nay chưa có, việc xử lý chỉ dừng lại ở việc thu gom và chôn lấp, tuy nhiên do lượng rác thải rất nhiều, trong đó có cả rác thải công nghiệp, rác thải rắn hay hóa chất dùng trong sản xuất tẩy rửa kim loại, nhuộm da ...
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án giao thông đầu tư giai đoạn 2016-2020 tại các điểm nghiên cứu
TT Tên dự án Quy mô
thiết kế (m) Tổng mức đầu tư (tr.đ) Lũy kế vốn đã thực hiện (tr.đ) Tỷ lệ hoàn thành (%) 1 Xã Bát Tràng
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường, rãnh thoát nước ngõ, xóm
xã Bát Tràng 1,200 9,776 8,150 83,4
2 Xã Kiêu Kỵ
Cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên thôn Trung Dương –
Kiêu Kỵ, Hoàng Xá-Thảm len, Kiêu Kỵ - Xuân Thụy 1,200 14,987 14,000 93,4
3 Xã Ninh Hiệp
3.1 Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trục chính tại các thôn 4,
6, 7, 8, 9 1,500 12,873 8,350 64,9
3.2 Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trục chính tại các thôn 1,5 1,400 14,999 11,265 75,1
3.3 Cải tạo nâng cấp tuyến đường từ QL 1 đến Ninh Hiệp 1,400 13,222 11,420 86,4
Tổng cộng 6,700 65,850 40,585
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018)
Bảng 4.8. Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp làng nghề tại các điểm nghiên cứu năm 2017
Tên cụm công nghiệp Diện tích
(ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Vốn đầu tư hạ tầng (tỷ đồng) Cơ sở thuê đất Lao động (lđ) Tổng số vốn Vốn đã thực hiện 1. Cụm sản xuất làng nghề Kiêu Kỵ 15,73 100,00 200.696 200,696 169 3.160
2. Cụm sản xuất làng nghề Ninh Giang – Ninh Hiệp 63,63 95,09 311.086 311,086 155 1.651
3. Cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng 16,87 100,00 67.8 67,8 98 882
Cộng - - 579,582 579,582 422 5693
Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2017)
Chính vì vậy hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống ngày càng tăng. Các bãi rác tại các làng nghề đã quá tải từ lâu, cho nên việc quy hoạch bãi rác thải lớn tập trung, cách xa các khu dân cư hiện nay là rất cần thiết để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong làng nghề và các vùng phụ cận.
Để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong các làng nghề, từ năm 2000 UBND thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm đã lập quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, đến nay trên địa bàn huyện đã có 4 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 40,87 ha (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Gia Lâm, 2017).
Để đánh giá tình hoạt của các cụm công nghiệp làng nghề, chúng ta xem xét bảng 4.9. Hiện nay 3 cụm công nghiệp làng nghề tại các điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện đi vào hoạt động đã giải quyết mặt bằng sản xuất cho 422 cơ sở thuê đất, tạo việc làm cho 6.693 lao động, góp phần phát triển kinh tế của toàn huyện nói chung và các làng nghề nói riêng.
Tuy nhiên việc triển khai các cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện còn khó khăn, bất cập. Cụm sản xuất làng nghề Kiêu Kỵ, sau khi các hộ nhận được bàn giao lô đất thì gặp nhiều khó khăn như: Không thi công được, đất bị lún, sụt do diện tích của khu làng nghề trước đây là đất ruộng cấy lúa nước lâu năm; các hộ trúng thầu trong khu công nghiệp phải trả một khoản tiền lớn để đăng ký các dịch vụ cho đầu tư ban đầu như đăng ký phòng cháy chữa cháy, thủ tục xin cấp phép thì nhiều phức tạp…
Các cụm công nghiệp sau khi đã đi vào hoạt động thì các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như đường, thoát nước chưa được xây dựng hoặc hoàn thiện vì thiếu nguồn vốn đóng góp xây dựng hạ tầng hoặc không tiếp tục giải phóng được mặt bằng.
b. Công tác phòng cháy chữa cháy, môi trường
Hàng năm UBND huyện giao Phòng Cảnh sát PC&CC số 11 tổ chức tập huấn về PCCC cho các cơ sở trong làng nghề. Căn cứ Thông tư 56/2014/TT- BCA “Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành” và điều kiện thực tế về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, năm 2017 UBND huyện giao Phòng Cảnh sát PC&CC số 11 thực hiện trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng cơ sở các xã, thị
trấn trong đó có các làng nghề như: bình bột; bình khí; mũ chữa cháy; ủng chữa cháy; găng tay bảo hộ; thang chữa cháy; máy bơm chữa cháy và cuộn vòi và lăng chữa cháy.
Đồng thời, UBND Huyện đã chỉ đạo các xã có làng nghề lập phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đến nay, UBND Huyện đã phê duyệt 04/04 phương án bảo vệ môi trường của làng nghề truyền thống: làng thuốc bắc Ninh Hiệp (Quyết định số 11227/QĐ-UBND ngày 15/8/2017); làng nghề quỳ và dát vàng Kiêu Kỵ (Quyết định số 14683/QĐ-UBND ngày 20/10/2017); làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Quyết định số 14578/QĐ-UBND ngày 13/10/2017) (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Nhìn chung tại các làng nghề, nhận thức của một bộ phận người đứng đầu cơ sở và công nhân viên còn hạn chế, còn xem nhẹ, chủ quan mất cảnh giác nên số vụ cháy do sơ suất, bất cẩn vẫn xảy ra. Một số cơ sở chưa thực sự quan tâm, củng cố lực lượng PCCC cơ sở, chưa đề cao việc chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, chưa quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác PCCC, chưa trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, chưa tập huấn nghiệp vụ PCCC định kỳ... Đặc biệt tại xã Bát Tràng có nhiều hộ, cơ sở sử dụng lò gas để sản xuất gốm sứ với quy mô nhỏ lẻ, nằm trong làng nghề, là nhà dân kết hợp sản xuất kinh doanh là một trong những nơi có nguy cơ cao xảy ra sự cố cháy nổ do hầu hết chủ cơ sở chưa quan tâm, đầu tư đến công tác phòng cháy chữa cháy; Ninh Hiệp hệ thống đường trong các chợ còn nhỏ hẹp gây khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Tại làng nghề sản xuất gốm sứ Bát Tràng, nước thải trong quá trình sản xuất chưa được xử lý bằng gây ô nhiễm môi trường nguồn nước tại địa phương, ngoài ra hầu hết các cơ sở chưa ký hợp đồng vận chuyển chất thải rắn, đổ chất thải chưa đúng quy định gây ô nhiễm môi trường. Tại xã Bát Tràng có cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng (với tỷ lệ 60% cơ sở, doanh nghiệp lĩnh vực gốm sứ) đang hoạt động, trước đây đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải này chưa đảm bảo vì không có quá trình sử lý sinh học hay hóa học. Sau khi được bàn giao công tác quản lý cụm, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã xây dựng phương án tiếp tục đầu tư
hạ tầng kỹ thuật của cụm như trạm xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước thải và các giải pháp về thu gom chất thải rắn làng nghề…
c. Các công trình văn hóa
Hiện tại, ở các điểm nghiên cứu, các làng nghề đang phấn đấu xây dựng các công trình xã hội để phát triển du lịch. Trong đó, làng nghề Bát Tràng nằm trong quy hoạch phát triển khu du lịch của thành phố Hà Nội (theo “Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gốm sứ kết hợp du lịch tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm”). Trong thời gian qua, UBND huyện phối hợp với các Sở ngành Thành phố và Công ty tư vấn của Nhật Bản (Nikken Sekkei Civil Engineering LTD) liên danh với văn phòng tư vấn & chuyển giao công nghệ xây dựng – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội xây dựng quy hoạch Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gốm sứ kết hợp du lịch tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm; tiến hành khảo sát xây dựng nhiệm vụ đầu tư đồng bộ hạ tầng tại xã Bát Tràng gồm 64 dự án báo cáo UBND Thành phố.
Bên cạnh đó, công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã gắn với các hoạt động du lịch dành cho khách tham quan trong và ngoài nước như Chùa Kiêu Kỵ, Chùa Nành, xây dựng Nhà thờ tổ dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ (khởi công năm 2016).
d. Các công trình công cộng
Các làng nghề tại các điểm nghiên cứu thiếu thốn rất nhiều công trình như Nhà truyền thống, nhà cổ; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng. Khách du lịch ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng điểm du lịch. Hiện tại, các làng nghề chỉ có làng nghề Bát Tràng có bãi đỗ xe, đều có các tuyến xe buýt nối với các làng nghề. Tuy nhiên các trạm nghỉ ngơi cho du khác, hệ thống nhà vệ sinh công cộng chưa được xây dựng.
Hầu hết các điểm đến du lịch tại các làng nghề tại các điểm nghiên cứu đều có điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí của du lịch. Trong hình thức du lịch làng nghề, ngoài chương trình tham quan các cơ sở sản xuất, đa phần du khách có nhu cầu tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa làng nghề. Thông thường, các làng nghề giữ lại cảnh quan và những nét văn hóa truyền thống tại các công trình như nhà bảo tàng, nhà truyền thống làng nghề, đình chùa miếu mạo. Tuy các làng nghề tại các điểm nghiên cứu đều lưu giữ
được các nhà cổ, nhà truyền thống nhưng chưa bố trí người hướng dẫn du lịch, đặt bảng hiệu, biển dẫn chỉ đường, các công trình công cộng như nhà vệ sinh. Hầu hết các công ty đưa du khách đến và thăm quan một cách tự phát, hướng dẫn viên sẽ là người chỉ đường và hướng dẫn du khach tham quan, chưa có cơ quan nào quản lý du lịch cho các di tích này. Những khách không đi thành đoàn thì hầu như phải tự tham quan, tìm hiểu vì ở các làng nghề không có hướng dẫn viên để hướng dẫn khách.
Vì những bất cập trên du khách lưu lại làng nghề trong thời gian rất ngắn, thường chỉ trong phạm vi một ngày. Kèm theo điều đó, chi tiêu của khách du lịch khi tham quan rất ít dẫn đến doanh thu từ du lịch không cao, đặc biệt, du khách có thể sẽ không quay lại làng nghề.
Nói tóm lại, hầu hết các làng nghề chưa khai thác được lợi thế không gian truyền thống, các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời để phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch ở làng nghề còn yếu và thiếu.
e. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống
Các cơ sở lưu trú tại các điểm nghiên cứu đều không có, cơ sở ăn uống còn rất ít, chủ yếu là tự các hộ cá thể kinh doanh ăn uống dưới dạng hàng quán nhỏ. Vì vậy, du khách nếu có nhu cầu rất khó tìm được các địa điểm phù hợp.
Nhìn chung, khi du lịch làng nghề, đa phần các du khách ít nhu cầu nghỉ qua đêm vì thời gian du lịch tại làng nghề thường ngắn và kết thúc trong ngày. Do vậy, phát triển thêm các hoạt động giải trí gắn với du lịch làng nghề cũng nhằm giữ chân du khách và tạo thêm nguồn thu cho du lịch của huyện. Trong quá trình triển khai xây dựng làng nghề Bát Tràng sắp tới, làng nghề sẽ phát triển loại