Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 114 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa

4.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với quản

quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, ta có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn; cơ hội và thách thức đối với vấn đề quản lý nhà nước về du lịch làng nghề qua ma trận SWOT như sau:

Qua bảng SWOT cho thấy sự tổng quan, khái quát về các thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và thách thức đối với quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm. Tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Điểm mạnh của công tác quản lý nhà nước về du lịch làng nghề là các làng nghề có nhiều tiềm năng trong phát triển loại hình du lịch, đồng thời nhận thức của chính quyền và người dân tại các làng nghề về việc phát triển kinh tế theo loại hình du lịch cao; tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch làng nghề và đồng thuận trong việc thực hiện các chính sách phát triển du lịch làng nghề.

Điểm yếu của công tác quản lý nhà nước về du lịch làng nghề hiện nay là các hoạt động du lịch diễn ra theo hình thức tự phát là chủ yếu, chưa hình thành các điểm, tuyến, tour du lịch, chưa có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh; trình độ của những hộ làm du lịch chỉ dừng ở việc cung cấp các hoạt động mua sắm sản phẩm làng nghề, trải nghiệm làm nghề, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng thuyết mình, giới thiệu về làng nghề, sản phẩm làng nghề. Các hạ tầng cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, vệ sinh công cộng chưa được xây dựng.

Cơ hội dành cho các làng nghề là sự mở cửa hội nhập của đất nước, định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch của Đảng và Nhà nước kèm theo các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích; mặt khác là việc học hỏi kinh nghiệm, mô hình quản lý về du lịch làng nghề của nhiều nước trên thế giới, nhiều làng nghề trong nước.

Các cơ hội (O)

(1) Du lịch làng nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và đẩy mạnh phát triển.

(2) Nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, mua sắm của du khách trong và ngoài nước ngày càng cao.

Các nguy cơ (T)

(1) Nguy cơ mất dần những giá trị truyền thống, những sản phẩm thủ công do chạy theo cơ chế thị trường, nếu không có chính sách phát triển du lịch làng nghề hợp lý gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề.

(2) Các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả có nguy cơ nhiều làm mất uy tín với thương hiệu sản phẩm truyền thống của làng nghề.

Các điểm mạnh (S)

(1) Làng nghề có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch: còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa, có các công trình văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc cổ; quy trình, công nghệ sản xuất thủ công, truyền thống; mẫu mã sản phẩm làng nghề đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao.

(2) Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được chính quyền đầu tư xây dựng.

Các chiến lược SO

(1) Phát triển các tiềm năng du lịch của làng nghề, đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch: công trình văn hóa, lịch sử, trình diễn nghề, mua bán sản phẩm làng nghề.

(2) Hệ thống hạ tầng đáp ứng nhu cầu phục vụ số lượng du khách lớn.

Các chiến lược ST

(1) Phát triển làng nghề, du lịch làng nghề gắn với bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thồng của làng nghề: đẩy mạnh hoạt động và vai trò của các hội làng nghề, các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy những sản phẩm, quy trình sản xuất, … của làng nghề.

(2) Phối hợp với các nhà khoa học để tìm cách lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề; tìm những vật liệu mới có tính tương đồng thay thế những vật liệu, nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm làng nghề hiện đang mai một.

Các điểm yếu (W)

(1) Hoạt động du lịch diễn ra tự phát. (2) Công tác quảng bá, giới thiệu về các hoạt động du lịch tại làng nghề còn yếu; chưa hình thành các điểm, tuyến, tour du lịch.

Các chiến lược WO

(1) Trên cơ sở các chính sách của Đảng, Nhà nước xây dựng các chính sách quản lý hoạt động du lịch làng nghề phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đặc điểm của các làng nghề.

(2) Xây dựng các kênh thông tin quảng bá, giới thiệu về các hoạt động du lịch làng nghề (các trang mạng xã hội, các hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm,..); phối hợp với các đơn vị lữ hành, cơ quan nhà nước xây dựng và hình thành các điểm, tuyến, tour du lịch liên kết, liên vùng.

Các chiến lược WT

(1) Xác định và phân định trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp trong việc quản lý hoạt động du lịch, bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của làng nghề.

(2) Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, giao lưu kinh tế: quảng bá, giới thiệu về làng nghề; xây dựng thương hiệu sở hữu tập thể làng nghề để sản phẩm làng nghề truyền thống được biết đến rộng rãi trên thị trường, giảm thiếu hàng giả, hàng kém chất lượng có nguy cơ làm mất uy tín thương hiệu sản phẩm truyền thống làng nghề.

100

Các cơ hội (O)

(3) Quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thông.

(4) Có nhiều mô hình, cách thức quản lý hiệu quả trong quản lý du lịch làng nghề tại các làng nghề trên thế giới.

(5) Tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh mới và kiến thức kinh tế thị trường

Các nguy cơ (T)

(3) Nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. (4) Sự cạnh tranh của các làng nghề truyền thống khác trên địa bàn thành phố Hà Nội do có chính sách phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. (5) Tình trạng chèo kéo, ép giá khách du lịch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh doanh du lịch tại các làng nghề, dẫn đến nguy cơ giảm dần lượng khách du lịch.

Các điểm mạnh (S)

(3) Người dân làng nghề mến khách, nhiệt tình.

(4) Phát triển kinh tế theo hướng du lịch làng nghề được chính quyền các cấp xác định là một trong những loại hình phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ mới tại các làng nghề.

(5) Loại hình kinh doanh du lịch làng nghề tại các làng nghề đang phát triển

Các chiến lược SO

(3) Hoạt động du lịch, quảng bá du lịch, con người, làng nghề dễ tạo hình ảnh đẹp đối với khách du lịch.

(4) Học tập, áp dụng các mô hình, cách thức quản lý du lịch làng nghề hiệu quả vào địa phương qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương.

(5) Tận dụng những thuận lợi, thời cơ của chính sách, thị trường trong phát triển du lịch làng nghề.

Các chiến lược ST

(3) Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tại làng nghề. (4) Phát triển du lịch làng nghề nhưng vẫn mang đặc trưng riêng, tạo điểm nhấn, điểm khác biệt của làng nghề tại địa phương phù hợp với lợi thế.

(5) Công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cần xác định, quy định rõ chế tài xử phạt đối với những cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm hoạt động kinh doanh du lịch.

Các điểm yếu (W)

(3) Các dịch vụ ăn, nghỉ, lưu trú yếu và thiếu.

(4) Công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo cho đội ngũ lao động phục vụ phát triển du lịch còn yếu kém.

(5) Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu chuyên môn về lĩnh vực phát triển du lịch.

Các chiến lược WO

(3) Xây dựng hạ tầng phục vụ hoạt động ăn, nghỉ, lưu trú của khách du lịch phù hợp với đặc thù loại hình du lịch tại làng nghề đáp ứng nhu cầu của du khách (dài ngày hay trong ngày).

(4) Học hỏi các mô hình đào tạo nghề, đào tạo đội ngũ lao động phục vụ phát triển du lịch làng nghề của các làng nghề trên thế giới

(5) Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về chuyên môn du lịch, phát triển du lịch

Các chiến lược WT

(3) Xây dựng, đưa vào hoạt động hạ tầng phục vụ ăn uống, lưu trú phải gắn liền với việc quy hoạch, xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường làng nghề. (4) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phục vụ hoạt động du lịch với hình thức phù hợp có thể đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, hoặc đào tạo những cá nhân, người dân tham gia kinh doanh du lịch làng nghề.

(5) Tăng cường vai trò của cán bộ làm công tác quản lý về du lịch làng nghề.

Nguy cơ, thách thức đối với các làng nghề là việc vừa phát triển du lịch làng nghề, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề; việc giữ gìn, quảng bá những sản phẩm truyền thống của làng nghề, đấu tranh chống lại các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả trên thị trường; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh.

4.2.4. Đánh giá chung

Trong những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm đã luôn có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm đến vấn đề phát triển làng nghề, đặc biệt là du lịch làng nghề. Các cấp chính quyền đã thành lập và duy trì hoạt động của các Hội làng nghề, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; có kế hoạch, chủ trương phát triển du lịch làng nghề phù hợp với điều kiện mới, tình hình của địa phương (phát triển du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh); công tác quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch và cơ sở sản xuất tại các làng nghề được chú trọng từ khâu kiểm soát đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh theo quy định và giấy phép đăng ký kinh doanh; các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nghệ nhân tham gia các hội chợ, triển lãm được chính quyền các cấp tạo điều kiện về giới thiệu tham gia, kinh phí tham gia; hoạt động truyền nghề được các Hội làng nghề và phòng Kinh tế Huyện thực hiện tốt; công tác bảo tồn các di sản văn hóa, không gian làng nghề được đầu tư và chú trọng thực hiện. Hoạt động tổ chức, thăm quan du lịch có ưu điểm là duy trì tốt hoạt động của tuyến du lịch Bát Tràng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm còn tồn tại một số hạn chế: các hoạt động du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện còn mang tính tự phát; công tác tuyên truyền, xúc tiến, quản bá, giới thiệu du lịch làng nghề chủ yếu do cá nhân thực hiện, chưa có sự đầu tư đúng mức của chính quyền; chính quyền chưa kết nối được các nhà sản xuất, doanh nghiệp lữ hành địa phương với doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế, chủ yếu do tự doanh nghiệp tư nhân thực hiện; đội ngũ hướng dẫn viên, người làm công tác du lịch chưa được đào tạo, hoạt động thiếu chuyên nghiệp; hạ tầng về phục vụ du khách còn hạn chế (cơ sở lưu trú, nhà hàng phục ăn uống, bảng thông tin chỉ dẫn…);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)