Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia
4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch, quy định
định về quản lý nhà nước đối với DLLN trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Công tác quy hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch nông thôn được Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Bởi đây là một hướng mới, có tiềm năng phát triển tại các làng nghề truyền thống, nhất là các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay, các làng nghề truyền thống gặp không ít khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy, tìm các giải pháp thiết thực và hiệu quả để giúp các làng nghề truyền thống vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và đóng góp cho đất nước là một nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển làng nghề. UBND thành phố Hà Nội đã Ban hành Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020”. Đồng thời, ban hành Kế hoạch triển khai “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020” giai đoạn 2011 – 2015. (UBND thành phố, 2010).
Bảng 4.1. Quy hoạch bảo tồn và xây dựng làng nghề truyền thống TT Hạng mục DT đất (m2) Dự toán kinh phí (Tr.đ) Tiến độ thực hiện Kết quả thực hiện (%) 1 Làng nghề Bát Tràng
1.1 Khu trưng bày sản phẩm truyền thống
làng nghề Bát Tràng 3,000 10,000 2011 - 2015 100 1.2 Tu bổ, tôn đạo đình Bát Tràng 4,000 848 2011 100 1.3 Khu trưng bày và giới thiệu, mua bán
sản phẩm làng nghề Giang Cao 28,000 45,000 2011 - 2015 100 1.4 Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Kim Trúc 14,970 2016 - 2020 20 2 Làng nghề Kiêu Kỵ
2.1 Xây dựng khu giới thiệu, trình diễn
nghề dát vàng, bạc quỳ 700 1,000 2011 - 2015 80 2.2 Xây dựng hệ thống cụm sản xuất làng
nghề truyền thống xã Kiêu Kỵ 157,000 200,813 2013 - 2015 100 2.3 Xây dựng nhà thờ tổ nghề dát vàng bạc
quỳ Kiêu Kỵ 400 8,059 2016 - 2018 80 2.4 Tôn tạo, tu bổ di tích Đình, Đền, Chùa
Kiêu Kỵ 10,000 40,000 2016 - 2020 50 2.5 Tu bổ, tôn tạo Văn chỉ thôn Kiêu Kỵ
(làng nghề dát vàng bạc quỳ) 5,000 2016 - 2020 40 3 Làng nghề Ninh Hiệp
3.1 Tu bổ, tôn tạo khu di tích đình Ninh
Giang 500 13,611 2016 - 2020 40
3.2 Tu bổ, tôn tạo khu di tích chùa Nành 10,000 37,873 2016 - 2020 40 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018)
Nắm bắt định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có của các làng nghề, UBND huyện Gia Lâm đã xây dựng quy hoạch phát triển một số làng nghề gắn với du lịch, bao gồm: Bát Tràng, Kiêu Kỵ và Ninh Hiệp. Các quy hoạch này gắn liền với quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của huyện để đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững. UBND huyện Gia Lâm cũng đã ban hành Đề án số 04/ĐA – UBND ngày 19/10/2011 “Đề án Quản lý, khai thác các cụm công nghiệp, phát triển sản xuất ở làng nghề gắn với dịch vụ và du lịch giai đoạn 2011 – 2015” trong đó về vấn đề xây dựng cụm làng nghề bao gồm:
- Xây dựng cụm sản xuất làng nghề Kiêu Kỵ. - Xây dựng cụm sản xuất làng nghề Đình Xuyên.
- Xây dựng cụm sản xuất làng nghề Ninh Giang – Ninh Hiệp
- Chú trọng quy hoạch khu vực xử lý chất thải rắn tại các làng nghề sản xuất gốm sứ: Xã Bát tràng, xã Kim Lan (UBND huyện Gia Lâm, 2011).
Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch theo hướng: - Bảo tồn các nhà truyền thống, nhà cổ, giữ nguyên không gian kiến trúc có giá trị với làng nghề, cải tạo các tuyến đường giao thông; xây dựng cải tạo hệ thống điện; tu bổ và tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hóa, các công trình công cộng;
- Xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề bao gồm nhà lưu niệm và giới thiệu với du khách những công cụ sản xuất, sản phẩm thủ công của làng nghề, các khu bán hàng lưu niệm tại các làng nghề.
- Khôi phục, phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề.
Xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề bao gồm nhà lưu niệm và giới thiệu với du khách những công cụ sản xuất, sản phẩm thủ công của làng nghề, các khu bán hàng lưu niệm tại các làng nghề.
Đồng thời, giai đoạn 2016-2020, được bổ sung quy hoạch thực hiện việc tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử nhằm thực hiện hướng du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh.
Bảng 4.2. Danh mục quy hoạch đất cho bảo tồn và phát triển làng nghề của huyện Gia Lâm
STT Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Vị trí D.tích (ha)
1 Khu sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 12,70
2 Khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ khách tham quan
làng nghề Bát Tràng Xã Bát Tràng 1,65 3 Khu trung tâm thương mại Bát Tràng Xã Bát Tràng 1,90
4 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề
truyền thống Giang Cao Xã Bát Tràng 2,22 5 Cụm công nghiệp làng nghề Ninh Giang - Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 5,00
6 Khu thương mại, dịch vụ Bát Tràng Thôn Giang Cao,
Xã Bát Tràng 28
7 Xây dựng HTKT cụm sản xuất làng nghề tập trung xã
Kiêu Kỵ (giai đoạn 2) Xã Kiêu Kỵ 3,235
Tổng 54,705
Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện (2018)
Nhận thức được rằng để phát triển du lịch làng nghề truyền thống thì đòi hỏi mỗi làng nghề cần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, khai thác những lợi thế của làng nghề gắn với phát huy những giá trị lịch sử truyền thống của làng nghề. Bên cạnh đó, là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử văn hóa từ lâu đời, với 315 di tích lịch sử văn hóa, công trình, địa điểm có dấu hiệu di tích, cùng với hệ thống các di sản vật thể được hiện hữu và bảo tồn Gia Lâm còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội… Tất cả hội tụ và tạo nên một Gia Lâm với bề dày truyền thống văn hóa lịch sử cùng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Do vậy, để tạo tiềm lực cho phát triển du lịch làng nghề, với hướng đi mới, du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh, UBND huyện Gia Lâm đã xây dựng Đề án “Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020” (ban hành kèm theo Quyết định số 10285/QĐ-UBND, ngày 22/11/2016), trong đó vấn đề
- Xây dựng tuyến, điểm du lịch gắn với di sản:
+ Khai thác tuyến du lịch đường thủy Sông Hồng và Sông Đuống: Củng cố tuyến du lịch tham quan tới địa danh Bát Tràng
Tuyến du lịch tham quan các di sản – làng nghề kết hợp mua sắm: Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư.
+ Khai thác tuyến du lịch đường bộ:
Tham quan các di tích lịch sử - làng nghề truyền thống kết hợp mua sắm theo tuyến tại các xã trên địa bàn: Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Bát Tràng, Đông Dư; Kiêu Kỵ, Dương Xá, Phù Đổng, Ninh Hiệp.
Tham quan di sản, mua sắm, vui chơi kết nối giữa Bát Tràng, Khu đô thị Ecopark.
- Xây dựng quảng bá về sản phẩm đặc trưng, ẩm thực truyền thống và sản phẩm du lịch của làng nghề truyền thống:
+ Xây dựng, quảng bá sản phẩm đặc trưng ẩm thực truyền thống: Ổi Đông Dư, Kẹo lạc Hàn Lạc (Phú Thị), canh măng mực, su hào xào mực (Bát Tràng), bánh đúc (Dương Xá), bún làng Vân (Yên Viên).
+ Xây dựng, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống: Gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan; may da, dát quỳ vàng Kiêu Kỵ; thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp.
Theo quy hoạch, huyện Gia Lâm sau khi quy hoạch, nâng cao cơ sở vật chất, sẽ kết nối một tour để du khách đến Bát Tràng đi qua làng Kiêu Kỵ, đến Đền Nguyên Phi Ỷ Lan, Đền Gióng, rồi vòng về Ninh Hiệp; khi tổ chức tour, tuyến du lịch, kết hợp với tham quan không gian, nếp sống của người dân địa phương.
Dù chưa đầy đủ hệ thống khách sạn, nhà homestay phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho khách, nhưng Gia Lâm lại có điểm mạnh về ẩm thực với đồ ăn dân dã, phong phú, vì thế du lịch Gia Lâm có thể tập trung vào các tour ngắn gói gọn trong ngày tham quan lần lượt từng làng nghề. Thêm vào đó, nên kết hợp tour làng nghề với tâm linh để tạo nên sự thích thú cho du khách.
Bên cạnh đó, muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển hạ tầng du lịch xứng tầm với tiềm năng. Do vậy, UBND huyện Gia Lâm đã tập trung xây dựng quy hoạch hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động du lịch: hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, đường giao thông nối giữa các trục đường quốc
lộ đến các làng nghề được quan tâm đầu tư xây dựng; điện chiếu sáng; các điểm xử lý, tập kết rác thải; điểm phòng cháy, chữa cháy được đưa vào quy hoạch theo tiến độ phù hợp với các giai đoạn thực hiện 2011-2015, 2016-2020 (Bảng 4.4, 4.5).
Hộp 4.1. Chủ trương phát triển du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Gia Lâm
“Gia Lâm là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với 315 di tích lịch sử văn hóa, công trình, địa điểm có dấu di tích, cùng với đó là việc thực hiện các chính sách quy hoạch các làng nghề gắn với phát triển du lịch. Việc đưa vào kết hợp giữa du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh là một hướng đi mới, phù hợp với đặc điểm của huyện, phát huy được hết các tiềm năng du lịch của huyện”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Lâm, ngày 09/5/2018 tại phòng Văn hóa – Thông tin Huyện
Qua điều tra các hộ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề đánh giá về việc quy hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch làng nghề tại địa phương, thì 52,5% đối tượng được hỏi đều cho rằng trong quy hoạch nên có sự gắn kết giữa khu du lịch và khu dân cư bởi lẽ với đặc thù là du lịch làng nghề - các di tích, nhà nghề, nếp nhà truyền thống của các hộ dân nên sự kết hợp này khai thác được lợi thế vừa thăm quan các giá trị lâu năm của làng nghề vừa sống trong không gian cổ kính.
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá về việc quy hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch làng nghề tại địa điểm nghiên cứu
TT Chỉ tiêu Đồng ý Không đồng ý Ý kiến (n=80) Tỷ lệ (%) Ý kiến (n=80) Tỷ lệ (%) 1 Quy hoạch riêng rẽ giữa khu du lịch và
khu dân cư 11 13,8 69 86,3
2 Có sự gắn kết giữa khu du lịch và khu
dân cư 42 52,5 38 47,5
3 Không quy hoạch riêng mà phát triển tại
các cơ sở hiện có 27 33,8 55 68,8
Nguồn: Thống kê số liệu điều tra (2018)
Song song với vấn đề quy hoạch, UBND huyện đã kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách ưu đãi của Chính phủ về vấn đề phát triển làng nghề, phát triển làng nghề gắn với du lịch để áp dụng và hỗ trợ tích cực đối với các làng nghề nằm
Bảng 4.4. Quy hoạch hạ tầng cơ sở giai đoạn 2011-2015
TT Hạng mục đầu tư (Tr.đ) Tổng vốn Thời gian thực hiện
1 Xã Bát Tràng
1.1 Xây dựng nhà điều hành cụm sản xuất làng nghề tập trung Bát Tràng 3,745 2011-2015
1.2 Xây dựng hệ thống cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Bát Tràng: hạng mục xây dựng hệ thống cấp điện 3,745 2011-2015
1.3 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường và rãnh thoát nước ngõ, xóm xã Bát Tràng 3,665 2011-2015
1.4 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ ngã ba chợ Bún đến dốc đê Bát Tràng 28,455 2011-2015
1.5 Cải tạo, nâng cấp đường liên xã Đông Dư – Bát Tràng 10,264 2011-2015
1.6 Cải tạo hệ thống thoát nước cho cụm sản xuất làng nghề tập trung xã 2,650 2011-2015
1.7 Xây dựng hệ thống thoát nước Bát Tràng qua khu dịch vụ Chiêm Mai ra sông Bắc Hưng Hải 3,356 2014-2015
1.8 Cải tạo, nâng cấp điểm tập kết rác tại xã Bát Tràng 820 2011-2015
2 Xã Kiêu Kỵ
2.1 Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn xã Kiêu Kỵ 14,987 2011-2015
2.2 Cải tạo, nâng cấp đường và rãnh thoát nước xã Kiêu Kỵ 2,775 2011-2015
2.3 Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước rác tại bãi chôn lấp và xử lý phế thải đô thị Kiêu Kỵ 3,998 2011-2014
2.4 Xây dựng nhà văn hóa thôn Kiêu Kỵ (làng nghề dát quỳ vàng) 3,157 2011-2012
3 Xã Ninh Hiệp
3.1 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông xã Ninh Hiệp 5,737 2011-2015
3.2 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên thôn 4,193 2011-2015
3.3 Cải tạo hệ thống thoát nước, hè đường cây xanh thôn 5 1,282 2011-2015
3.4 Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thải xã Ninh Hiệp 10,969 2011-2015
3.5 Bổ sung hệ thống thoát nước tuyến đường từ chợ đến cụm công nghiệp tập trung xã Ninh Hiệp 199 2011-2012
3.6 Xây dựng điểm tập kết rác thải tại xã Ninh Hiệp 750 2011-2012
3.7 Xây dựng hệ thống chiếu sáng và tổ chức giao thông tuyến đường giao thông xã Ninh Hiệp 930 2011-2012
3.8 Lát hè tuyến đường giao thông xã 754 2011-2012
3.9 Cải tạo, nâng cấp các công trình phúc lợi công công xã 4,893 2011-2012
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện (2017)
Bảng 4.5. Quy hoạch hạ tầng cơ sở giai đoạn 2016-2020 TT Hạng mục Tổng vốn đầu tư (Tr.đ) Thời gian thực hiện 1 Xã Bát Tràng
1.1 Xây dựng đường đê tả Sông Hồng 66,559 2019-2020
1.2 Cải tạo, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật cụm làng nghề tập trung xã Bát Tràng 6,175 2019-2020
1.3 Xây dựng hệ thống chiếu sáng 648 2017-2018
1.4 Xây dựng trụ sở đội chữa cháy và cứu nạn xã 4,736 2019-2020
1.5 Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao xã 14,870 2016-2020
1.6 Xây dựng Nhà văn hóa các thôn 1,2,3,4,5 Giang Cao; thôn 1,2,5 Bát Tràng 25,000 2016-2020
2 Xã Kiêu Kỵ
2.1 Cải tạo, nâng cấp đường liên thôn 28,933 2019-2020
2.2 Xây dựng hệ thống chiếu sáng 10,781 2016-2020
2.3 Xây dựng tuyến đường từ đường 179 đến khu đất đấu giá thôn Trung Dương 21,000 2016-2020
2.4 Xây dựng điểm thu gom rác xã 1000 2016-2020
3 Xã Ninh Hiệp
3.1 Cải tạo, mở rộng tuyến đường từ quốc lộ 1 đến Ninh Hiệp 13,222 2016-2017
3.2 Xây dựng hệ thống chiếu sáng trên địa bàn xã 7,845 2018-2019
3.3 Xây dựng trụ sở Đội chữa cháy và cứu nạn xã 4,736 2019-2020
3.4 Xây dựng thí điểm các khu vui chơi công cộng xã 5,000 2016-2020
3.5 Xây dựng tuyến đường giao thông Dốc Lã, Ninh Hiệp, Phù Đổng; Yên Viên, Đình Xuyên, Ninh Hiệp
861,837 2016-2020 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện (2017)
Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn phát triển như: Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính Phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính