Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Gia Lâm là một huyện nông nghiệp, ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Nền kinh tế huyện có nhiều bước phát triển đáng kể, GDP năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế huyện dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản. Mặc dù lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị sản xuất trên toàn huyện lại tập trung vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Toàn huyện có 10 làng có nghề, trong đó 5 làng nghề được thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống (năm 2009). Các làng nghề truyền thống đang được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo hướng gắn với du lịch nông thôn.

Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tình hình lao động việc làm ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, quá trình phát triển trong những năm tới của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Gia Lâm phải tiếp tục nỗ lực trên nhiều mặt. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch nông thôn; phát triển sản xuất tại các làng nghề mới; tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung, công nghiệp làng nghề… tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Gia Lâm nằm trên đất kinh bắc Thăng Long – Hà Nội là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến. Từ xưa, Gia Lâm đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, tại ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề và được biến đến rộng rãi khắp trong, ngoài nước. Hiện nay, huyện Gia Lâm có tổng số 10 làng nghề, trong đó 5 làng nghề được Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Đây là những làng nghề lâu đời, đang trên đà phát triển về sản xuất kinh doanh làng nghề và phát triển du lịch, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất của toàn huyện.

Căn cứ vào quy mô làng nghề, tiềm năng phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển du lịch của Huyện… thì làng nghề Gốm sứ Bát Tràng, Dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ, Thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp là ba làng nghề truyền thống đã, đang được huyện Gia Lâm xác định đầu tư phát triển, xây dựng định hướng du lịch làng nghề truyền thống, phản ánh được sự đa dạng trong phát triển, tổng hợp được các nội dung của nhà nước về quản lý đối với du lịch làng nghề và bước đầu có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Trên cơ sở điều kiện thực tế và định hướng phát triển, quy hoạch phát triển của huyện Gia Lâm về phát triển du lịch làng nghề truyền thống, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm tại ba điểm: làng nghề Gốm sứ Bát Tràng, Dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ, Thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch làng nghề nói chung, ở thành phố Hà Nội và Gia Lâm nói riêng; các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội của hiệp hội làng nghề Hà Nội, ở huyện Gia Lâm của UBND Huyện, phòng Kinh tế, phòng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Lâm; các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch làng nghề… Các số liệu thứ cấp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông tin tổng quan và khung lý thuyết về quản lý phát triển du lịch và du lịch làng nghề cũng như thực trạng, kết quả, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội nói chung và cụ thể là ở huyện Gia Lâm trong thời gian qua.

3.2.2.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Thực hiện điều tra bằng phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, về làng nghề của Huyện, xã, thôn; các nghệ nhân, hội viên Hội làng nghề truyền thống; nhân dân địa phương; khách du lịch..

- Phương pháp tiến hành khảo sát: thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn. - Đối tượng tiến hành khảo sát, nội dung khảo sát:

Bảng 3.7. Đối tượng, nội dung tiến hành điều tra

TT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập PP thu thập

1 Lãnh đạo địa phương, phòng ban, các tổ chức có liên quan 15 (Phó chủ tịch huyện; Trưởng, Phó phòng Kinh tế, phòng Văn hóa – Thông tin huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Trưởng thôn các làng nghề; Chủ tịch Hội làng nghề)

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn; Công tác tuyên truyền, quảng bá về làng nghề, sản phẩm của làng nghề; Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của làng nghề; Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quản lý du lịch làng nghề; Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 2 Hộ dân, doanh nghiệp tham gia làm DLLN (trực tiếp và gián tiếp) Làng nghề gốm sứ Bát Tràng 40 mẫu; Dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ: 20 mẫu; Thuốc bắc, thuốc nam Ninh Hiệp: 20 mẫu.

Mức độ hiểu biết các văn bản quy phạm, các chủ trương cả Huyện về du lịch làng nghề. Thực trạng công tác quản lý du lịch làng nghề tại địa bàn: quy hoạch làng nghề, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ dân, doanh nghiệp trong phát triển du lịch Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 3 Hộ dân, doanh nghiệp không tham gia làm DLLN Làng nghề gốm sứ Bát Tràng 40 mẫu; Dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ: 20 mẫu; Thuốc bắc, thuốc nam Ninh Hiệp: 20 mẫu.

Lý do không tham gia du lịch làng nghề, cảm nhận gì về phát triển du lịch làng nghề tại địa phương

Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 4 Khách du lịch Làng nghề gốm sứ Bát Tràng 40 mẫu; Dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ: 20 mẫu; Thuốc bắc, thuốc nam Ninh Hiệp: 20 mẫu.

Đánh giá của du khách về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm

Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Thông tin số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy, số liệu được tập hợp và phân loại sau đó được tập hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về quản lý du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua.

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kết quả công tác quản lý du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá kết quả trong quản lý du lịch làng nghề theo thứ tự thời gian và không gian.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia (KIP)

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan và quản lý các cấp.

3.2.3.4. Phương pháp phân tích thể chế

Theo William N. Dunn (2009), phương pháp phân tích thể chế/ chính sách là một quy trình điều tra dẫn đến việc khám phá những giải pháp cho các vấn đề trong thực tiễn. Thuật ngữ điều tra (inquiry) đề cập đến một quy trình thăm dò, tìm hiểu, hoặc tìm kiếm các giải pháp; nó không nhắm tới những giải pháp đã được “chứng minh” thông qua những phân tích bàng quan về phương diện giá trị

(value-free), không thể sai lầm, và khách quan, có tính độc lập với những giá trị, mối quan tâm, và niềm tin của các nhà phân tích và những người khen thưởng họ. Mặc dù phân tích chính sách sử dụng các phương pháp khoa học, nhưng nó cũng cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng thuyết phục.

Nói cách khác, phân tích chính sách dựa trên một sự kết hợp giữa hiểu biết và minh triết thông thường với những hình thức điều tra chuyên biệt được thực hiện trong các khoa học xã hội và những nghề nghiệp xã hội, bao gồm quản trị công (public administration) và hoạch định công (public planning). Bởi vì phân tích chính sách liên quan đến sự vận dụng hiểu biết của con người để giải quyết những vấn đề thực tiễn nên nó có tính định hướng theo vấn đề (problem oriented). Chính định hướng theo vấn đề này, hơn bất kỳ đặc điểm nào khác, phân biệt phân tích chính sách với những ngành học lấy tri thức làm mục tiêu tự thân.

Phương pháp phân tích thể chế là căn cứ quan trọng để rà soát các chủ chương chính sách, đường lối, các chương trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; đồng thời đánh giá những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên vùng nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà các chính sách này đã và chưa giải quyết được. Phân tích thể chế sẽ giúp cho nghiên cứu có một khung phân tích toàn diện, căn cứ cho việc hoạch định định hướng và hoàn thiện các giải pháp phát triển trong tương lai.

3.2.3.5. Phương pháp phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức (SWOT)

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu có liên quan. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh (OS): Sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội; Đe dọa với điểm mạnh

(TS): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy cơ; Cơ hội với điểm yếu (OW): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (TW): cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Nghiên cứu này sử dụng công cụ hữu hiệu là ma trận SWOT, nó giúp người sử dụng có thể tìm hiểu vấn đề và ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến công tác quản lý du lịch làng nghề từ đó chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý du lịch làng nghề trong tương lai; đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của các biện pháp quản lý để thấy được cơ hội cũng như thách thức đối với quản lý du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

Bảng 3.8. Ma trận SWOT

Phân tích Yếu tố bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Yếu tố bên trong Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về thực trạng quản lý du lịch làng nghề

- Hệ thống các văn bản, chính sách của Nhà nước, Huyện; các quy định của địa phương;

- Mức độ hiểu biết của cán bộ và người dân về các quy định của Nhà nước về công tác quản lý du lịch làng nghề;

- Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quản lý du lịch làng nghề; - Mức độ hài lòng của hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh tại các làng nghề về các chính sách quản lý du lịch làng nghề;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3.2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về cán bộ tham gia quản lý du lịch làng nghề

- Số cán bộ trực tiếp làm quản lý du lịch làng nghề; - Trình độ cán bộ;

3.2.4.3. Các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch làng nghề

- Hạ tầng – kỹ thuật

- Sự phát triển kinh tế-xã hội

3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về du khách đến thăm quan

- Tổng số lượt du khách đến trong năm

- Du khách tham gia các dịch vụ du lịch làng nghề. - Du khách lưu trú qua đêm/ tổng số du khách - Du khách tham quan tự do/ tổng du khách - Du khách tham quan theo tour/ tổng du khách

3.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về các dịch vụ du lịch làng nghề

- Tổng số dịch vụ du lịch đã có tại các làng nghề

- Dịch vụ kinh doanh hiệu quả/ Tổng số dịch vụ du lịch đã có

- Dịch vụ du lịch hiệu quả do chính quyền sở tại quản lý/ dịch vụ du lịch hiệu quả do cá nhân, tổ chức kinh doanh và quản lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch, quy định về quản lý nhà nước đối với DLLN trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành định về quản lý nhà nước đối với DLLN trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Công tác quy hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch nông thôn được Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Bởi đây là một hướng mới, có tiềm năng phát triển tại các làng nghề truyền thống, nhất là các làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Hiện nay, các làng nghề truyền thống gặp không ít khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy, tìm các giải pháp thiết thực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)