hình khép kín tòan phần
Hình thức trao đổi chất thải tiến hành chỉ trong nội vi KCN khi KCN hội đủ các ngành nghề có khả năng sử dụng chất thải tuần hòan cho nhau và có một trung tâm trao đổi chất thải họat động thực sự hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các lọai chất thải không cần cho ra nguồn tiếp nhận nào khác bên ngòai KCN. Chính lúc đó, KCN đã đạt đến mục tiêu cao nhất trong mô hình KCN TTMT.
Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng mục tiêu đưa nươc ta trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Phát triển công nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng bên cạnh đó lại kéo theo những hệ lụy về môi trường rất đáng quan tâm.
Bình Dương được xem là một trong những tỉnh có nhiều KCN trong cả nước nói chung và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Với chính sách mở cửa Bình Dương có khả năng thu hút đầu tư mạnh, góp phần gia tăng đáng kể nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng được các cấp quản lý Nhà nước quan tâm, làm thế nào để phát triển các KCN mà ảnh hưởng đến môi trường phải ở mức thấp nhất. Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc cần thiết là hướng đến một mô hình quản lý mới, mô hình quản lý KCN TTMT với các giải pháp mới và đạt hiệu quả cao nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, mà trọng tâm là hướng đến trao đổi chất thải trong KCN theo hệ thống khép kín hòan tòan.
Lợi ích kinh tế và môi trường đạt được của KCN TTMT là rất cao. cần thiết phải tiến hành nghiên cứu hoàn chỉnh hơn trong thời gian tới để có thể áp dụng rộng rãi cho các KCN trong cả nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, BVMT đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước.