Các giải pháp bổ trợ nhằm hướng đến quản lý KCN TTMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 120 - 124)

5.2.4.1. Giải pháp về Chính sách, Thể chế

Nhằm hướng đến KCN TTMT, ngòai việc áp dụng Luật BVMT và các TCMT còn cần phải sử dụng một số chính sách khác để nâng cao tính hiệu quả phát triển. Thực hiện các Chính sách ưu đãi: tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, các KCN Bình Dương đã làm rất tốt công tác này.

Cải tạo, đầu tư bổ sung cơ sở hạ tầng: nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất cũng như công tác BVMT, các hoạt động được thực hiện đối với các công trình: cơ sở hạ tầng nhà xưởng, hệ thống cấp điện, nước; hệ thống thóat nước,…

Đối với KCN Mỹ Phước II và III vẫn đang trong giai đọan quy họach, kêu gọi đầu tư, cần thực hiện một số chính sách bổ sung sau:

Chính sách lồng ghép vấn đề môi trường vào quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Mục tiêu của chính sách này nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT. Khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những yếu tố về môi trường cần được cân nhắc và quan tâm để qua đó hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường từ họat động sản xuất. Họat động kỹ thuật của từng nhà máy, xí nghiệp hay các công trình chung của tòan KCN như: hệ thống cấp thóat nước, HTXLNT, hệ thống xử lý chất thải, chu trình vận chuyển nguyên vật liệu,…đều có những tác động cơ bản đến môi trường của khu vực nhà máy và môi trường chung của KCN. Vì vậy, vấn đề lồng ghép các yếu tố môi trường vào công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Công việc này sẽ tạo ra một hệ thống kỹ thuật hạ tầng đảm bảo an tòan cho môi trường trong quá trình vận hành và họat động sản xuất. Từ đó, đảm bảo việc gắn kết giữa phát triển kinh tế và BVMT trong chính sách phát triển của từng doanh nghiệp và của KCN.

Thực hiện quy họach phân khu – cụm nhà máy: trong quá trình họat động, từng nhà máy với các quy mô và lọai hình sản xuất khác nhau sẽ gây nên các tác động khác nhau đến môi trường. Vì vậy, cần xác định và đánh giá các tác động môi trường của từng nhà máy để phân chia các nhà máy có tính chất gần giống nhau

về ngành nghề sản xuất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành từng khu, từng cụm nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, thực hiện giám sát và triển khai các giải pháp khắc phục sự cố môi trường. Có thể phân chia các nhà máy thành từng khu – cụm công nghiệp nhỏ như sau:

- Các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm; - Các nhà máy ít có nguy cơ gây ô nhiễm; - Các nhà máy không có nguy cơ gây ô nhiễm.

Đánh giá tiềm năng và xác định nhà đầu tư: lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tiềm năng về phát triển kinh tế và nguồn lực BVMT. Lựa chọn các ngành nghề đầu tư có khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, các vùng lân cận; các doanh nghiệp sản xuất phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật mà KCN có thể cung cấp làm ưu tiên đầu tư phát triển và các doanh nghiệp có khả năng trao đổi năng lượng hay chất thải với các doanh nghiệp có sẵn trong KCN. Đồng thời phải xác định và đánh giá những tác động tiềm tàng đến môi trường của các doanh nghiệp này trong các quá trình xây dựng và vận hành để có sự lựa chọn thích hợp.

5.2.4.2. Giải pháp về kinh tế

Chính sách kinh tế nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí – hiệu quả cho các biện pháp kiểm sóat ô nhiễm. Các giải pháp kinh tế có một số ưu điểm sau: Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được.

Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm sóat ô nhiễm, trong khu vực tư nhân.

Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm sóat ô nhiễm.

Lọai bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm sóat khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm.

Các giải pháp kinh tế thường bao gồm:

- Các lệ phí ô nhiễm: lệ phí thải nước và thải khí; lệ phí không tuân thủ; lệ phí đối với người dùng; lệ phí sản phẩm, các lệ phí hành chánh;

- Hình thức tăng giảm thuế: dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an tòan về môi trường, sử dụng kết hợp hai lọai phụ thu: phụ thu dương và phụ thu âm. Nó chủ yếu dùng trong phạm trù giao thông để hạn chế người tiêu dùng mua các lọai xe cộ và nguyên liệu gây ô nhiễm;

- Các khỏan trợ cấp: gồm các khỏan tiền trợ cấp, các khỏan vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế và khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, họăc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu;

- Đền bù thiệt hại: được quy định tại điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường như sau: “… tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do họat động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”;

- Tạo thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm: được thực hiện dưới một trong hai hình thức: các giấy phép có thể bán được hoặc bảo hiểm trách nhiệm;

- Trên là những giải pháp kinh tế chung, hiện nay KCN Myc Phước cũng thực hiện giải pháp kinh tế nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất như sẽ miễn thuế 7 năm cho các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu trên 80%.

5.2.4.3. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ

Tăng cường đầu tư xử lý chất thải: KCN có HTXLNT tập trung, các doanh nghiệp cũng phải có các công trình xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống xả chung. Phải có hệ thống xử lý khí đối với các ngành nghề có độ ô nhiễm không khí cao và độc hại (sản xuất hóa chất, axit; sản xuất xi măng; chế biến thủy sản, thức ăn

gia súc; sản xuất cao su,…). CTRCN – CTNH cũng phải được thu gom và phân lọai hợp lý.

Thực hiện SXSH – ngăn ngừa ô nhiễm: nhằm tăng lợi nhuận, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm tác động đến môi trường. Bao gồm các giải pháp tiêu biểu sau:

- Áp dụng SXSH như : tiết kiệm sử dụng nguyên liệu và năng lượng; tái sinh và tái sử dụng chất thải tại nguồn; tuần hoàn nước thải; ….

- Trao đổi chất thải công nghiệp (bên trong và bên ngoài KCN);

- Ap dụng ISO14000 về dán nhãn sinh thái và đánh giá chu trình sống của sản phẩm.

5.2.4.4. Giải pháp tăng cường năng lực BVMT

Để môi trường KCN được bảo vệ một cách tốt nhất, không chỉ đòi hỏi năng lực của riêng Cán bộ quản lý môi trường mà còn cần sự hiểu biết và hợp tác của các doanh nghiệp cũng như tòan thể công nhân.

Như vậy, Chiến lược tăng cường năng lực BVMT được cần được thực hiện một cách rộng rãi và đều khắp trong tòan KCN. Hướng thực hiện chính yếu như sau:

- Đánh giá và nâng cao năng lực quản lý của từng đơn vị trong hệ thống QLMT và quản lý chung KCN;

- Thực hiện tốt công tác điều tra, giám sát họat động QLMT của từng nhà máy;

- Tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên ngành đối với tất cả cán bộ trong BQL;

- Tổ chức những Hội nghị giao lưu, trao đổi về phương thức QLMT công nghiệp đối với các KCN khác trong nước và cả các tổ chức quốc tế;

- Thường xuyên cập nhật thông tin và huấn luyện nâng cao kiến thức nhằm tiếp cận với những phương pháp quản lý mới, tiên tiến trên thế giới;

- Tổ chức huấn luyện, giáo dục, đào tạo cho tòan thể CBCNV làm việc trong KCN nhằm nâng cao ý thức và kiến thức về môi trường trong mỗi người;

từ đó nâng cao hiệu quả của việc BVMT trong họat động sản xuất và phát triển của từng nhà máy và của cả KCN.

5.3.Đánh giá tính khả thi của mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w