5.2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình kỹ thuật
Mô hình kỹ thuật KCN TTMT có thể xây dựng dựa vào hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT. Hệ thống tiêu chí này có thể được các nhà quản lý, các doanh nghiệp áp dụng để đánh giá mức độ TTMT của một KCN hiện hữu; từ đó đề ra lộ trình, chiến lược, kế hoạch hành động và các dự án đầu tư nhằm từng bước đạt được tiêu chuẩn TTMT.
Để đạt được tiêu chuẩn TTMT các KCN hiện hữu phải chuyển đổi từng bước. Mỗi bước cải thiện môi trường sẽ đạt được một bậc TTMT:
KCN TTMT bậc 1: áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm đạt TCMT Việt Nam;
KCN TTMT bậc 2: KCN Xanh – Sạch - Đẹp (áp dụng các giải pháp Xanh – Sạch - Đẹp);
KCN TTMT bậc 3: KCN hỗn hợp nửa sinh thái (áp dụng các giải pháp SXSH và một số giải pháp trao đổi chất thải);
KCN TTMT bậc 4: KCN ST - giải pháp công nghệ trao đổi chất công nghiệp hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải.
Một KCN hiện hữu muốn chuyển đổi KCN TTMT cần phải thực hiện ba bước chính sau đây:
- Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống); - Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, Xanh - Sạch - Đẹp);
- Sinh thái công nghiệp.
Việc phân loại các cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT được phân tích ở Bảng 18, trong đó, cấp cao nhất tương ứng với mức TTMT nhất:
Bảng 18- Phân loại cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT Phân loại KCN TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi áp dụng
Thân thiện môi trường
Cấp 3. Sinh thái công nghiệp Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải
Tiêu chuẩn hóa theo STCN hiện đại hóa (ES)
Cấp 2. Sinh thái môi trường (Xanh - Sạch - Đẹp)
Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT
Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO)
Cấp 1. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống quản lý Nhà nước (ĐTM, TCMT,…)
Chưa thân thiện môi trường
Cấp 0: Ô nhiễm công nghiệp Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hóa
( Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004 )
Bảng trên cho thấy phải kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các giai đoạn nhằm đạt các bậc TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn.
Bước 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để nguồn gốc ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được quy định theo Luật Bảo vệ môi trường.
Bước 2 – STMT yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp SXSH (giải quyết triệt nguồn gốc ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả.
Bước 3 – STCN lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp khoa học công nghệ hiện đại hóa theo yêu cầu STCN, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có it hoặc không có chất thải.
Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (phân cấp 2) :
Bảng 19- Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế Mức độ áp dụng các giải pháp
công nghệ và quản lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế Mức độ đạt TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 3: Sinh thái công nghiệp khép kín
Có ít hoặc không có phát thải
Đạt TTMT (Bậc 3)
Bước 2: Sinh thái môi trường xanh Xanh - Sạch - Đẹp Đạt TTMT (Bậc 2) Bước 1.2: Giải pháp QLMT cứng và
công nghệ SXSH toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao
Đạt TTMT (Bậc 1.2)
Bước 1.1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 1.1) Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 1)
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Đạt TTMT (Bậc 0)
(Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004)
Khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi cơ sở sản xuất (CSSX), xí nghiệp, nhà máy. Doanh nghiệp, công ty, KCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn một chiều (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa chiều giữa các yêu cầu để đạt mức độ TTMT ngày càng cao (giải pháp STMT và công nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời đảm bảo khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất STMT và STCN bền vững.
Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH - HĐH của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa cho nên khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ QLMT các KCN tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT ta có thể dựa vào các bảng sau:
Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn công nghiệp hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (phân cấp 3)
Bảng 20- Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn Mức độ áp dụng các giải pháp
công nghệ và quản lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế Phân lọai TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 4: Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần)
Có ít hoặc không có phát thải
Đạt TTMT (Bậc 4)
Bước 3b: Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng
Giảm thiểu phát thải ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 3b)
Bước 3a: Giải pháp sinh thái cọng sinh trao đổi chất thải cục bộ
Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình
Đạt TTMT (Bậc 3a)
Bước 3: Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao
Đạt TTMT (Bậc 3)
Bước 2b: Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH
QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 2b)
Bước 2a: Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện
QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình
Đạt TTMT (Bậc 2a)
Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 1)
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
(Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004)
Bảng trên rất thuận lợi cho việc từng bước chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT trong thực tế, trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác quản lý và định
hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, KCN tập trung theo hướng STCN bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế và áp dụng các giải pháp công nghệ môi trường và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy KCN tập trung theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện STCN bền vững.
5.2.2.2. Mô hình kỹ thuật đề xuất
Với các cơ sở vừa đề cập, mô hình kỹ thuật KCN TTMT được đề xuất như sau:
SVTH: PHAÏM THÒ THU THUÛY
Cộng sinh CN - trao đổi chất thải mở rộng (bên ngoài KCN)
STCN khép kín - trao đổi chất thải tòan phần
Cộng sinh CN - trao đổi chất thải cục bộ (giữa các nhà máy trong KCN)
Áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm: chương trình SXSH
tái sinh, tái sử dụng chất thải kiểm soát ô nhiễm đầu vào,….
Hình 18-Sơ đồ mô hình kỹ thuật TTMT áp dụng cho KCN Mỹ Phước
Cần thấy rằng trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) tái sinh và tái sử dụng chất thải; (ii) xử lý cuối đường ống; (iii) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến.
Hình 19- Sơ đồ chuyển đổi của chất thải trong các KCN hiện nay
Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế
Chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế; phải thải bỏ
NHẬN XÉT
Sơ đồ trên (hình 19) thể hiện rằng chất thải sinh ra trong quá trình công nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là tìm cách giảm thiểu quá trình đó đến mức thấp nhất có thể được. Tái chế - tái sử dụng Nhà máy 1 Chất thải Nhà máy 2 Chất thải Tái chế - tái sử dụng Môi trường Môi trường
Với lý do trên, phương pháp luận xây dựng mô hình KCN TTMT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam được đề xuất xây dựng theo bốn bước cơ bản như sau:
Bước1 – Xác định thành phần và khối lượng chất thải
Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc KCN nghiên cứu, các phương pháp xử lý và quản lý hiện tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo.
Bước 2 – Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải
Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể phân thành hai dạng chính: (i) tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và (ii) xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong KCN, những thông tin sau đây cần thu thập:
Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm một phần hoặc tòan bộ nguyên liệu sản xuất). Trong đó:
- Thành phần và đặc tính của dạng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian);
- Sự phân bố của các dạng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng).
Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần được xác định:
- Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải;
- Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế;
- Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong KCN hay khu vực.
Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh
Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình KCN TTMT. Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá:
- Đặc tính và khối lượng chất thải;
- Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm; - Công nghệ xử lý sẵn có;
- Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý,ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất;
- Hiệu quả kinh tế.
Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới.
Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách. Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCN TTMT xây dựng với các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể: (i) xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế và (ii) từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.
5.2.3.Đề xuất mô hình trao đổi chất thải cho KCN Mỹ Phước – ứng dụng lý thuyết cộng sinh công nghiệp
Với lý luận vừa nêu trên, việc thành lập một mô hình trao đổi chất thải là rất hữu ích và cần thiết.
5.2.3.1. Các vật chất thải có khả năng trao đổi
Mô hình kỹ thuật TTMT nghiên cứu chủ yếu hướng đến tái chế, tái sử dụng và trao đổi chất thải công nghiệp để tạo thành một hệ thống công nghiệp bền vững. Để xây dựng được mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phứơc, ta xác định các lọai nguyên liệu và chất thải công nghiệp của các nhà máy như sau:
Bảng 21- Bảng nguyên liệu và chất thải công nghiệp tại KCN Mỹ Phước
STT Ngành
sản xuất Tên Công ty Nguyên liệu
Chất thải công nghiệp
1 Mạch điện – điện tử
Cty TNHH Điện tử Hàn - Việt Cty TNHH TaTung Việt Nam Cty TNHH Yazaki
Linh kiện, board mạch, vỏ nhựa, chì, …
Giấy carton, đồng phế phẩm, nhựa phế phẩm,…
2 Cơ khí Cty TNHH Samryono Vina - Tek Cty TNHH Green Cera
Sắt, gan, đồng,… Sât, thép vụn, …
3 Dệt nhuộm – May mặc
Cty TNHH CN Dệt Bamgo Cty TNHH Nines
Cty TNHH Panko Vina Cty TNHH Samjin Textile Cty TNHH Primacy Việt Nam Cty TNHH Chin Phong Việt Nam Cty TNHH Dệt Kowdo Việt Nam Cty TNHH TNA
hóa chất nhuộm, vải, chỉ, bao bì các lọai,..
vải vụ, rìa vải, bao nilon chứa hóa chất
thuốc nhuộm, bụi, thùng nhựa, …
4 Đồ gỗ - Mỹ nghệ
Cty TNHH Phước Ý
Cty TNHH CN Gỗ Ghen Shan Cty TNHH Dewberry
Cty TNHH CN Gỗ Kaiser
Cty TNHH Chin Phong Việt Nam Cty TNHH CN Gỗ Grand Art
gỗ súc, dung môi, … mạt cưa, gỗ vụn, bao bì các lọai, …
5 Sản xuất ván ép
Cty TNHH Diing Long Việt Nam gỗ, mạt cưa, … củi vụn, bao bì chứa mỡ bò, mạt cưa,..
6
May giày- phu liệu giày
- thuộc da
Cty TNHH Diamond VN Cty TNHH Chen Tai VN Cty TNHH Chinhsin VN Cty TNHH Vina Rong Hsing
da, vải, đế cao su, dung môi, … chất thải cao su, giày phế thải, bụi nhựa, thùng chứa keo, vải phế thải,…
7 giấy-bao bìSản xuất
Cty TNHH xưởng giấy Chánh Dương Cty TNHH Lishin