Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT sẽ bao gồm một số tiêu chí đặc thù như: (i) gia tăng tỷ lệ các doanh nghiệp hiện hữu có đầu tư đổi mới công nghệ; (ii) thay đổi nhiên liệu, nguyên liệu; (iii) thay đổi sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm.
Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT sẽ được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 1: Mức độ chấp hành các quy định pháp luật về BVMT tại KCN hiện hữu
Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN tuân thủ nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược về kế hoạch hành động quốc gia, Tiêu chuẩn Nhà nước về BVMT công nghiệp, nhất là các quy định về quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường; cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển khoa học
công nghệ sản xuất và BVMT, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị; thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiêu chí xây dựng trên cơ sở mức độ tuân thủ quản lý Nhà nước đối với môi trường bao gồm:
- Mức độ áp dụng, hoàn thiện hệ thống và tuân thủ hệ thống quản lý môi trường từ quy mô các KCN, doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách Nhà nước về BVMT KCN;
- Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chiến lược và kế hoạch hành động BVMT của toàn KCN và từng doanh nghiệp;
- Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: công tác ĐMT, hoạt động quản lý sau thẩm định ĐTM, thanh tra, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường; công tác quan trắc và giám sát, quản lý chất lượng môi trường; công tác đăng ký nguồn chất thải nguy hại; việc thức hiện quy chế quản ký môi trường KCN;
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm chủ yếu các tiêu chí đánh giá về việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO14000.
Tiêu chí 2: Tổ chức Hệ thống quản lý môi trường_EMS trong KCN
Chủ đầu tư KCN và chủ các doanh nghiệp phải hình thành EMS trong KCN, tại từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có ban hành chính sách xây dựng KCN TTMT, có sự tham gia của từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có kế hoạch hành động BVMT nhằm duy trì hoạt động KCN TTMT_ bố trí nhân lực, kinh phí nhằm duy trì hoạt động BVMT trong KCN và từng doanh nghiệp trong KCN. Một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý KCN TTMT là hệ thống quản lý môi trường và “linh hồn: của EMS là chu trình phản hồi thông tin cho phép hoàn thiện hệ thống dựa trên cơ sở kinh nghiệp thực tế. Trong khi những mục tiêu quản lý môi trường ban đầu được đặt ra dựa trên các ĐTM, các
điều khoản quy định và hướng dẫn EMS của từng doanh nghiệp trong KCN; ý kiến phản hồi của các nhà máy trong KCN, các yếu tố ĐMT và cộng đồng dân cư xung quanh sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện chiến lược và phương thức quản lý môi trường cho KCN TTMT.
Tiêu chí 3: Cải tạo, đầu tư bổ sung hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững và đạt TCMT Việt Nam
Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và các nhà máy từng bước cải tạo, đầu tư bổ sung hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom và xử lý chất thải, hệ thống giao thông, cây xanh, mặt nước… theo hướng phát triển bền vững và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Tiêu chí 4: Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất mới theo hướng hiện đại hóa, ít gây tác động tới môi trường tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN hiện hữu phải từng bước đầu tư, cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm điện, nước và nguyên/nhiên liệu, từng bước thay đổi nguyên liệu/hóa chất có tiềm năng gây ô nhiễm cao bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất không hoặc ít ô nhiễm.
Tiêu chí 5: Áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong các KCN từng bước triển khai áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường bao gồm SXSH, tái sinh, tái chế chất thải, xử lý sơ bộ nước thải cuối đường ống hoặc đấu nối vào nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN; đánh giá tiềm năng và thực thi các giải pháp trao đổi năng lượng, nước, chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc trao đổi với các doanh nghiệp bên ngoài KCN; ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR và CTNH với các công ty dịch vụ xử lý chất thải dưới sự kiểm soát của các cơ quan QLMT.
- Tiêu chí 5.1: Ap dụng chương trình SXSH: tiết kiệm sử dụng nguyên liệu và năng lượng, tái sinh và tái sử dụng chất thải tại nguồn, tuần hoàn nước thải,……
- Tiêu chí 5.2: Trao đổi chất công nghiệp ( bên trong và bên ngoài KCN); - Tiêu chí 5.3: Áp dụng ISO 14000 về dán nhãn sinh thái và đánh giá chu
trình sống của sản phẩm. Hiện đã có quy định về việc dán nhãn môi trường và đánh giá vòng đời sản phẩm trên cơ sở tiêu chí sinh thái như: các loại sản phẩm ít gây nên các tác động ô nhiễm môi trường hoặc có thể tái sinh hoặc có thể phân huỷ dễ dàng trong chu trình sống của sản phẩm.
Tiêu chí 6: Bổ sung và tăng cường các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong KCN.
Chủ đầu tư KCN cần bổ sung và tăng cường các chương trình giáo dục, đào tạo tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BVMT của chủ đầu tư KCN, chủ các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCN.
KCN TTMT là một lý tưởng mới về phát triển KCN bền vững bằng cách khai thác triệt để các mối quan hệ “cộng sinh” và “cộng đồng” của các CSSX bên trong KCN với nhau, với các cơ sở khác bên ngoài và với môi trường. Sự tự nguyện tham gia của các đối tượng thành viên này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển KCN TTMT. Do đó, điều quan trọng hàng đầu là cung cấp cho đối tượng liên quan những thông tin về KCN TTMT, cũng như tính ưu việt của loại hình KCN này so với các KCN cổ điển hay lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội có được từ việc phát triển KCN TTMT và các hình thức hình thành và phát triển KCN TTMT mới hay các KCN hiện hữu. Với những yêu cầu này, các hình thức tuyên truyền huấn luyện và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng có thể áp dụng bao gồm:
- Cung cấp thông tin quan hội thảo, các chương trình huấn luyện về SXSH, kiểm toán môi trường; qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lĩnh vực sinh thái công nghiệp, giảm thiểu chất thải tại nguồn, các hoạt động tái sinh, tái chế, tái sử dụng và trao đổi sản phẩm phụ và những ứng dụng thành công trong thực tế.
- Trong thời gian trước mắt, các chương trình đào tạo, huấn luyện cần được triển khai cho các chủ đầu tư KCN, chủ doanh nghiệp trong KCN, những người quản lý và tư vấn công nghiệp.
- Về tương lai lâu dài, các nội dung về giảm thiểu chất thải tại nguồn, SXSH và hệ sinh thái công nghiệp cần được đưa vào chương trịnh giảng dạy cho các sinh viên có chuyên ngành môi trường ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu.