Đánh giá vòng đời sản phẩm – LCA (Life Cycle Assessment)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

Có thể đã có lúc được gọi là đánh giá "từ nôi đến mộ", đánh giá vòng đời (LCA) đưa ra một tiếp cận có hệ thống để đo đạc các phần tài nguyên tiêu thụ cũng như các phát thải môi trường (vào không khí, nước và đất) có liên quan đến sản phẩm, quá trình sản xuất và dịch vụ. LCA có thể là một công cụ đắc lực cho việc ra quyết định về các sản phẩm và công nghệ thay thế được sử dụng cho SXSH. Xu hướng các qui định và thị trường đang yêu cầu các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn về các tác động môi trường do sản phẩm, quá trình sản xuất, và dịch vụ của họ gây nên và có hành động để giảm các tác động này. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất và công chúng đã nhận thấy nhu cầu quản lý các tác động môi trường do vòng đời sản phẩm gây ra, từ việc mua nhập nguyên vật liệu đến khi thải bỏ cuối cùng. LCA làm được việc này thông qua các đo đạc, do đó có thể so sánh các tác động môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến nhau.

Hầu hết các đo đạc LCA được tiến hành theo phương thức cộng "các đơn vị năng lượng tiêu thụ" khi khai thác nguyên vật liệu, vận chuyển, phân phối và cuối cùng

là thải bỏ của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Phép tính cộng bổ sung có thể được thực hiện với các phát thải vào không khí, đất hoặc nước do việc tạo ra hoặc thải bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ gây nên.

LCA cũng có nhiều nhược điểm. Việc đánh giá yêu cầu các thông tin đã được nghiên cứu kỹ để xây dựng các số liệu tác động môi trường cơ sở, và qua đó có thể tập trung vào tài nguyên. Bên cạnh đó, các tác động môi trường của việc khai thác nguyên vật liệu và của quá trình sản xuất có thể rất khác nhau giữa các nước hoặc giữa các khu vực. Ví dụ tác động của việc tách ra một tấn than ở Úc khác với ở Mỹ do có các mỏ và các kỹ thuật vận chuyển, cũng như môi trường khác nhau. Trong thực tế, các tác động còn khác nhau phụ thuộc ngay vào địa điểm tại Bang nào của Úc mà người ta khai thác than.

Một nhược điểm nữa là việc đánh giá chủ quan này cần được thực hiện dựa trên trọng lượng tương đối cho phát thải. Lại một lần nữa, các dữ liệu của quốc tế không được chuyển đổi trực tiếp cho trường hợp của Úc. Ví dụ phát thải SO2 ở Đức có thể sẽ có tác động đến khoảng không đã được khai thác nhiều hơn phát thải này tại Úc. Một cơ sở dữ liệu của Úc về thông tin LCA cơ bản cần được xây dựng để hỗ trợ cho chính phủ và CN thực hiện LCA một cách có hiệu quả.

Không thể có một LCA hoàn chỉnh cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Úc ngay lập tức. Mặc dù vậy, điều này đã để lại một nhu cầu lớn cho chính phủ Úc và công nghiệp tiếp tục thực hiện theo mục tiêu này. Sử dụng tiếp cận LCA, một tổ chức có thể:

- Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất;

- Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống;

- So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế;

- Sản phẩm, công nghệ hay thực hành; - Giảm phát thải khí nhà kính;

- Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt mức giảm phát thải và yêu cầu sử dụng tài nguyên lớn nhất;

- Đánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô nhiễm và chi phí quản lý chất thải, và hướng dẫn việc phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường thấp hơn và có lợi ích chi phí; và

- Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 68 - 70)