Căn cứ vào các tiêu chí vừa nêu trên và các giải pháp, kỹ thuật và hệ thống bền vững đã đề cập ở Chương 3, qua đó nhận thấy khả năng chuyển đổi thành KCN TTMT của KCN Mỹ Phước như sau:
- Kiểm sóat mức độ chấp hành Luật về BVMT của các doanh nghiệp được tiến hành định kì;
- Có khả năng ứng dụng HHX vào ngành dệt nhuộm, chẳng hạn thay thế một số hóa chất làm nguyên liệu nhuộm có tính chất độc hại bằng các nguyên liệu tự nhiên;
- Các doanh nghiệp có thể đưa tổ chức EMS, hệ thống LCA vào nhà máy nhờ sự khuyến khích của Cán bộ môi trường;
- Chương trình SXSH cũng có thể được tiến hành trong các doanh nghiệp nếu BQLMT KCN xúc tiến công tác huấn luyện cho Bộ phận Kỹ thuật trong các nhà máy nhằm tiến đến ngăn ngừa ô nhiễm;
- KCN Mỹ Phứơc III, vẫn đang còn trong quá trình quy họach, có thể thực hiện việc lựa chọn các ngành nghề đầu tư nhằm thích hợp với mô hình trao đổi chất thải như đã xem xét.
Một số các hoạt động khác nhằm đạt đến mức độ TTMT sẽ khó có khả năng thực hiện hơn, hoặc muốn thực hiện được phải tốn nhiều chi phí và mất một khỏang thời gian dài do nhiều lý do khác nhau:
- Thiết kế sinh thái còn là một khái niệm khá xa lạ; khó có thể thực hiện khi chưa hiểu rõ về nó;
- Hiện nay, nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu tại KCN Mỹ Phước là năng lượng điện, khoa học kỹ thuật ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng vẫn chưa phát triển mạnh nên chưa thể sử dụng các nguồn năng lượng như quang điện hay năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí;
- Việc thực hiện khái niệm cộng sinh công nghiệp còn nhiều khó khăn, do phải đầu tư chi phí khá lớn và đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn cao; - Ý thức BVMT của các doanh nghiệp chưa cao, chủ yếu là quan tâm đến lợi
ích kinh tế, nên khó thực hiện việc BVMT theo tin thần tự nguyện, tự giác.