Lĩnh vực tái sinh chất thải có thể là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm vấn đề chọn lựa với các mức độ khác nhau từ việc chuyên chở, quản lý, đến cách chế biến. Thường thì những lựa chọn này được biết đến với nhừng tên gọi khác nhau như: tái sinh (recycle), tái sử dụng (reuse), tái chế (reclamation), hay phục hồi (recovery). Dù ở bất cứ tên gọi nào, phương pháp này đều có lợi vì một số lý do sau:
- Tiết kiệm được các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Tránh được các lựa chọn mang tính bắt buộc về quản lý chất thải, chẳng hạn: xử lý hay chôn lấp;
- Giảm nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu thô cho quá trình sản xuất, và do đó sẽ giảm được các chi phí về nguyên vật liệu.
Tuy nhiên các lựa chọn về giải pháp tái chế và tái sử dụng có thể gánh chịu một phần rủi ro và trách nhiệm do phải xử lý bổ sung và quản lý các nguyên vật liệu.
Các chất thải sinh ra từ một quá trình sản trong nhiều trường hợp có thể được tái sử dụng trong quy trình gốc có hoặc không có xử lý, lọai bỏ các tạp chất. Ví dụ các dung môi hữu cơ đã được sử dụng trong các quá trình làm sạch các chi tiết và các quá trình sản xuất dược phẩm thường được thu gom lại, chưng cất và tái sử dụng trong quy trình gốc. Nếu chất thải nguyên liệu không được sử dụng lại trong quy trình gốc do các chất gây độc hại tiềm năng thì người ta vẫn tìm ra một cách sử dụng khác (với các nguyên liệu ít đặc trưng hơn) trong phạm vi nhà máy. Lúc này việc nhiễm bẩn là một điểm chủ yếu liên quan đến công nghiệp điện tử. Những dung môi được dùng để làm sạch các bảng ngắt điện có thể chứa đựng rất ít các chất gây độc hại và có thể tái sử dụng như một tác nhân làm sạch trong các vận hành tẩy nhờn, làm chất pha lõang hay là thành phần trong chế tạo sơn.
Các cách tái chế khác tại nhà máy
Việc tái sinh chất thải ngay tại công đọan sản xuất đã phát sinh ra chất thải không phải lúc nào cũng khả thi có tính kinh tế. Nếu một nhà máy có một số công đọan và quá trình khác nhau sản sinh ra chất thải dung môi, một bộ phận chưng cất tập trung trong nhà máy có thể mang lại những thuận lợi về mặt kinh tế.
Những điểm bất thuận lợi của phương pháp tái sinh này là nó yêu cầu phải có thêm chỗ để chứa chất thải cần tách riêng và đòi hỏi về quản lý. Tất cả những điều này làm tăng tiềm năng về những rắc rối và trách nhiệm về mặt môi trường. Nói chung việc thành lập một trung tâm tái sinh chất thải trong nhà máy phải được thẩm định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Tái sinh bên ngòai nhà máy
Nếu các giải pháp tái sinh bên trong nhà máy không khả thi, bước kế tiếp là xúc tiến nghiên cứu việc ký ket hợp đồng dịch vụ cho việc tái sinh bên ngòai nhà máy. Lúc này, chi phí tăng lên đôi chút với sự di dời tới một nhà máy quản lý chất thải bên ngòai. Một dòng chất thải phải được đặc trưng hóa (thành phần và tỷ lệ phát sinh) trước khi được đưa ra khỏi nhà máy. Những nhà máy tái sinh chất thải thường yêu cầu phải mô tả rõ ràng thành phần chất thải và các lọai chất thải có tỷ lệ phát sinh tương đối cao. Những yêu cầu này dần dần ít khắt khe hơn do sự cạnh
tranh của các nhà máy tái sinh tăng dần lên cùng với áp lực hạn chế bớt và tránh sử dụng các biện pháp xử lý và thải hồi. Các giải pháp tái sinh cơ bản thay đổi tùy thuộc vào thành phần, nơi sản sinh ra chất thải hay mục đích tái sinh của nhà máy tái sinh chất thải là lấy lại những nguyên vật liệu gì. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà tái chế sẽ thị trường hóa các nguyên liệu đã được tái chế.
Xây dựng thị trường trao đổi chất thải phục vụ mục đích tái sử dụng
Thị trường trao đổi chất thải hay còn gọi là thị trường mua bán chất thải là một mạng lưới để liên kết và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải. Mục đích của thị trường này là tạo ra một kênh thông tin cho phép những chất thải công nghiệp hay những sản phẩm phụ của ngành công nghiệp này trở thành nguyên liệu hay một phần nguyên liệu cua ngành công nghiệp khác. Và hoạt động này phải đáp ứng nguyện vọng cho cả hai phía: người sản sinh ra chất thải và người có tiềm năng sử dụng các lọai chất thải đó.
Giải pháp này góp phần tạo ra 2 mô hình: khu công nghiệp sinh thái hở và khu công nghiệp sinh thái kín. Trong khu công nghiệp sinh thái kín, hoạt động mua bán chất thải chủ yếu sẽ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong khu. Ngược lại khu công nghiệp sinh thái hở, việc mua bán được mở rộng ra với các doanh nghiệp bên ngoài. Và mô hình này đang bắt đầu thực hiện ở khu chế xuất Linh Trung 2 và khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2 (Đồng Nai).
Tái sinh năng lượng
Hình thức cuối cùng của việc tái chế là tận dụng lại năng lượng hơn là các nguyên vật liệu thô. Sự lựa chọn này được ưa chuộng hơn các kỹ thuật phá hủy như: thiêu đốt hay chôn lấp. Chất thải có thể được chế biến theo nhiêu cách thức khác nhau như là đưa vào các lò xi măng, các nhà máy nhựa đường, nhà máy lọc dầu hay những lò thiêu được trang bị hệ thống thu hồi năng lượng.
Thiêu hủy là hình thức cuối cùng của việc tái chế năng lượng. Một vài lò đốt CTNH và lò đốt rác được trang bị với các thiết bị thu hồi năng lượng. Trong khi đó, một vài cơ sở lớn vận hành cả hai lọai lò đốt, phần lớn các nhà máy phải điều tra cách thức xử lý, thu hồi bên ngòai nơi sản xuất. Nhừng cơ sở này cũng nên
được điều tra trên giác độ kinh tế, luật lệ và vận hành. Trong khi các cơ sở này giảm thiểu khối lượng và tính độc hại nói chung, việc phát sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và các tro thải bỏ cuối cùng từ lò đốt phải được cân nhắc.