Mô hình quản lý TTMT về khía cạnh quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 102 - 107)

5.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Qua những cơ sở lý thuyết đã đề cập và tình hình sản xuất thực tế KCN Mỹ Phước, mô hình tổ chức quản lý KCN nhằm hướng đến mục tiêu TTMT được đề xuất như sau:

Phân tích mẫu thải Vận hành, kiểm sóat HTXLNT SXSH - ngăn ngừa ô nhiễm Cấp 4 Cấp 3 Cán bộ MT nhà máy Tổ MT từng phân xưởng Phòng tổ chức kế họach

Trung tâm trao đổi chất thải công nghiệp

Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải

Khu liên hợp tái sinh, tái chế chất thải Cấp 1, 2 Bộ phận ĐTM BQL KCN MỸ PHƯỚC BQLMT KCN MỸ PHƯỚC

Phòng QH & Giám sát MT Phòng Kỹ thuật

Bộ phận thiết kế xây dựng Bộ phận thanh tra SỞ TN&MT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Hình 17- Sơ đồ mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước Thuyết minh mô hình

Mô hình quản lý trên được áp dụng theo từng giai đọan nhằm từng bước tiến đến mục tiêu TTMT với các nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Trong đó mức độ thân thiện môi trường được phân chia thành 4 cấp tương ứng với các họat động phù hợp:

- Cấp 1: tiến hành kiểm sóat ô nhiễm đầu ra, sử dụng các biện pháp quản lý cứng;

- Cấp 2: duy trì kiểm sóat ô nhiễm đầu ra, bước đầu thực hiện giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách kiểm sóat đầu vào;

- Cấp 3: áp dụng chương trình SXSH, tiến tới ngăn ngừa ô nhiễm trên tòan KCN với các giải pháp tương ứng; kèm theo việc sử dụng các giải pháp quản lý mền;

- Cấp 4: thực hiện giải pháp sinh thái công nghiệp trao đổi chất thải, hướng đến một hệ sinh thái công nghiệp khép kín.

5.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban & Bộ phận

BQLMT KCN Mỹ Phước: trực thuộc BQL KCN Mỹ Phước, có trách nhiệm quản lý các vấn đề môi trường của tòan KCN thông qua các tổ chức dưới cấp. Và phải chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề môi trường của KCN với Sở TN-MT tỉnh Bình Dương.

Phòng QH và Giám sát môi trường

Bộ phận ĐTM: tiến hành báo cáo ĐTM cho tòan KCN và các doanh nghiệp có quy mô lớn trong KCN, hoặc tiến hành đăng ký đạt TCMT cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời thực hiện công tác quy họach môi trường cho KCN và các doanh nghiệp.

Bộ phận thiết kế xây dựng: sẽ tiến hành thiết kế các công trình có liên quan đến môi trường, nhằm BVMT doanh nghiệp: ống khói hoặc các công trình xử lý khí (nếu cần thiết); hệ thống cấp, thóat nước - cần thiết phải đấu nối vào hệ thống

nước thải chung của KCN,…. Họat động này cần phải thực hiện kết hợp với Ban Kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN.

Bộ phận thanh tra: Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng môi trường của các doanh nghiệp, có hướng xử lý thích hợp đối với các trường hợp.

Phòng kỹ thuật

Bộ phận vận hành, kiểm sóat HTXLNT: có trách nhiệm vận hành nhà máy xử lý nước thải, kiểm tra thường xuyên trong quá trình vận hành và khắc phục kịp thời khi có sự cố.

Bộ phận phân tích mẫu thải: có đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, tiến hành phân tích mẫu thải định kì để báo cáo hoặc kiểm tra chất lượng nước thải, hiệu quả của nhà máy xử lý nước hoặc cũng có thể sử dụng trong trường hợp có sự cố xảy ra, độ ô nhiễm nước thải tăng bất thường để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp, kịp thời.

SXSH – ngăn ngừa ô nhiễm: phổ biến các kiến thức về SXSH và ngăn ngừa ô nhiễm cho các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận đồng thời giảm tác động môi trường.

Phòng tổ chức kế hoạch: thực hiện công tác thông tin về các luật, chính sách, các Thông tư, Quyết định,… về môi trường do các cấp lãnh đạo ban hành đến các Phòng, Ban khác. Đồng thời có chức năng thực hiện việc tổ chức, lên kế họach họat động trong lĩnh vực môi trường, như: giáo dục môi trường cho doanh nghiệp, các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong quản lý môi trường,…

Trung tâm trao đổi chất thải

Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải: có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin về số lượng, tính chất chất thải của các doanh nghiệp, xử lý thông tin đó và cho xuất ra trong các điều kiện thích hợp, tức khi một nhà máy nào đó có yêu cầu sử dụng lọai chất thải đó.

Khu liên hợp tái sinh, tái chế chất thải: sau khi tiếp nhận chất thải, Khu có nhiệm vụ thực hiện tái sinh hoặc tái chế các lọai chất thải và phản hồi thông tin lại cho Bộ phận trao đổi thông tin.

Cán bộ môi trường nhà máy: thường xuyên theo dõi những họat động có ảnh hưởng đến môi trường của nhà máy, định kỳ kiểm sóat các chỉ tiêu ô nhiễm và viết báo cáo trình lên BQLMT KCN. Chuyên viên môi trường của từng nhà máy có nhiệm vụ xây dựng chiến lược BVMT cho nhà máy trong quá trình họat động và phát triển. Ngòai ra, cán bộ môi trường còn có trách nhiệm huấn luyện cho công nhân về các kiến thức BVMT, các giải pháp an tòan lao động và ứng cứu kịp thời các sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, sự cố môi trường,..). Tùy vào quy mô và khối lượng công việc của từng nhà máy mà có yêu cầu về số lượng cán bộ chuyên trách môi trường khác nhau.

5.2.1.3. Các điều kiện để bộ máy quản lý được vận hành

Bộ máy quản lý sẽ được vận hành tốt khi đảm bảo được các yêu cầu sau: - Nguồn nhân lực phải đầy đủ và có chuyên môn cao;

- Các Phòng, Ban phải có sự liên kết, hợp tác làm việc chặt chẽ với nhau; - Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho HTXLNT và phòng thí nghiệm, cũng

như các công trình phụ trợ khác,…

- Được các Cơ quan Nhà nước giao cho trách nhiệm và quyền hạn trong một số các họat động (quyền kiểm tra xưởng sản xuất, quyền xử phạt,…); - Trung tâm trao đổi chất thải nên được Nhà nước chỉ định có nghĩa vụ và

quyền hạn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai các thành phần, khối lượng chất thải; đồng thời thực hiện việc trao đổi, mua bán với các doanh nghiệp theo giá cả thị trường. Chú ý tập trung đầu tư, phát triển công nghệ cho hệ thống tái sinh, tái chế chất thải công nghiệp.

Điều đặc biệt quan trọng không thể thiếu là nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động. Nguồn ngân sách này được cung cấp từ Công ty đầu tư – phát triển KCN và từ Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. Để đảm bảo tính cân đối

trong việc thu chi nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của bộ máy quản lý thì KCN phải giao lại cho Sở TN – MT tỉnh Bình Dương các khỏan thu được từ lĩnh vực môi trường của KCN, gồm các khỏan sau:

- Phí xử lý nước thải từ các doanh nghiệp;

- Các khoản nộp phạt do họat động gây ô nhiễm quá tiêu chuẩn ; - Các khoản thu chi từ Trung tâm trao đổi chất thải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w