Kinh nghiệm mô hình quản lý KCN TTMT trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 61 - 63)

Mô hình triad-network do Mol (1995): phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCN TTMT xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (i)kinh tế (economic network), (ii)chính sách (policy network), và (iii)xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ cong nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng, cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…) và các viện nghiên cứu, trường đại học,… và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Mô hình Social network: nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình,… cũng được phân tích trong phần này.

Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu chuẩn,…) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCN TTMT đã xây dựng vào thực tế ứng dụng.

Mô hình kỹ thuật xây dựng KCN TTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính5. - Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN

nghiên cứu;

- Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn; - Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu

hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN;

- Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hòan toàn các chất ô nhiễm còn lại này. Sự tổ hợp của 04 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật cho KCN TTMT.

Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định.

- Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;

- Các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái;

- Hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dạng vật chất.

Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 61 - 63)