Thiết kế sinh thái (Ecodesign)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 75 - 77)

Sinh thái công nghiệp: Sinh thái học công nghịêp như một nhánh của hệ thống khoa học và thực tế với sức mạnh đặc biệt của đội thiết kế tích hợp đa ngành. Những giá trị và phương pháp của nó hướng dẫn những nhà thiết kế:

- Xem KCN và môi trường xây dựng của nó như một phần của hệ sinh thái tự nhiên;

- Phối hợp các kế họach và hành động theo không gian và thời gian (địa phương hay tòan cầu, ngắn hạn hay dài hạn);

- Phối hợp sự lựa chọn thiết kế với những vấn đề nảy sinh trong thách thức môi trường (tòan cầu đến cục bộ);

- Cân bằng các mối quan tâm về kinh tế, xã hội, và môi trường (nhu cầu của con người, nhu cầu sinh thái, và các áp lực);

- Cân bằng hiệu quả và khả năng phục hồi nhanh của thiết kế hệ thống (khả năng phục hồi nhanh là khả năng thích ứng và phản ứng lại).

Thiết kế sinh thái các sản phẩm và quá trình

Thiết kế sinh thái là luôn hướng về khía cạnh môi trường trong tất cả các giai đọan của quá trình phát triển sản xuất và thiết kế sản phẩm mà tác động đến môi trường là thấp nhất trong suốt vòng đời sản phẩm (UNEP, 2002). Về mặt kinh tế, điều này có nghĩa là giảm thiểu chất thải phát sinh, tiết kiệm chi phí thải bỏ chất thải và phục hồi chức năng của sản phẩm sau khi thải bỏ. Hơn nữa, thiết kế sinh thái cung cấp ngày càng nhiều thông tin về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và bán sản phẩm do yêu cầu từ các định mức và tiêu chuẩn trong sản xuất. Đây không phải là một phương pháp luận mới trong thiết kế, mà nói về sự chuyển hướng trọng tâm6.

Việc phát triển sản phẩm đóng một vai trò thiết yếu trong chiến lược hầu hết của công ty, sản phẩm là trọng tâm của tất cả các hoạt động của công ty. Ơ đây cũng

6 http://www.themesh.com/ecoml.html

có một chiến lược rất quan trọng. Thiếu đi họat động liên tục phát triển sản phẩm, để thích nghi với các yêu cầu của một thị trường mới hoặc các công nghệ đang đổi mới, một công ty sẽ sớm phát hiện ra rằng sản phẩm của mình đã lỗi thời, giá cả quá cao hoặc không có khả năng bán ra. Trên thực tế điều đó có nghĩa là hầu hết các bộ phận trong công ty đều có liên quan phần nào tới quá trình phát triển và bộ phận phát triển sản phẩm phải xử lý một số lượng rất lớn các số liệu về công nghệ, tiếp thị, giá cả, sự tiêu chuẩn hóa, các khía cạnh pháp lý và quan trọng không kém là chiến lược sản phẩm. Bổ sung các tác động môi trường tới các quá trình này có nghĩa là nhóm phát triển sản phẩm lại phải đối mặt với một sự phức tạp khác.

Các giai đọan khác nhau của một dự án thiết kế có thể được mô tả như sau:

Bảng 7- Các giai đọan của dự án thiết kế sản phẩm và quá trình Giai đoạn Nội dung

Lập kế hoạch về sản phẩm

Ban lãnh đạo của Công ty được ra mục tiêu cho quá trình thiết kế. Thường thì mục tiêu này được mô tả như một sự kết hợp thị trường và công nghệ Giai đọan phân

tích

Vấn đề thiết kế được phân tích và các yêu cầu về sản phẩm sẽ được xác định.

Giai đọan đề xuất ý tưởng

Các kỹ thuật sáng tạo khác nhau đựơc xác định nhằm đưa ra nhiều giải pháp mới càng tốt.

Giai đọan phát

triển khái niệm Y tưởng tốt nhất sẽ đươc chi tiết hóa hơn nữa thành một số các khái niệm. Giai đọan thiết kế

chi tiết

Khái niệm tốt nhất sẽ được chuyển thành các bản vẽ chi tiết.

Trong mỗi giai đọan trên, các quá trình lặp đã mô tả sẽ được thực hiện nhiều lần. Trong suốt quá trình đó, việc thiết kế tiến triển từ lúc ban đầu chỉ là một vài từ (ý tưởng cốt yếu về sản phẩm) cho tới khi là một bộ bản vẽ chi tiết, các đặc tính kỹ thuật của vật liệu, …

Quá trình thiết kế sinh thái

Quá trình thiết kế có ý thức môi trường không nhất thiết phải khác với các quá trình thiết kế khác. Quá trình này vẫn lập lại chu trình cơ bản nói trên. Đặc điểm khác biệt ở đây là khía cạnh môi trường cũng sẽ được cân nhắc trong khi xác định

vấn đề thiết kế và đánh giá các ý tưởng. Điều đó có nghĩa là có thêm một yếu tố để người thiết kế phải quan tâm bên cạnh tất cả các điểm cần cân nhắc khác. Nhóm phát triển sản phẩm sẽ phải biểu thị được tầm quan trọng tương xứng của các tác động môi trường trong giai đọan lập kế họach sản phẩm, nếu không thì họ không thể cân bằng khía cạnh môi trường với các khía cạnh khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w