Để phát triển các KCN TTMT thì các cơ hội sau đây nên cần thiết được tận dụng:
Hệ sinh thái tự nhiên
Một KCN TTMT có thể phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên của khu vực theo cách thức giảm đến tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời hạn chế những phí tổn trong quá trình vận hành.
Việc lựa chọn vật liệu, thiết bị và thiết kế cảnh quan có thể giảm phần nào ảnh hưởng của KCN vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu cũng như sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi.
Năng lượng
Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là chiến lược chủ yếu để giảm chi phí và tác động đến môi trường. Trong KCN TTMT, các doanh nghiệp đều tìm kiếm các hiệu quả trong thiết kế nhà xưởng, chiếu sáng và trang bị máy móc. Ví dụ, tái sử dụng hơi hoặc nước gia nhiệt từ nhà máy này cho một nhà máy khác và điều này cũng có thể áp dụng cho lò sưởi hay làm mát trong khu dân cư xung quanh KCN.
Dòng vật chất
Trong KCN TTMT, các cơ sở sản xuất xem chất thải như một loại “sản phẩm” nhưng không tìm được cách thức để tái sử dụng chúng ngay trong quy trình sản xuất hoặc không tìm được thị trường để tiêu thụ loại “sản phẩm” này. Từng nhà máy một, cũng như tất cả các nhà máy trong KCN, sẽ cố gắng để tối ưu hóa việc sử dụng lại tất cả các loại nguyên vật liệu và giảm đến mức thấp nhất việc tiêu thụ các loại nguyên vật liệu có tính độc hại. Cơ sở hạ tầng bao gồm cả các phương tiện để vận chuyển sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải từ nhà máy này sang nhà máy khác, nơi lưu trữ các sản phẩm phụ để gởi đến những cơ sở bên ngoài KCN và những hệ thống chung để xử lý chất thải nguy hại.
Trong từng nhà máy, người thiết kế sẽ phải xác định hiệu quả của nhà xưởng và thiết bị thực hiện quy trình sản xuất. Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất từ một nhà máy có thể được tái sử dụng bởi một nhà máy khác, có thể phải qua nhà máy xử lý sơ bộ nếu cần thiết. Do đó, cơ sở hạ tầng KCN phải bao gồm kể các hệ thống đường ống cấp nước cho các loại nước cấp khác nhau (tùy theo nhu cầu của từng nhà máy) đồng thời phải cung cấp hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mua chảy tràn.
Quản lý KCN và dịch vụ hổ trợ
Là một cộng đồng gồm nhiều nhà máy khác nhau, một KCN TTMT cần có hệ thống quản lý và hổ trợ công phu (phức tạp) hơn so với một KCN truyền thống. Một tổ chức thứ ba quản lý và hỗ trợ hoạt động trao đổi sản phẩm phụ giữa các nhà máy trong KCN và giúp họ thích ứng với những thay đổi “cộng đồng” các nhà máy (chẳng hạn khi có một nhà máy cung cấp hoặc một khách hàng nào đó rời khỏi KCN). Công tác quản lý tốt tạo điều kiện để duy trì mối liên kết trong việc trao đổi sản phẩm phụ và hệ thống thông tin liên lạc. KCN TTMT có thể bao gồm các dịch vụ chung như trung tâm huấn luyện, trung tâm y tế, trung tâm giới thiệu và cung cấp các sản phẩm chung, cơ quan đảm trách hoạt động giao thông, căng-tin,….
Phục hồi
Trong quá trình sửa chữa, cần áp dụng các giải pháp môi trường hữu hiệu nhất trong việc lựa chọn vật liệu và công nghiệp xây dựng. Trong đó bao gồm cả việc tái sử dụng, tái sinh, tái chế vật liệu và đánh giá các vấn đề môi trường liên quan trong vòng đời vật liệu và công nghệ áp dụng.
Sự liên kết trong cộng đồng
Mối quan hệ giữa các tổ chức thành lập KCN TTMT với cộng đồng dân cư xung quanh phải bù đắp được những lợi ích từ dịch vụ do địa phương cung cấp, hệ thống giáo dục nhà ở,…. KCN TTMT sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng
đồng dân cư xung quanh thông qua tổ chức cung cấp hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng các hoạt động hiện tại trong cộng đồng. Một số sẽ trở thành thành viên của KCN TTMT và một số khác có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết hoặc cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy trong KCN. Chương trình huấn luyện sẽ giúp xây dựng một lực lượng lao động mạnh hơn trong cộng đồng và tăng cường kinh tế địa phương, bên cạnh nhu cầu của KCN.