2.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan
* Yếu tố liên quan đến chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật có liên quan
Các quy định của Pháp luật về quản lý ngành du lịch: Các văn bản pháp luật chính là cơ sở pháp lý tạo hành lang an toàn, quy chuẩn cho các hoạt động và kinh doanh du lịch. Chính quyền các cấp của địa phương cần chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản mang tính pháp lý - hành chính để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương. Thông qua đó, đảm bảo quá trình gắn kết lợi ích giữa nhà nước và nhân dân; vừa nhằm đạt được các mục tiêu của nhà nước vừa thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân (Viện nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012).
và tổ chức thực hiện các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sẽ huy động các nguồn lực hiện có của địa phương và sự hỗ trợ của trung ương vào việc thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội và ngành du lịch (Viện nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, 2012).
* Yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch thuận lợi cho hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi,… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp, chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút khách du lịch. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi... (Nguyễn Thị Doan, 2015).
Sự phát triển du lịch là đối tượng của Quản lý nhà nước về du lịch của địa phương hay lãnh thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể hiện qua sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của quản lý nhà nước về du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật khách quan (Nguyễn Thị Doan, 2015).
* Yếu tố về kinh tế - xã hội, văn hóa
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều có cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định. Cơ sở vật chất ảnh hướng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách
hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội (Bộ Chính trị, 2017).
2.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Tổ chức bộ máy quản lý là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Bất cứ một hoạt động kinh tế nào phát sinh cũng cần có sự quản lý của nhà nước. Bộ máy quản lý nhà nước bao gồm cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. Với mô hình này, việc giám sát hoạt động du lịch được thực hiện theo chiều dọc từ cấp trung ương tới cấp địa phương, kiểm tra, giám sát định kỳ theo quy định. Quản lý theo hướng chiều dọc được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác như công an, cơ quan thuế, xây dựng.
* Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động du lịch. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động du lịch. Bộ máy quản lý nhà nươc về du lịch là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý du lịch. Không những thế ở đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý du lịch. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, 2016).
Cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, cá nhân tham gia thị trường du lịch, là đối tượng quản lý, vừa là mục tiêu của quản lý. Cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo các quyền doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý đăng ký doanh nghiệp mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, 2016).