Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động du lịch của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Đà Nẵng

Những năm qua du lịch Đà Nẵng được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, góp phần đặc biệt quan trọng làm thay đổi diện mạo, phát triển thành phố, tăng việc làm và thu nhập người dân. Bình quân giai đoạn 2011 – 2015, du khách tăng 20,1%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 25,4%/năm, tổng thu du lịch tăng 30,7%/năm. Năm 2016, Đà Nẵng đón hơn 5,5 triệu lượt khách, so với 2015 tăng 18,4%, trong đó khách quốc tế tăng mạnh 32,4% (đạt 1,67 triệu lượt), tổng thu du lịch đạt 16.082 tỉ đồng, tăng 25,4%. Dự kiến 2017 thành phố đón 6,5 triệu lượt khách. Hiện, tổng cộng đã có 26 đường bay trực tiếp, trong đó 13 đường bay thường kỳ, còn lại thuê chuyến. Đặc biệt hiện thành phố có 83 dự án đầu tư du lịch dịch vụ với tổng vốn khoảng 7,3 tỉ USD (153.000 tỉ đồng)

(Nguyễn Thị Phương Linh, 2017).

Ngành du lịch đánh giá thành tựu trên nhờ hệ thống sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiện và đa dạng. Quần thể các khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, Núi Thần Tài cũng như các khu giải trí trung tâm như Công viên châu Á, Helio, các trung tâm mua sắm như Vincom, Parkson… bắt kịp nhu cầu, thị hiếu. Lễ hội pháo hoa, Marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm Clipper Race, Đại hội thể thao bãi biển châu Á, Đại hội Du lịch Golf châu Á, Ironman 70.3 đã đưa Đà Nẵng lên bản đồ du lịch thế giới. Các lực lượng nghiệp vụ ngành công an, du lịch kịp thời hỗ trợ du khách, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, qua các chương trình quảng bá, xúc tiến tại các thị trường trọng điểm, các đơn vị lữ hành địa phương được cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như sản phẩm du lịch mới của Đà Nẵng. Một số thắc mắc của các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ, giao thông và mạng lưới lữ hành tại Miền Trung Việt Nam cũng được giải đáp thoả đáng; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch của Đà Nẵng giao lưu, trao đổi thông tin, hợp tác làm việc với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Nhờ vậy, thành phố được bình chọn “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á 2016” (Nguyễn Thị Phương Linh, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình

Du lịch Ninh Bình đang có những bước tiến quan trọng và trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, so với các địa phương khác trong cả nước, Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cũng như những di sản văn hóa độc đáo để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong số 975 di tích có gần 90 di tích được xếp hạng quốc gia, một quần thể Di sản Thiên nhiên thế giới Tràng An; Khu Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Vân Long, Vườn quốc gia Cúc Phương, Quần thể di tích văn hóa cố đô Hoa Lư gắn liền với nhiều triều đại khác nhau như Đinh, Lê và những năm đầu của thời nhà Lý. Ngoài ra, chùa Bái Đính kết hợp với nhà thờ Phát Diệm đã hình thành điểm du lịch tín ngưỡng và tâm linh quan trọng của cả nước. Du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc về cả số lượng khách và doanh thu. Nếu năm 2007, Ninh Bình đón 1 triệu lượt du khách thì năm 2015 ước đón trên 6 triệu lượt, đạt 1.360 tỷ đồng doanh thu du lịch (Nguyễn Thanh Hải, 2014).

trọng quản lý việc phát triển các dịch vụ du lịch và đổi mới cơ chế chính sách để đẩy mạnh thu hút và ưu tiên các nguồn lực đầu tư. Từng bước hoàn thiện hạ tầng dịch vụ, nhất là dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ... nhằm tăng lượng khách lưu trú, tăng khả năng mua sắm và sử dụng các dịch vụ của khách du lịch.

Từ năm 2010 đến nay, Ninh Bình có 68 dự án đầu tư cho phát triển du lịch với tổng mức đầu tư trên 100 nghìn tỷ đồng, chủ yếu vào kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống và phát triển khu, điểm du lịch. Năm 2015 tổng số cơ sở lưu trú ở Ninh Bình là 389 cơ sở, tăng 108% so với năm 2014, trong đó 9 cơ sở đã được công nhận hoặc đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận hạng theo tiêu chuẩn 3 - 5 sao (Nguyễn Thanh Hải, 2014).

Hiện nay, Ninh Bình đang tập trung đầu tư các dự án mang tính đột phá có tác động lớn đến sự phát triển du lịch như: Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử Cố đô Hoa Lư; Công viên động vật hoang dã Quốc gia; Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình... Từ đó phát huy tối đa giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, góp phần đưa hình ảnh và vị thế của Ninh Bình vươn xa hơn (Nguyễn Thanh Hải, 2014).

2.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Tuyên Quang

Những năm qua, Tuyên Quang đã trở thành địa chỉ du lịch được nhiều du khách biết đến trên bản đồ du lịch Việt Nam. Không chỉ đến một lần, nhiều du khách đã coi Tuyên Quang là điểm đến quen thuộc trong mỗi chuyến hành trình về với thiên nhiên. Với phương châm hết lòng phục vụ khách hàng, các khu, điểm du trong tỉnh đã và đang chiếm được cảm tình, sự yêu mến, tin cậy của du khách gần xa (Trịnh Thái Bình, 2014).

Từ năm 2010 trở về trước, du lịch tỉnh Tuyên Quang hầu như phát triển mang tính tự phát, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu sức cạnh tranh. Những hạn chế, yếu kém trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch, nhất là thu hút những đoàn khách có số lượng lớn, thu nhập cao, khách quốc tế, khách có nhu cầu lưu trú dài ngày và ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh đến tỉnh Tuyên Quang. Chỉ khi có chủ trương, quy hoạch để triển khai đầu tư phát triển cho du lịch một cách bài bản, đúng hướng thì khi đó, du lịch mới có được những bước phát triển mạnh (Trịnh Thái Bình, 2014).

Năm 2010, tổng lượt khách du lịch đến Tuyên Quang đạt 530.000 lượt, doanh thu xã hội đạt 500 tỷ đồng; toàn tỉnh có 129 cơ sở lưu trú du lịch với 1.612

phòng, 2.938 giường. Năm 2014, tỉnh đã đạt con số trên 1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt 905 tỷ đồng; toàn tỉnh có 187 cơ sở lưu trú với 2.160 phòng, 3.420 giường. Theo kế hoạch, năm 2015 phấn đấu tổng lượt khách du lịch sẽ đạt 1.306 nghìn lượt khách thì ngay trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng lượng khách du lịch đã đạt 908,6 nghìn lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội về du lịch đạt 828 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ. Như vậy, dự kiến năm nay du lịch tỉnh ta sẽ có cơ hội vượt xa kế hoạch trên 1,3 triệu lượt khách và vượt mức chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV đề ra (1,047 triệu lượt khách) (Trịnh Thái Bình, 2014).

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuyên Quang đã và đang tiếp tục thực hiện việc quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (Trịnh Thái Bình, 2014).

Việc phát triển các sản phẩm du lịch, gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và danh lam thắng cảnh cũng được chú trọng thực hiện. Hiện nay, tỉnh đã mời gọi được một số tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch như: Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn VinGroup, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường… (Trịnh Thái Bình, 2014).

Với tiềm năng, lợi thế để phát triển tốt các loại hình du lịch, Tuyên Quang đã và đang dần trở thành một điểm đến ưa thích của du khách trong nước và nước ngoài trong mỗi dịp nghỉ lễ.

Với những giải pháp đồng bộ và định hướng phát triển phù hợp, thời gian qua, ngành Du lịch Tuyên Quang đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã đón hơn 690.000 lượt khách, đạt gần 47% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu từ du lịch đạt trên 640 tỷ đồng. Hoạt động du lịch phát triển đã góp phần tích cực tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn (Trịnh Thái Bình, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)