Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 117)

4.4.5.1. Cơ sở của giải pháp

lịch, dịch vụ du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịc vẫn có những bất cập, hiệu quả mang lại không cao, dẫn đến công tác xử lý sau kiểm tra còn kéo dài, nội dung kiểm tra chưa tinh gọn, còn diễn biến phức tạp.

4.4.5.2. Nội dung giải pháp

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của tỉnh cho các doanh nghiệp; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

4.4.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN về du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh

doanh du lịch.

Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trước những thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch huyện Mai Châu, tác giả đề tài đã đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao tính chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh du lịch. Chính vì thế, đây là vấn đề lớn và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp nghiên cứu và tổng hợp kịp thời từ thực tiễn, có sự tham gia tích cực của các cơ quan ban, ngành, các chuyên gia và nhà quản lý, đòi hỏi sự đồng bộ tổng thể chính sách, giải pháp kinh tế xã hội, công nghệ, quy hoạch, môi trường và hành chính. Qua đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”, tác giả đã tìm hiều và giải quyết những vấn đề:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch, tìm hiều và đúc kết các kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các địa phương trong nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch, là cơ sở tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu áp dụng cho các địa phương nghiên cứu.

Thứ hai, tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, qua đó đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, những mặt cần được phát huy và những hạn chế cần thay đổi, khắc phục. Chẳng hạn như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đã được các cấp lãnh đạo chú trọng đầu tư. Đường giao thông được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, thông thương và giao lưu văn hoá giữa các bản, xã và với các khu vực lân cận.

Về công tác phân cấp quản lý: Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu đã có những chú trọng về phân cấp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch. Huyện Mai Châu đã có những Nghị quyết quy định rõ ràng về công tác thực hiện phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2020. Bên cạnh đó, với quyết định số 781/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành về quy chế quản lý hoạt động du lịch, cho các cấp chính quyền địa phương tuân thủ theo. UBND huyện Mai Châu đã thành lập Ban quản lý vùng quy hoạch phát triển điểm du lịch.

Về công tác quy hoạch, kế hoạch du lịch: Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch lớn mạnh trên địa bàn huyện Mai Châu nên các cấp chính quyền đã

có công tác xây dựng và quản lý quy hoạch kịp thời. Hàng năm đã có những đánh giá tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp với tinh hình kinh tế, điều kiện của địa phương. Chính vì thế, ngày 30/8/2016. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị Quyết số 06-NQQ/TU về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia; Quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về phê duyệt Đề án xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch: huyện Mai Châu đã chỉ đạo thực hiện nhiều công việc liên quan như: Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; tổ chức điều tra đánh giá, phân loại, xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ...kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền luôn được quan tâm, chú trọng của UBND huyện. Qua kết quả khảo sát, có 100% các cơ sở kinh doanh về du lịch được điều tra đều được tuyên tuyền phổ biến kiến thức trong kinh doanh dịch vụ.

Việc cấp phép và thu hồi giấy phép kinh doanh của huyện Mai Châu trong 3 năm 2015 – 2017, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở và người tham gia vào lĩnh vực này tăng lên đáng kể. Năm 2015 đến năm 2017, huyện Mai Châu đã cấp phép mới cho 8 cơ sở kinh doanh du lịch và thu hồi 2 trong tổng 67 cơ sở kinh doanh du lịch tại huyện.

Về kết quả quản lý nhà nước về du lịch: Kết quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong 3 năm 2015 – 2017 có nhiều những thành tựu đáng kể. Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được quan tâm sát sao. Trong năm 2015 có 82 cuộc thanh tra trong ngành du lịch đến năm 2017 số lượng tăng lên là 162 lượt. Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra các cơ sở có vi phạm trong kinh doanh du lịch để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Một số điểm du lịch đã được khách du lịch, tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt.

Từ thực trạng trên, đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu: điều kiện kinh tế - xã hội; chính sách văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch; yếu tố con người, mức độ liên kết phối hợp giữa các cơ quan ngành có liên quan. Trong các yếu tố phân tích có yếu tố về con người cần có sự quan tâm sát sao và đầu tư về công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Thứ ba, trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu. Giải pháp hướng đến hoàn thiện chính sách pháp luật, cơ cấu tổ chức, công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao nhận thức về việc làm du lịch cho người dân địa phương.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Đối với Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch, khuyến khích phát triển du lịch theo mô hình nhà nước quản lý, các cơ sở kinh doanh, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực du lịch.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch huyện Mai Châu, trước mắt bố trí nguồn vốn cho Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái hồ Hòa Bình, Khu du lịch Hang Kia Pà Cò; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Mai Châu; tập trung đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch cho địa bàn huyện.

Đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương tạo điều kiện lồng ghép các chương trình, các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch của huyện Mai Châu.

5.2.2. Đối với Ủy ban nhân tỉnh Hòa Bình

Đối với Tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu, trên cơ sở các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các luật khác, các văn bản pháp quy có liên quan đến du lịch, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp với quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác tham mưu, một mặt để UBND các cấp thể chế hóa các hoạt động xã hội hóa du lịch ở cơ sở. Mặt khác cần tích cực hóa triển khai hoạt động mô hình ở địa bàn mình phụ trách, phù hợp địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2017). Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 48/2005/TT-BNV ngày 29/4/2005 về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, Hà Nội.

3. Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2017). Báo cáo một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội chính thức năm 2016, Mai Châu, Hoà Bình.

4. Chính phủ (2007). Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Trang (2017), Bài học từ phát triển kinh tế du lịch ở một số nước, tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/bai-hoc-tu-phat-trien-kinh-te-du-lich- o-mot-so-nuoc-106539.html, tra cứu ngày 25 tháng 11 năm 2017.

6. Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Kiều Oanh (2014). Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng.

7. Nguyễn Thanh Hải (2014). Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Doan (2015). Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học kinh tế - Đại Học Quốc gia Hà Nội. Tr. 92. 9. Nguyễn Thị Phương Linh (2017). Phát triển du lịch bền vững – một số kinh

nghiệm của Thành phố Đà Nẵng. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017 tại trang: http://www.itdr.org.vn/vi/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-trong-nuoc/1507-phat- trien-du-lich-ben-vung-mot-so-kinh-nghiem-tu-da-nang.html.

10. Nguyễn Thị Thùy (2013). Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006). Giáo trình Kinh tế du lịch. NXB Lao động - Xã hôi. Hà Nội.

12. Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Mai Châu (2017). Báo cáo Tài nguyên môi trường huyện Mai Châu.

13. Quốc hội (2017), Luật số 09/2017/QH14, Luật Du lịch ngày 19/6/2017 của Quốc hội, Hà Nội.

14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2016). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, Hòa Bình.

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

16. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966). NXB. Văn học Việt Nam.

17. Thủ tướng Chính phủ nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2011). Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Hà Nội.

18. Trịnh Thái Bình (2014). Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

19. Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2017a). Báo cáo kết quả công tác Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, giai đoạn 2011-2016.

20. Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2017b). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.

21. Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2018). Báo cáo kết quả công tác Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu 6 tháng đầu năm 2018.

22. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012). Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ

(Dành cho Cán bộ Phòng Văn hóa, Thông Tin huyện, xã)

Phiếu số…... ngày phỏng vấn:………...

I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN: 1. Họ và tên cán bộ được phỏng vấn:...

2. Tuổi: ... 3. Giới tính: ...

4. Tên cơ quan/đơn vị công tác: ...

5. Chức vụ:...

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 6. Xin ông/bà cho biết về tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu hiện nay? ...

...

...

7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch địa bàn huyện hiện nay ? 7.1 Yếu tố khách quan: ...

7.2 Yếu tố chủ quan: ...

8. Sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hộ kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)