Thực trạng phát triển du lịc hở huyện Mai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 72)

4.1.2.1. Tình hình hoạt động du lịch

* Khách du lịch

Khách nội địa: Là lượng khách chính, chiếm khoảng 70% tổng số khách. Chủ yếu là khách du lịch từ Hà Nội, khách nội tỉnh, khách từ các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định,…) và các tỉnh vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,…), trong đó số đông là đối tượng học sinh, sinh viên. Mục đích chính là du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch tham quan.

Khách nội địa đến Mai Châu chủ yếu vào dịp cuối tuần, ngày nghỉ lễ, tết hàng năm. Khách nội địa thích các hoạt động đông vui, nhộn nhịp, do đó chủ yếu tập trung ở khu vực Bản Lác (xóm Lác).

Khách quốc tế: Đối tượng chính là du khách Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,…chiếm khoảng 30% lượng khách đến Mai Châu. Nguồn cung cấp khách quốc tế chủ yếu từ Hà Nội, do tiếp cận thuận lợi từ quốc lộ 6.

Khách quốc tế đến Mai Châu thường vào thời gian từ tháng 9 - 10 thời tiết mát mẻ; từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, không khí se lạnh, hoa đào, hoa mận nở. Khách quốc tế thích những trải nghiệm về văn hóa, lịch sử, sinh thái, cảnh quan tại đây.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2015 - 2017 khá cao, đạt khoảng 32%/năm. Trong tổng số lượt khách đến huyện Mai Châu, khách lưu trú chiếm khoảng 50% tổng số khách. Lượng khách du lịch đến huyện Mai Châu chiếm 13,8% tổng số lượt khách đến tỉnh Hòa Bình.

Bảng 4.1. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Lượt người

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Số lượt khách 48.990 63.687 85.649 130,00 134,48 132,22 Khách quốc tế 9.308 12.737 24.838 136,84 195,01 163,35 Khách nội địa 39.682 50.950 60.811 128,40 119,35 123,79 Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018) Khách nội địa: Đóng vai trò quan trọng, chiếm khoảng 70% lượng khách đến Mai Châu và chiếm 10,6% lượng khách nội địa đến tỉnh Hòa Bình. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2017 đạt 23,79%/năm. Khách nội địa đến Mai Châu chủ yếu du lịch tham quan, du lịch cuối tuần với thời gian lưu trú trung bình là từ 1,2 ngày.

Khách quốc tế: Chiếm khoảng 30% lượng khách đến Mai Châu, nhưng lại chiếm tới 47,8% lượng khách quốc tế tới tỉnh Hòa Bình, là huyện có lượng khách quốc tế đến cao nhất trong toàn tỉnh. Khách quốc tế đến Mai Châu chủ yếu du lịch tham quan, du lịch cộng đồng, trải nghiệm,…với thời gian lưu trú trung bình là từ 1,2 ngày.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch đến Mai Châu là 1,2 ngày, thấp hơn so với thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình (thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình là 1,4 ngày).

Từ những số liệu thống kê nhận thấy, sản phẩm du lịch Mai Châu hiện nay chủ yếu khai thác cảnh quan, giá trị văn hóa gắn với các bản làng dân tộc, là loại hình sản phẩm ưa thích đối với du khách quốc tế. Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, do các sản phẩm du lịch thiếu đa dạng, chậm đổi mới, thiếu các dịch vụ gia tăng như vui chơi giải trí và mua sắm.

* Doanh thu từ khách du lịch

Qua thống kê sơ bộ, mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế đến Mai Châu khoảng 420.000 đồng/ngày (tương đương khoảng 20 USD/ngày) đối với

khách quốc tế có lưu trú và khoảng 8 USD/ngày đối với khách quốc tế không lưu trú. Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa thấp hơn so với khách quốc tế, với mức chi tiêu bình quân khoảng 320.000 đồng/ngày (tương đương khoảng 15 USD/ngày) đối với khách nội địa có lưu trú và khoảng 4 USD/ngày đối với khách nội địa không lưu trú.

Tổng thu từ khách du lịch đến huyện Mai Châu năm 2015 đạt 95,4 tỷ đồng; chiếm 11,5% tổng thu từ du lịch của tỉnh; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2017 đạt 27,32%/năm.

Tỷ lệ tổng thu từ khách du lịch của huyện Mai Châu so với tỉnh Hòa Bình trong mấy năm qua không có sự biến động nhiều dao động trong khoảng từ 11 - 13% và vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ khách, nguyên nhân do: Sản phẩm chậm đổi mới, ít các dịch vụ gia tăng, ít sản phẩm độc đáo và cao cấp; Thời gian khách lưu trú ngắn. (Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng đồng thời với sự gia tăng lượng khách qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Doanh thu và số lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2015 - 2017

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Doanh thu (tỷ đồng) 95 118 154 124,21 130,51 127,32 Lao động (người) 390 438 495 112,31 113,01 112,66

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018) Theo các số liệu trên, trong những năm qua Mai Châu đang duy trì phát triển về du lịch tốt cả về số lượng và chất lượng. Điều này cho thấy Mai Châu đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, được ưa chuộng đối với khách quốc tế và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

* Lao động ngành du lịch

Năm 2015, huyện Mai Châu có 390 lao động ngành du lịch, chiếm 15,7% lao động ngành du lịch toàn tỉnh, trong đó có 325 lao động trực tiếp và 65 lao động gián tiếp. Tốc độ tăng trưởng lao động giai đoạn 2015 – 2017 đạt 12,66%/năm.

Trình độ lao động ngành du lịch còn nhiều hạn chế, lao động chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, chuyên môn chiếm gần 70% tổng số lao động; lao

động đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 8% lao động du lịch toàn huyện. Chất lượng lao động thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của điểm du lịch.

Biểu đồ 4.1. Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018)

4.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

* Cơ sở lưu trú

Năm 2015, huyện Mai Châu có 117 cơ sở lưu trú (5 khách sạn, 20 nhà nghỉ và 92 nhà cộng đồng), chiếm 31,3% tổng số cơ sở lưu trú toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng số cơ sở lưu trú giai đoạn 2005 - 2017 đạt 10,55%/năm. So với năm 2014, số sơ sở lưu trú ở huyện Mai Châu tăng khá nhanh (tăng 21 cơ sở lưu trú so với năm 2014).

Các khách sạn đều đạt tiêu chuẩn 1 - 2 sao. Tuy nhiên, tiêu chuẩn và chất lượng các cơ sở lưu trú chưa thống nhất, đặc biệt nhà nghỉ cộng đồng, homestay một số khu có thiết kế tốt, phù hợp với tự nhiên, tuy nhiên một số điểm phát triển theo phong trào, lợi ích do đó chất lượng không tốt.

Các cơ sở lưu trú phân bố khá đều tại điểm phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách, điển hình là một số cơ sở: Khách sạn Khoa Thanh (xã Chiềng Châu – 2 sao); Khách sạn Ngọc Bách (thị trấn Mai Châu - 2 sao); Khách sạn Mai Châu Lodge (thị trấn Mai Châu - 2 sao); Khách sạn Mai Châu Ecologe (xã Nà Phòn - 2 sao); Khách sạn Mặt Trời ở Chiềng Châu; Khách sạn Mai Châu Villas ở Mai Hịch.

390 438 495 0 100 200 300 400 500 600

Bảng 4.3. Hiện trạng cơ sở lưu trú ngành du lịch giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Cơ sở

Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển(%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Khách sạn (từ 1 đến 3 sao) 5 6 8 120,0 133,3 126,49 Nhà nghỉ, nhà có phòng cho thuê 112 128 135 114,2 105,4 109,79 Tổng cơ sở lưu trú 117 134 143 114,5 106,7 110,55

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018)

* Cở sở vui chơi giải trí

Hiện trạng cơ sở vui chơi giải trí ở Mai Châu rất ít, chỉ có một số cửa hàng cafe, karaoke tập trung ở thị trấn Mai Châu hoặc dịch vụ này được tổ chức kết hợp trong các cơ sở lưu trú. Mai Châu chưa có khu vui chơi giải trí quy mô lớn và các dịch vụ hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Tuy nhiên, ở Mai Châu có dịch vụ đốt lửa trại được du khách rất ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Dịch vụ đốt lửa trại ở Mai Châu được tổ chức khá chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

* Cơ sở ăn uống, giải khát

Các nhà hàng, cơ sở ăn uống ở Mai Châu chủ yếu kết hợp tại khách sạn, nhà nghỉ cộng đồng, chủ yếu phục vụ du khách lưu trú, nhà hàng ăn uống riêng biệt tại huyện rất ít, điển hình có một số nhà hàng: Nhà hàng Dung Hòa, nhà hàng Toàn Thắng, nhà hàng Giáp Thành, nhà hàng Hợp Thủy, nhà hàng Hải Đăng...

* Điểm dừng chân

Có 1 điểm dừng chân khu vực gần cột cờ Mai Châu (xã Thung Khe, huyện Mai Châu) là điểm phát triển tự phát, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, chụp ảnh, ngắm toàn bộ cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao cho du khách.

* Dịch vụ vận chuyển

Mai Châu đã có xe điện đến các bản làng phục vụ nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch. Các tuyến xe bus từ Thành phố Hòa Bình đi Mai Châu đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư và khách du lịch.

4.1.2.3. Phát triển không gian du lịch

Phát triển du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Mai Châu. Huyện đang tích cực khai thác hiệu quả kết cầu hạ tầng du lịch đã đầu tư và tiềm năng hiện có. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư, tìm đối tác tạo ra nguồn vốn phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tạo thành trung tâm du lịch hấp dẫn của cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Mai Châu được du khách trong và ngoài nước biết đến là điểm du lịch về văn hoá qua những bản làng. Bản Lác xã Chiềng Châu, bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu)... là nơi còn lưu giữ được nguyên vẹn những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái đã hình thành nên các điểm du lịch để phục vụ du khách. Đến với Mai Châu ngoài việc được tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tiếp nhận những tình cảm nồng ấm, thân thiện của người dân nơi đây, du khách còn có điều kiện để tìm hiểu nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người xưa trong các lễ hội: "Cầu mưa". "Xên bản xên Mường", "Chá chiêng" của dân tộc Thái và lễ hội "Gầu tào" của dân tộc Mông... Đêm đến bên bếp lửa hồng, hoà trong tiếng nhạc rộn ràng thôi thúc của điệu "Xoè trống chiêng", hay dịu dàng tươi trẻ trong "Mùa xuân bản Thái"... du khác còn được những già kể lại truyện xưa, hay truyền lại một vài trong số hơn 300 câu tục ngữ phản ánh đời sống văn hoá tinh thần của người dân.

Để những tiềm năng sẵn có trở thành thế mạnh có thể khai thác, huyện đã xây dựng kế hoạch dài hạn nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, di tích lịch của địa phương như: kiến trúc nhà ở, văn hóa văn nghệ dân gian, trang phục, văn hóa ẩm thực để đầu tư, tôn tạo, giữ gìn trở thành sản phẩm văn hoá du lịch. Đồng thời, lập quy hoạch xây dựng các điểm bản làng du lịch mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập các đội văn nghệ dân gian và khôi phục các lễ hội truyền thống để phục vụ du khách. Một mặt, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch liên kết để lên kế hoạch xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến và chương trình du lịch... quảng bá các di sản phi vật thể của địa phương tới du khách trong và ngoài nước, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc mình

Bản Lác hiện nay đang khai thác rất tốt tiềm năng du lịch cộng đồng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Bản Lác rộng khoảng 5km2, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc và đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Hiện nay, bản Lác có hơn 20 nhà nghỉ homestay rộng rãi, thoáng mát để làm dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch. Trong cuộc hành trình đến với Hòa Bình nói chung và bản Lác Mai Châu nói riêng. Du khách được ngắm nhìn những ngôi nhà sàn, với những kiến trúc cổ, có cấu tạo độc đào, mang một vẻ đẹp bình dị của vùng thôn quê. Chính vì sự độc đáo của những ngôi nhà cổ của người dân và những nhà nghỉ homestay thoáng đãng, phong cảnh bình dị đã thu hút thêm nhiều khách du lịch đến từ các thành phố ghé thăm, tìm tòi về văn hóa những con người dân tộc: Mường, Dao, Thái, Mông.

Đến đây du khách có thể thưởng các điệu múa dân tộc, lửa trại, hay các lễ hội đầu năm, thưởng thức các món ăn mang những hương vị đậm đà, cách chế biến rất đơn giản, nhưng lại mang lại giá trị ẩm thực cao như: cá suối nướng, lươn nướng, cơm lam, rau rừng – rau đồ hấp, gà rừng, lợn rừng, cùng các món ăn dân tộc khác. Ngoài ra, khi đến với Bản Lác Mai Châu du khách có thể ngắm nhìn hoặc mua những sản phẩm kỳ lạ và đẹp mắt do chính tay của con người nơi đây làm ra, từ những dụng cụ thô sơ, đến những tấm thổ cẩm có giá trị đều được bày bán để cho du khách mua về làm kỷ niêm như: quần, váy, áo, khăn, vải thổ cẩm, mõ trâu, điếu cày, lưỡi cày, cung, nỏ, ná cao su, sừng trâu, tù và, sáo trúc... đây là những khung cảnh đẹp nhất, bình dị của cảnh vật nơi đây.

Bản Lác, là điểm hẹn của những khách phương xa, với những vẻ đẹp bình an, bình thản, bình dị. Cùng sự chân thành, mến khách của người trong bản tạo cho du khách khi ra về cảm thấy bồi hồi, thương nhớ, hứa hẹn sẽ trở lại. Đó là điều thú vị khiến du lịch bản Lác ngày một nhiều khách ghé thăm.

Bản Văn là một trong những điểm du lịch cộng đồng chính của huyện. Ngoài các nhà nghỉ cộng đồng, hiện nay tại bản có 2 nhà nghỉ homestay phục vụ khách du lịch. Tại bản đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ, công trình phụ hợp vệ sinh. Các hoạt động du lịch, dịch vụ: Đi bộ tham quan bản làng, mua đồ lưu niệm,…Vào dịp đầu năm du khách được tham gia các trò chơi dân gian: "tó mặc lẻ", kéo co, "keng loong", ném còn, bắn nỏ…

Bản Pom Coọng (xóm Pom Coọng, Thị trấn Mai Châu): Là điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều khách quốc tế, những học sinh và sinh viên đam mê tìm hiểu về văn hoá các dân tộc thiểu số. Các hoạt động du lịch, dịch vụ chính: tham

quan bản làng, xem biểu diễn nghệ thuật, ngủ tại các nhà sàn, đi bộ lên đồi ngắm phong cảnh,…

Bản Bước (xóm Bước, xã Xăm Khòe): Là điểm du lịch cộng đồng thu hút khách quốc tế, hiện nay bản có 10 hộ tham gia làm du lịch, du khách có thể đến và nghỉ lại dài ngày tại bản. Trong khoảng thời gian đó, du khách sẽ được thăm quan tập quán canh tác lúa nước, làm nương, du khách có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất với bà con dân tộc nơi đây: Lên đồi kiếm bông lau làm đệm, gối; leo núi ngắm cảnh... Đêm về, người dân bản Bước đón du khách bằng những vòng xòe cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái.

Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò: Tổ chức tour đi bộ qua các khu rừng nguyên sinh, tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hệ động thực vật, ngủ tại các bản làng dân tộc người Mông, Thái, Mường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)