Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 36 - 40)

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch (Đoàn Thị Trang, 2017).

Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore (Đoàn Thị Trang, 2017).

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát

triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012) (Đoàn Thị Trang, 2017).

Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…(Đoàn Thị Trang, 2017).

Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore” (Đoàn Thị Trang, 2017).

Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing (Đoàn Thị Trang, 2017).

Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, của tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu nói riêng (Đoàn Thị Trang, 2017).

2.1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Thái Lan

thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Ngành du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ…(Đoàn Thị Trang, 2017).

Năm 2005, Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp không khói này với mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế, đem về 409 tỷ baht (tương đương khoảng 10 tỷ USD). Thái Lan đặt mục tiêu đạt 20 triệu khách quốc tế vào năm 2008 (Đoàn Thị Trang, 2017).

Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tư vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh doanh Du lịch Bangkok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ… Sự hoạt động của TAT rất đạt hiệu quả, bởi có chiến lược và biết tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá, sau đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các hoạt động du lịch; qua đó, liên tục đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt từ các chính sách, chiến lược cho đến các chiến dịch, chương trình xúc tiến quảng bá từng thị trường khách cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định (Đoàn Thị Trang, 2017).

Trong nhiều năm liên tục, một trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng như: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand… Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và dần tăng trưởng trở lại (Đoàn Thị Trang, 2017).

Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cường, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự

bùng nổ du lịch đó đã mang đến cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch như vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu phát triển du lịch, tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân bằng, khuyến khích phát triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch (Đoàn Thị Trang, 2017).

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, TAT đã đưa ra các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo như sau: Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững; Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch; Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch; Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng (Đoàn Thị Trang, 2017).

Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra, đối với các vấn đề liên quan đến du lịch, Thái Lan cũng có những chính sách cụ thể như: đối với Hàng không; giao thông đường bộ; du lịch đường biển; vấn đề thủ tục visa và cảnh quan, môi trường du lịch...

2.1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Malaysia

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin (Đoàn Thị Trang, 2017).

Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chinh phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước chúng ta một bước dài trong công tác

phát triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực với việc thu hút trung bình từ 14 - 15 triệu lượt du khách quốc tế/năm, với thời gian lưu trú trung bình của mỗi du khách vào khoảng 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, Hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Thị trường thu hút khách trọng điểm là các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore, Thái Lan; chú trọng khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Anh…(Đoàn Thị Trang, 2017).

Ngoài ra, Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi lượng khách quốc tế từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 15,7 triệu lượt người năm 2004; doanh thu từ du lịch đạt hơn 12 tỷ USD, tỷ trọng du lịch trong GDP là 5,6%, xếp hàng thứ 2 trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước (Đoàn Thị Trang, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)