Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường
a. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan là các các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, pháp luật, chính trị… các doanh nghiệp không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình mà chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
-Các yếu tố văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu. Trong đó yếu tố văn hóa đầu tiên cần quan tâm là văn hóa tiêu dùng của khách hàng vì đây là yếu tố quyết định đến việc mua hàng và lợi ích tiêu dùng hàng hóa của khách hàng. Tại các
quốc gia khác nhau văn hóa tiêu dùng cũng rất khác nhau.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Yếu tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước và nước ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Yếu tố luật pháp cũng chi phối nhiều đến khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Trong khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến:
+ Các quy định và pháp luật của Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan, quy định về mặt hàng xuất khẩu, quản lý ngoại tệ;
+ Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia;
+ Quy định về xuất nhập khẩu của các nước mà Việt Nam có quan hệ làm ăn;
+ Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế như Incoterm 2000, luật bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế…
-Môi trường kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thuế quan. Đây là các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, khả năng tiêu dùng của dân cư, qua đó tác động đến khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Mỹ giảm nhiều khi nước này lâm vào khủng hoảng sau thảm họa 11-9. Trong khi lạm phát và sự ổn định tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và khả năng thành công của từng chiến lược, từng thương vụ cụ thể, thì hệ thống thuế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng giá cả.
-Các yếu tố tự nhiên và công nghệ
Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng và do vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn cung ứng, mặt hàng được mua, khối lượng xuất khẩu trong từng chuyến.
+ Vị trí địa lý của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn hàng, chẳng hạn như việc nhập khẩu khối lượng lớn mặt hàng hóa từ các nước vùng biển sẽ có chi phí vận chuyển thấp hơn.
+ Thời gian để thực hiện hợp đồng có thể bị kéo dài do một trận bão. + Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn sẽ làm thuận lợi cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng.
-Các yếu tố cơ sở hạ tầng
Các yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu: + Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện vận tải sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là họat động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong công việc thanh toán, huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C.
+ Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại trong trường hợp rủi ro xảy ra. . Trần Minh Đạo (2003).
b. Các yếu tố chủ quan
Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ… Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo: Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường
có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh đạo có tính tiên phong, ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường thích chinh phục những thị trường mới.
doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu
dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thỏa mãn được yêu cầu đó. Thị phần của doanh nghiệp, mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị sản phẩm bán ra cũng cần được xem là các nội dung phân tích về thế mạnh, điểm yếu của sản phẩm.
- Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực có vai
trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người, tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chất lượng sản phẩm: Ngày nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc sản
xuất luôn gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: chất lượng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu (sản phẩm có chất lượng cao sẽ bán được giá cao hơn) vì vậy chất lượng là giá trị được tạo thêm.
Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng đối với người tiêu dùng mục đích mua hàng trước hết họ nghĩ tới khả năng hàng hoá thoả mãn nhu cầu của họ và hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, xây dựng sản phẩm có chất lượng tốt cũng là cách doanh nghiệp tạo dựng khách hàng và giữ chữ tín tốt nhất.
- Giá cả sản phẩm
Trong cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp có thể
sử dụng giá cả như công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao các doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng hoá. Giá bán sản phẩm là một vũ khí lợi hại mà các doanh nghiệp sử dụng. Cạnh tranh sẽ làm giảm giá nhưng chi phí yểm trợ cho bán hàng lại tăng lên. Kết quả là người tiêu dùng có lợi nhưng doanh nghiệp lại tổn thương. Để có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đầu tư vốn nhiều cho công tác yểm trợ.
Tuy nhiên, không phải giá rẻ mà có thể được người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến. Vì vậy, khi xây dựng giá bán sản phẩm cần nhận thức rằng: giá cả là một yếu tố thể hiện chất lượng. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hoá thông qua giá của nó khi đứng trước những hàng hoá cùng loại hoặc thay thế. Do đó, giá cả thấp không phải lúc nào cũng tiêu thụ được nhiều hàng hoá.
- Hình thức bán và phân phối sản phẩm: Để mở rộng và chiếm lĩnh thị
trường, các doanh nghiệp cần tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp. Do đó, một doanh nghiệp nếu áp dụng tổng hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán hàng tại kho, tại cửa hàng, bán trả góp,… tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn so với doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nhất định nào đó. Các doanh nghiệp cũng nên linh hoạt trong các hình thức bán hàng nhằm tạo mọi lợi nhuận cho người mua hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hơn.
- Chiêu thị: Mục đích của quảng cáo là quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm
cho người tiêu dùng, giúp tăng cường công tác tiêu thụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ sản phẩm, tác động một cách ý thức đến người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là khi tiến hành quảng cáo cần định hướng nhằm vào ai? Cần tác động đến ai? Phương tiện, hình thức quảng cáo nào? Thời điểm nào có thể thu hút được nhiều đối tượng mục tiêu nhất? Như vậy, quảng cáo phải có tính nghệ thuật, thiết thực, mang nhiều ý nghĩa, phải kích thích nhu cầu của đối tượng quảng cáo. Khi tiến hành quảng cáo, các doanh nghiệp phải tính toán chi phí quảng cáo, đồng thời phải dự toán được hiệu quả do quảng cáo mang lại. . Trần Minh Đạo (2003).