2.1.3.1. Công tác quy hoạch
Theo Trương Nam Thuận (2015): Quy hoạch là một công cụ để làm một việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thích đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụ giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để phá hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường.
Như vậy, có thể hiểu quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng được quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Vì vậy, công tác lập quy hoạch chi tiết các khu tái định cư phải được xây dựng từ địa phương (xã, thị trấn) nhưng đảm bảo sự hài hòa, phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và quy hoạch chung của huyện.
Các địa phương có dân sinh sống trong vùng xung yếu căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, căn cứ nhu cầu di chuyển của các hộ dân, căn cứ quỹ đất của địa phương quản lý để xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư cho giai đoạn trước mắt và định hướng trong thời gian dài, sau đó xin ý kiến thẩm định của các ngành có liên quan trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Quy hoạch chi tiết được triển khai cho từng điểm tái định cư riêng biệt với mục đích cụ thể hóa các hạng mục đầu tư cho nhu cầu tái định cư được xác định trong quy hoạch tổng thể của địa phương. Nội dung chính của quy hoạch chi tiết bao gồm:
Quy hoạch chi tiết mặt bằng khu, điểm tái định cư.
Quy hoạch bố trí các điểm dân cư và khu chức năng nông thôn.
Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khu tái định cư: Giao thông, điện, cấp thoát nước sinh hoạt; các công trình kiến trúc công cộng: Trụ sở, trường học các cấp, trạm xá, chợ, bến xe,…
Quy hoạch sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế phục hồi và ổn định thu nhập.
Quy hoạch chi tiết được phê duyệt là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác di dân.
2.1.3.2. Công tác tổ chức thực hiện dự án di dân
Theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức thực hiện dự án cụ thể như sau:
a. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan thường trực Chương trình bố trí ổn định dân cư: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư; lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định; xây dựng kế hoạch bố trí ổn định dân cư hàng năm, 5 năm để tổng hợp trình Thủ tướng phê duyệt;
- Xây dựng dự toán kinh phí chỉ đạo thực hiện chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc bố trí vốn cho chương trình bố trí ổn định dân cư;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách thực hiện bố trí ổn định dân cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng và thực hiện một số mô hình bố trí ổn định dân cư theo đặc thù từng vùng, từng đối tượng để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng;
- Chủ trì xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về bố trí ổn định dân cư và phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo trong việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác bố trí dân cư các cấp;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các địa phương; đề xuất các giải pháp để tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả Chương trình Bố trí dân cư.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí vốn đầu tư phát triển cho Chương trình bố trí dân cư để thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm;
- Thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về phân bổ vốn cho các ngành, địa phương và ghi thành danh mục riêng trong kế hoạch hàng năm để thực hiện;
- Hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn với các dự án thuộc Chương trình bố trí dân cư.
+ Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho Chương trình bố trí dân cư theo kế hoạch hàng năm;
- Thực hiện cấp phát, theo dõi cấp phát, hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình bố trí dân cư;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư.
+ Bộ Quốc phòng
Chủ trì thực hiện các dự án thuộc Chương trình bố trí dân cư tại các khu kinh tế quốc phòng.
+ Các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình bố trí dân cư.
b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Trên cơ sở quy hoạch bố trí các điểm dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư trên cơ sở thỏa thuận về mục tiêu, giải pháp, tổng mức vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Bố trí dân cư hàng năm và 5 năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn với Chương trình Bố trí dân cư.
- Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình Bố trí dân cư; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án cụ thể trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Bố trí dân cư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên ngành bố trí dân cư tại địa phương; ưu tiên bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bố trí dân cư cấp huyện và bán chuyên trách cấp xã để tổ chức thực hiện Chương trình có hiệu quả.
c. Đối với cấp huyện:
Ủy ban nhân dân các huyện có dự án căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng Đề án di dân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể) để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.
Chỉ đạo phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao quản lý về lĩnh vực bố trí dân cư:
- Tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã và trả giấy hẹn ngày nhận kết quả ngay khi tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp nộp trực tiếp);
- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án; đồng thời gửi Quyết định nêu trên đến các cấp, ban ngành có liên quan.
- Cấp huyện phải xây dựng kế hoạch, thành lập tổ công tác, giao các phòng ban liên quan của huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã triển khai các bước:
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; vận động các hộ gia đình thực hiện di chuyển và được hưởng các chính sách theo quy định.
+ Rà soát, phân loại các nhóm đối tượng để họp với các hộ dân.
+ Tiến hành kiểm đếm đất đai, tài sản, hoa màu trên đất để xây dựng phương án hỗ trợ.
+ Ban hành mẫu đơn tự nguyện xin di chuyển và hướng dẫn các hộ gia đình làm hồ sơ, thủ tục thu hồi đất tại vùng xung yếu ngoài đê; giao đất tại khu tái định cư theo quy định.
+ Thực hiện tạm ứng một phần kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình khi nhận đất, xây dựng nhà tại khu tái định cư và thanh toán toàn bộ kinh phí hỗ trợ khi hoàn thành việc di chuyển, có biên bản bàn giao đất tại nơi ở cũ cho địa phương quản lý.
- Đề xuất với UBND tỉnh và chủ động ban hành các giải pháp đồng bộ như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn, việc làm, tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần, … để các hộ dân sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng dân cư của nơi ở mới.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân các huyện cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban của huyện, Ủy ban nhân dân các xã để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đúng quy định; chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của huyện; báo cáo kết quả theo định kỳ và phản ảnh, đề xuất các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời.
d. Đối với cấp xã:
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; thành lập Ban chỉ đạo của xã tiếp nhận và phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo của huyện để tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên quan tâm, tiếp xúc để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân mới chuyển đến đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và thể thao để các hộ yên tâm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. - Tổ chức tuyên truyền, vận động: Căn cứ vào kế hoạch bố trí, ổn định dân cư được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động (bằng nhiều hình thức qua hệ thống loa truyền thanh, họp
dân, niêm yết công khai tại các nơi sinh hoạt cộng đồng) để người dân thuộc diện bố trí ổn định hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Chương trình bố trí dân cư và mục tiêu dự án, phương án.
Tổ chức họp các hộ dân trong thôn thuộc vùng dự án, phương án để thực hiện các nội dung:
- Phổ biến chủ trương, kế hoạch bố trí, ổn định dân cư, công khai chính sách, chế độ được hỗ trợ;
- Hướng dẫn các chủ hộ làm đơn tự nguyện tham gia vào các dự án bố trí, ổn định dân cư và phương án bố trí dân cư xen ghép;
- Lập danh sách các hộ dân có đơn tham gia dự án, phương án.
Thành lập Hội đồng bình xét hộ tham gia dự án, phương án gồm: đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong xã và đại diện chủ dự án để thực hiện các nội dung sau:
- Thông báo danh sách các hộ có đơn tham gia dự án, phương án;
- Tiến hành bình xét và lập danh sách các hộ đáp ứng tiêu chí của dự án, phương án;
- Công khai danh sách hộ được bố trí, ổn định dân cư (niêm yết danh sách tại nơi trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi sinh hoạt công cộng, qua hệ thống truyền thanh của địa phương) và giải quyết các kiến nghị. Sau 15 ngày kể từ khi công khai danh sách, hoàn thiện danh sách gửi về Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Gửi 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án qua đường bưu điện hoặc trực tiếp, hồ sơ bao gồm:
- Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư;
- Biên bản họp bình xét hộ dân được bố trí, ổn định; - Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư; - Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ Quyết định bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thông báo danh sách các hộ được bố trí, ổn định dân cư.
Tổ chức triển khai thực hiện bố trí, ổn định các hộ dân đến khu tái định cư, xen ghép theo dự án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
hướng dẫn các hộ tổ chức phát triển sản xuất, ổn định đời sống và xây dựng nhà ở theo quy hoạch;
Lập biên bản nghiệm thu số hộ tham gia dự án, phương án.
2.1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát
Theo Đặng Nguyên Anh (2006): Kiểm tra, giám sát là việc giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, các ách tắc của tổ chức trong quá trình hoạt động để có giải pháp xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa tổ chức đạt đến mục tiêu. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng của hoạt động quản lý.
Cũng có thể nói kiểm tra trong quản lý là quá trình theo dõi giám sát, đo lường, đánh giá diễn biến và kết quả đạt được của các hoạt động, đồng thời tiến hành các biện pháp sửa chữa, uốn nắn, khắc phục những sai lệch cần thiết. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh của tổ chức.
Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách, mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Ngoài ra, kiểm tra còn có các vai trò:
- Chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý để đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao;
- Là nhu cầu khách quan của mọi thành viên để tránh sự đổ lỗi về trách nhiệm, đồng thời đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo;
Như vậy, có thể nói rằng "không có kiểm tra là không có quản lý". + Một số nguyên tắc kiểm tra cơ bản:
- Kiểm tra phải mang tính khách quan. Công tác kiểm tra cần tôn trọng các sự vật, hiện tượng một cách khách quan. Không nên đưa ra ý kiến chủ quan của