3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Quỳnh Phụ có 38 xã, thị trấn, trong đó 14 xã, thị trấn có sông quốc gia (sông Luộc và sông Hóa) chảy qua. Các xã, thị trấn trên đều có diện tích bãi sông khá lớn, là nơi sinh sống và canh tác của rất nhiều hộ dân. Đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại 3 xã: Quỳnh Lâm, An Khê và xã An Thanh, là 3 xã có số lượng các hộ dân đang sinh sống ở khu vực xung yếu lớn nhất của huyện
(chiếm khoảng 57% tổng số hộ dân sống ở vùng xung yếu của toàn huyện). Tổng
số mẫu được chọn là 90 hộ trong đó xã Quỳnh Lâm 60 hộ (50 hộ đã di chuyển và 10 hộ chưa di chuyển), xã An Khê 30 hộ và xã An Thanh 30 hộ.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Thông qua phân tích định tính từ các thông tin, tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước và địa phương, Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã công bố, Đề tài, Luận văn, Luận án, bài báo trên các tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề có liên quan đến quản lý di dân vùng xung yếu.
Số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương, tình hình dân số, lao động, kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế, quản lý ngân sách của huyện Quỳnh Phụ; số hộ dân đang sống trong vùng xung yếu; các văn bản chính sách có liên quan, ..., những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quỳnh Phụ, Chi cục Phát triển Nông thôn – Sở Nông nghiệp & PTNT, các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học đã được công bố, ... Các số liệu này được thu thập bằng cách: Tìm, sao chép, đọc, phân tích và trích dẫn.
Bảng 3.3. Loại thông tin thứ cấp và nguồn thu thập
Thông tin Nơi thu thập
1. Các vấn đề lý thuyết tài liệu, số liệu về quản lý di dân vùng xung yếu:
- Một số khái niệm cơ bản;
- Vai trò của việc quản lý di dân vùng xung yếu;
- Nội dung của việc quản lý di dân vùng xung yếu;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý di dân vùng xung yếu;
- Các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học đã được công bố
2. Các kinh nghiệm trong quản lý di dân vùng xung yếu trên thế giới và ở VN.
- Các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học
3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
- UBND huyện Quỳnh Phụ.
4. Các nộ dung khác có liên quan: - Các văn bản, chỉ thị, thông tư hướng dẫn về cơ chế chính sách trong công tác quản lý di dân vùng xung yếu của các cấp (của nhà nước và của địa phương). - Tình hình di dân và quản lý di dân ở các vùng xung yếu của huyện.
- Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, các địa phương nghiên cứu.
- Niên giám thống kê.
- Các cơ quan Nhà nước có liên quan trong quá trình nghiên cứu: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục kinh tế hợp tác & PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Quỳnh Phụ, các phòng ban có liên quan của huyện: Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ, Chi cục Thống kê huyện, Phòng tài nguyên & MT huyện, UBND các xã được điều tra, vv…
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
+ Xây dựng phiếu điều tra: Trên cơ sở các thông tin, số liệu cần cung cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tiến hành xây dựng bộ phiếu điều tra (gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp) cho các đối tượng điều tra.
+ Đối tượng điều tra: Là các hộ gia đình đã và đang sống trong vùng xung yếu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong công tác quản lý di dân như: Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện, cán bộ làm công tác quản lý dự án di dân của huyện, lãnh đạo các xã, cán bộ tổ chức đoàn thể, ....
Bảng 3.4. Đối tượng khảo sát, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát
Đối tượng khảo sát Số
mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát
1. Cán bộ chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực di dân:
- Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Cán bộ trong Ban quản lý dự án di dân của huyện.
01
01
+ Phỏng vấn sâu.
+ Các nội dung khảo sát:
- Tình hình quản lý vùng xung yếu. - Các kết quả đạt được.
- Các thuận lợi, khó khăn.
- Đánh giá về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hộ di dân.
2. Lãnh đạo địa phương: - Lãnh đạo huyện: + Phó Chủ tịch UBND huyện; + Trưởng phòng NN & PTNT. - Lãnh đạo xã. - Cán bộ thôn/xóm. 02 03 06 + Phỏng vấn sâu.
+ Các nội dung khảo sát:
- Phương hướng, kế hoạch trong công tác quản lý di dân vùng xung yếu. - Đánh giá về công tác ban hành và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ di dân của các cấp.
- Các thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Các kiến nghị, đề xuất. 3. Cán bộ các tổ chức đoàn thể:
- Hội nông dân. - Hội phụ nữ.
02 01 01
+ Thảo luận.
+ Các nội dung thảo luận:
- Đánh giá về việc triển khai thực hiện. - Sự phối hợp giữa các bên.
4. Các hộ dân. Trong đó:
- Đã di chuyển vào khu tái định cư. - Chưa di chuyển vào khu an toàn. + Chia theo địa phận các xã: - Xã Quỳnh Lâm. - Xã An Khê. - Xã An Thanh. 120 50 70 60 30 30
+ Thảo luận nhóm và Phỏng vấn theo bộ câu hỏi:
+ Các nội dung khảo sát: - Đặc điểm của các hộ.
- Thực trạng điều kiện sống hiện nay của các hộ.
- Thực trạng việc di dân và quản lý di dân của chính quyền địa phương. - Đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đối với thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel, máy tính, … làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu chỉ số tuyệt đối, bình quân nhằm phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác di dân của huyện. Sau khi thông tin, số liệu đã được xử lý sẽ tổng hợp xây dựng thành các bảng, biểu đồ, đồ thị, dùng các chỉ tiêu để phân tích định lượng, định tính về thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai.
Phương pháp thống kê so sánh: So sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị hành chính cấp xã. Tác giả dùng phương pháp thống kê so sánh để phân tích các vấn đề nghiên cứu giữa các mốc thời gian, giữa các địa điểm, giữa các nội dung và khía cạnh liên quan, nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình; kết quả thực hiện các dự án di dân được tính toán, đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, có so sánh mức độ đạt được của các chỉ tiêu để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm vùng xung yếu và đặc điểm của các hộ di dân vùng thiên tai
- Số xã có vùng xung yếu trên địa bàn huyện; - Diện tích vùng xung yếu của từng xã.
- Tổng diện tích vùng xung yếu của toàn huyện. - Tổng số các hộ dân.
- Mức độ ảnh hưởng.
- Tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa của chủ hộ - Số nhân khẩu, lao động của hộ
- Bình quân nhân khẩu, lao động/hộ; - Diện tích đất ở + vườn, ao của các hộ.
* Các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp của hộ
- Diện tích đất nông nghiệp của hộ;
- Diện tích đất sản xuất, ngành nghề khác của hộ.
* Các chỉ tiêu về ổn định đời sống của hộ
- Số vốn (bao gồm cả vốn tự có, vốn vay, …). - Tổng nguồn lực về kinh tế.
- Tình trạng về nhà ở vùng xung yếu.
* Các chỉ tiêu định tính về sản xuất và đời sống của hộ
- Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong sản xuất: Thiếu đất sản xuất, hạn chế về kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn sản xuất, dịch bệnh đối với vật nuôi, …
- Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong đời sống: Thiếu nước sinh hoạt, thiếu điện, khó khăn về nhà ở, đất ở, thiếu thông tin, đi lại khó khăn, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu,…
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng và kết quả quản lý di dân vùng xung yếu
- Công tác quy hoạch: Số lượng, mức độ hài lòng về công tác quy hoạch, mức độ hiểu biết của người dân về quy hoạch.
- Công tác tổ chức thực hiện dự án: Mức đầu tư cơ sở hạ tầng, mức độ hài lòng về đề án, các hoạt động tuyên truyền, công tác tiếp nhận đơn, công tác kiểm đếm, công tác di chuyển và ổn định cuộc sống.
- Công tác kiểm tra, giám sát: Số lượng, kết quả các đợt kiểm tra, giám sát. - Công tác đánh giá, báo cáo trong quá trình thực hiện dự án.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng + Các chỉ tiêu về cơ chế chính sách.
- Số lượng, chất lượng các chính sách liên quan đến di dân. - Mức độ hiểu biết và đồng tình với chính sách của các hộ dân. - Số lượng các hộ biết về cơ chế, chính sách.
+ Các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên.
- Số liệu về đất ở của các hộ.
- Số hộ được vay vốn ưu đãi.
- Mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng vùng tái định cư.
+ Các chỉ tiêu về điều kiện xã hội.
- Trình độ văn hóa của các hộ dân.
+ Các chỉ tiêu về năng lực của các cấp chính quyền.
- Hệ thống tổ chức của bộ máy thực hiện dự án.
- Đánh giá của các hộ dân về năng lực, trách nhiệm của cán bộ.
+ Các chỉ tiêu về đối tượng di chuyển.
- Nguồn lực kinh tế của các hộ dân. - Độ tuổi trung bình của các hộ.
3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả việc quản lý di dân vùng xung yếu
- Kết quả thực hiện công tác di dân những năm gần đây. - Tỷ lệ hộ hài lòng với cuộc sống mới tại khu tái định cư, …
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG DÂN CƯ VÙNG XUNG YẾU NGOÀI ĐÊ CỦA HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Đặc điểm chung vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ
Huyện Quỳnh Phụ có phía Bắc và phía Đông được bảo vệ bởi 2 tuyến đê Trung ương là tuyến đê Hữu sông Luộc (đê Hữu Luộc) dài 19,5km và tuyến đê Hữu sông Hóa (đê Hữu Hóa) dài 16,0km. Hai tuyến đê trên địa bàn huyện kéo dài từ xã Quỳnh Ngọc (tiếp giáp với huyện Hưng Hà) đến xã An Mỹ (tiếp giáp với huyện Thái Thụy).
Hai tuyến đê chạy qua địa phận 14 xã của huyện là: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thọ, An Đồng, An Khê, An Thái, An Cầu, An Ninh, An Bài, An Thanh, An Mỹ.
Các tuyến đê trên đã phân chia diện tích tự nhiên của 13/14 xã làm 2 phần riêng biệt: Diện tích phía trong đê (khu vực nội đồng) và diện tích ngoài đê (khu vực bãi sông – vùng xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao). Riêng với xã Quỳnh Lâm, do diện tích tự nhiên của xã nằm hoàn toàn ngoài đê chính trung ương, phần tiếp giáp với sông Hữu Luộc được bảo vệ bởi hệ thống đê bối khá chắc chắn nên sự phân chia diện tích khu vực nội đồng và khu vực bãi sông, vùng xung yếu dựa trên ranh giới là hệ thống đê bối.
Như vậy, vùng xung yếu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ được xác định là toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên nằm phía ngoài các tuyến đê trung ương (Hữu Luộc và Hữu Hóa). Riêng đối với xã Quỳnh Lâm thì vùng xung yếu là toàn bộ diện tích đất tự nhiên nằm phía ngoài hệ thống đê bối.
Đây là khu vực thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp của dòng chảy với cường độ rất mạnh, biến động liên tục và đặc biệt là luôn trong tình trạng thiếu phù sa nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị bào mòn, sạt lở, nhất là vào mùa mưa bão hàng năm.
Theo kết quả phỏng vấn ông Lê Nguyên Hoài, Chi cục phó – Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình thì diện tích đất vùng bãi sông của huyện Quỳnh Phụ bị mất đi do xói mòn, sạt lở là
khá lớn, trung bình mỗi năm là 3.500m2 và hàng năm, tỉnh cũng đã phải dành một phần ngân sách khá lớn để khắc phục tình trạng sạt lở này.
- Nhận xét, đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý
Hộp 4.1: Nhận xét, đánh giá về tình trạng sạt lở của huyện Quỳnh Phụ trong những năm qua
Hiện nay, do sự biến đổi của dòng chảy, hiện tượng sạt lở vẫn đang diễn ra phổ biến vào mùa mưa, bão tại nhiều đoạn đê trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ nhất là vào những năm có mưa, bão, lũ lớn, xuất hiện với tần suất ở mức cao.
Diện tích bãi của huyện Quỳnh Phụ đang có sự suy giảm đáng kể, với mức sạt lở trung bình là 0,1m/năm thì mỗi năm diện tích bãi của toàn huyện Quỳnh Phụ giảm khoảng 3.500m2. Trung bình mỗi năm, ngân sách nhà nước phải đầu tư một khoản ngân sách khá lớn (khoảng 40 tỷ đồng) để phục vụ việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều, đặc biệt là các công trình chống xói lở bờ sông.
Về lâu dài, việc bảo vệ tính mạng của các hộ dân và diện tích vùng bãi cần, các cấp chính quyền cần phải lập kế hoạch và thực hiện một cách toàn diện và bền vững.
Ông: Lê Nguyên Hoài
Chức vụ: Chi cục phó – Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh.
Đây là một con số rất đáng quan tâm vì theo thời gian ngoài việc bị mất vĩnh viễn một diện tích đất khá lớn còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình đang sống trong các khu vực xung yếu, ngoài ra nó còn uy hiếp an toàn của đến hệ thống đê điều trên quy mô toàn huyện.
Bên cạnh đó, việc đầu tư ngân sách để nâng cấp, tu sửa hệ thống đê điều hàng năm là khá lớn (khoảng 40 tỷ đồng) nhưng việc đầu tư này chủ yếu để xây dựng, duy tu các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, nên chỉ mang tính xử lý tình huống khẩn cấp, trước mắt, chưa phải biện pháp bền vững, lâu dài, chưa giải quyết được triệt để vấn đề an sinh đối với các hộ dân vùng xung yếu.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ và kết quả rà soát tại các xã duyên giang, diện tích và số hộ dân đang sinh sống ở vùng xung yếu của các xã trong huyện được tổng hợp như sau: